Cách Yêu Thương: Thiền Sư Phật Giáo Thích Nhất Hạnh Nói Về Việc Làm Chủ Nghệ Thuật “Tương Tức”

cach-yeu-thuong-thien-su-phat-giao-thich-nhat-hanh-noi-ve-viec-lam-chu-nghe-thuat-tuong-tuc

Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương” – rằng để yêu thương người khác có nghĩa là hoàn toàn hiểu được sự đau khổ của người đàn ông hoặc người đàn bà ấy.

Dịch từ “How to Love: Legendary Zen Buddhist Teacher Thich Nhat Hanh on Mastering the Art of “Interbeing”” của Maria Popova

“Để yêu thương mà không làm tổn thương người chúng ta hướng đến.”

Yêu thương, một cách chính xác, nó là gì? Chúng ta đã áp đặt sự định nghĩa tốt nhất của mình lên nó; chúng ta đã xem xét nó trong phạm trù tâm lý học và phác họa nó trong các khung triết học; chúng ta thậm chí nghĩ ra một phép toán để đạt được nó. Nhưng chưa có một ai từng nhận lấy sự chấp nhận toàn tâm này biết rằng tình yêu còn có một bí ẩn – có lẽ là thứ bí ẩn đối với trải nghiệm của toàn nhân loại.

Việc học cách chạm trán bí ẩn này với toàn bộ tính thực tại của sự tồn tại con người – để thể hiện trước mặt nó một ý định hoàn toàn rõ ràng – là điệu nhảy của cuộc đời.


Thích Nhất Hạnh

Đó là những gì mà Thiền sư Phật Giáo, thầy giáo, và nhà hoạt động vì hòa bình Thích Nhất Hạnh (sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926) giải trình trong Cách Yêu Thương (How to love) – một bộ sưu tập ngắn với những từ ngữ đơn giản, tổng hợp những cái nhìn trí huệ rộng lớn về loại tiềm năng phức tạp nhất và đáng tán thưởng nhất của con người.

Thật ra, theo tập quán của cách giảng dạy nhà Phật, thầy Nhất Hạnh chia sẻ một cách ít ỏi những thứ rõ ràng, và sử dụng từ ngữ cơ bản và phép ẩn dụ để gán với những mối quan tâm cơ bản nhất của tâm hồn. Để nhận được sự giảng dạy của thầy, chúng ta phải linh hoạt để không chìm đắm trong căn bệnh mang tên giễu cợt, cơ chế tự bảo vệ bản thân không hoàn thiện của chúng ta, thứ sẽ bỏ qua nhanh chóng bất cứ thứ gì chân thành và chân thật như giản dị hoặc ngây thơ – thậm chí nếu, hoặc chính xác rằng là bởi vì, chúng ta biết rằng tất cả mọi sự thật trần trụi và sự chân thành hóa ra đều đơn giản bởi đức hạnh của việc trở nên chân thành và thành thật.

Cốt lõi trong cách giảng dạy của thầy Nhất Hạnh là ý nghĩ rằng “thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương” – rằng để yêu thương người khác có nghĩa là hoàn toàn hiểu được sự đau khổ của người đàn ông hoặc người đàn bà ấy. (“Đau khổ” nghe khá bi thảm, nhưng trong Phật Giáo từ này nói về bất kỳ nguồn gốc nào của sự bất toại nguyện sâu xa – có thể là về sinh lý, cảm xúc tâm lý hoặc tinh thần.) Thấu hiểu, trên hết, là thứ mọi người cần – nhưng thậm chí khi chúng ta hiểu thấu được điều này theo cách lý thuyết, chúng ta như một thói quen còn vương vấn quá nhiều trong sự hẹp hòi của những cố chấp để có thể yêu cầu một sự thấu hiểu rộng mở như thế. Thầy làm rõ sự bất xứng này với một phép ẩn dụ thích hợp:

“Nếu bạn bỏ một nhúm muối vào trong một cốc nước, nước trở nên không uống được. Nhưng nếu bạn bỏ muối vào trong một dòng sông, chúng ta vẫn có thể tiếp tục sử dụng nước để nấu ăn, giặt giũ, và uống nó. Dòng sông thì rộng lớn, và nó có khả năng nhận, giữ, và chuyển hóa. Khi trái tim của chúng ta nhỏ bé, sự thấu hiểu và lòng thương cảm của chúng ta bị giới hạn, và chúng ta đau khổ. Chúng ta không thể chấp nhận hoặc tha thứ người khác cũng như là những sơ sót của họ, và chúng ta yêu cầu họ thay đổi. Nhưng khi trái tim chúng ta rộng mở, những thứ như thế không khiến chúng ta đau khổ thêm được nữa. Chúng ta có nhiều khả năng thấu hiểu và lòng thương cảm hơn và có thể gắn bó với những người khác. Chúng ta chấp nhận người khác bởi chính bản thân họ, và sau đó, họ có cơ hội để thay đổi.”

 Illustration from Hug Me by Simona Ciraolo

Câu hỏi bây giờ đã trở thành “cách mở rộng trái tim của bản thân”, bắt đầu với việc tham gia thấu hiểu và chứng kiến nỗi đau của chính ta:

“Khi chúng ta nuôi dưỡng và hỗ trợ niềm hạnh phúc của chính bản thân, chúng ta đang nuôi dưỡng khả năng yêu thương của chính mình. Đó là lý do tại sao yêu thương là học nghệ thuật nuôi dưỡng niềm hạnh phúc.

Thấu hiểu sự đau khổ của ai đó là món quà tốt nhất bạn có thể kính tặng người khác. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không chịu thấu hiểu, bạn không thể yêu thương.”

Và bởi vì yêu thương chưa được xem là một “tương tác động lực,” chúng ta đã định hướng sự thấu hiểu – sự hiểu lầm – vào những năm tháng còn trẻ trung của cuộc đời, bằng việc thẩm thấu và mô phỏng hơn là việc sáng tạo có ý thức. Nói lại những gì mà ngành tâm lý học đang phát triển của phương Tây biết về vai trò của “sự cộng hưởng thực chứng” trong việc học cách yêu thương, thầy Thích Nhất Hạnh viết:

“Nếu cha mẹ không yêu thương và thấu hiểu lẫn nhau, làm cách nào mà chúng ta biết được yêu thương là gì? … Gia tài đúng đắn nhất mà cha mẹ có thể gửi gắm cho con cái là niềm hạnh phúc của chính họ. Cha mẹ có thể sẽ để lại tiền bạc, nhà cửa, đất đai, nhưng họ có thể không phải là những người hạnh phúc. Nếu chúng ta có được những người cha, người mẹ hạnh phúc, chúng ta đã nhận được gia tài giàu có nhất.”

Illustration by Maurice Sendak from Open House for Butterflies by Ruth Krauss

Thầy Thích Nhất Hạnh chỉ ra sự khác biệt quan trọng giữa sự cuồng si, thứ thay thế bất kỳ sự thấu hiểu thực sự nào bằng một điều tuyệt vời mà một người có thể dành cho chúng ta, với tình yêu chân thật:

“Thông thường, chúng ta đeo đuổi người khác không phải bởi vì chúng ta thực sự yêu thương và thấu hiểu họ, mà để khiến chúng ta không đau khổ. Khi chúng ta học cách yêu thương và thấu hiểu người khác và có một sự thương cảm cho chính bản thân mình, chúng ta có thể thực sự yêu thương và thấu hiểu người khác.”

Sự thấu hiểu không hoàn chỉnh của chúng ta mang tới những sự cuồng si hão huyền, được thầy Thích Nhất Hạnh diễn giải với trí huệ nhưng đầy hóm hỉnh:

“Thi thoảng chúng ta cảm thấy trống rỗng; chúng ta cảm thấy như đang ở vùng chân không, một sự thiếu thốn to lớn thứ gì đó. Chúng ta không biết nguyên nhân; điều đó rất mơ hồ, nhưng cảm giác trống rỗng nội tâm ấy rất mạnh mẽ. Chúng ta mong mỏi và hi vọng điều gì đó tốt hơn sẽ xảy ra để cảm thấy ít cô đơn hơn, ít trống rỗng hơn. Khao khát thấu hiểu bản thân và thấu hiểu cuộc đời như một cơn khát vô tận. Cũng có một cơn khát được yêu và để yêu như thế. Chúng ta đã chuẩn bị để yêu và được yêu. Điều đó rất tự nhiên. Nhưng bởi vì chúng ta cảm thấy trống rỗng, chúng ta cố tìm ra một đối tượng để yêu thương. Thi thoảng chúng ta không có thời gian để thấu hiểu bản thân, chúng ta chưa chuẩn bị để đi tìm đối tượng để yêu thương. Khi chúng ta nhận ra rằng tất cả mọi hi vọng và mong mỏi lại không thể đạt được bởi con người đó, chúng ta tiếp tục cảm thấy trống rỗng. Bạn muốn tìm thứ gì đó, nhưng bạn không biết thứ đó là gì. Trong mỗi con người có một sự khao khát và mong mỏi kéo dài; trong tận sâu nội tâm, bạn vẫn mong mỏi thứ gì đó tốt hơn sẽ xảy ra. Đó là lý do bạn kiểm tra email nhiều lần mỗi ngày!”

Illustration from The Missing Piece Meets the Big O, Shel Silverstein’s minimalist allegory of true love

Thầy chỉ rõ rằng tình yêu thực sự và chân thành bám sâu vào bốn yếu tố – lòng nhân ái, sự thương cảm, niềm vui, và sự thanh thản -, bốn yếu tố này nuôi dưỡng thứ bổ sung cho sự yêu thương “yếu tố của sự thiêng liêng.” Yếu tố đầu tiên nối kết sự quan hệ về mặt đối thoại giữa khổ đau và khả năng của chúng ta với việc hoàn toàn thấu hiểu người chúng ta yêu quý:

“Bản chất của lòng nhân ái là có thể dâng hiến niềm hạnh phúc. Bạn có thể là ánh nắng đối với người khác. Bạn không thể dâng hiến niềm hạnh phúc khi bạn chưa có nó cho chính bản thân mình. Vậy nên hãy xây một ngôi nhà nội tâm bằng việc chấp nhận bản thân, học cách yêu thương và tự chữa lành thương tổn. Học cách luyện tập chánh niệm bằng cách mà bạn có thể tạo ra những khoảnh khắc của niềm vui và sự hạnh phúc cho chính bạn. Từ đó bạn sẽ có thứ gì đó để dâng hiến cho người khác.

[…]

Nếu bạn có đủ sự thấu hiểu và yêu thương, thì mọi khoảnh khắc – bất kể là khi ăn sáng, lúc lái xe, khi tưới hoa, hoặc bất cứ điều gì khác mà bạn làm trong ngày – đều là khoảnh khắc của niềm vui.”

Mối tương quan giữa bản thân và người khác này cũng được bày tỏ trong yếu tố thứ tư, sự thanh thản, tiếng Phạn của từ này – upeksha – cũng có thể được dịch là “sự bao gồm” và “sự không phân biệt”:

“Trong một mối quan hệ sâu sắc, không còn ranh giới giữa bạn và người khác. Bạn là cô ấy và cô ấy là bạn. Khổ đau của bạn cũng là khổ đau của cô ấy. Sự thấu thiểu về khổ đau của chính bạn giúp người bạn thương yêu đau khổ ít đi. Khổ đau và hạnh phúc không còn là những thứ cá nhân. Điều xảy ra với người bạn thương yêu cũng xảy ra với bạn. Điều xảy ra với bạn cũng xảy ra với người bạn thương yêu.

[…]

Trong tình yêu chân thành, không còn sự phân ly hay phân biệt. Niềm hạnh phúc của anh ấy là niềm hạnh phúc của bạn. Khổ đau của bạn là khổ đau của anh ấy. Bạn không còn phải nói, “Đó là vấn đề của anh.”

Bên cạnh bốn yếu tố cốt lõi nêu trên cũng có những yếu tố phụ trợ – lòng tin và sự tôn trọng, có thể được coi là tiền tệ trong mối quan hệ sâu sắc của tình yêu:

“Khi bạn yêu ai đó, bạn phải có lòng tin và sự tự tin. Tình yêu mà không tin tưởng thì chưa phải là tình yêu. Dĩ nhiên, đầu tiên bạn phải có lòng tin, sự tôn trọng, và sự tự tin vào chính bản thân mình. Tin rằng bạn có một bản chất tốt và thương cảm. Bạn là một phần của vũ trụ; bạn được tạo nên từ những vì sao. Khi bạn nhìn vào người bạn yêu thương, bạn thấy rằng anh ấy cũng được tạo nên từ những vì sao và mang trong người sự vĩnh hằng. Nhìn theo cách này, chúng ta một cách tự nhiên cảm thấy lòng kính trọng. Tình yêu chân thành không thể có nếu thiếu lòng tin và sự tôn trọng dành cho chính bản thân và cho cả người khác.”

 Illustration by Julie Paschkis from Pablo Neruda: Poet of the People by Monica Brown

Cơ chế thiết yếu để tạo ra lòng tin và sự tôn trọng như vậy là lắng nghe – thứ thường xuyên được ca tụng bởi các nhà tâm lý học, bác sỹ trị liệu, và những hiền nhân phương Tây đến nỗi chúng ta đã phát triển một sự miễn dịch đặc biệt để không nghe thấy nó nữa. Nhưng khi thầy Thích Nhất Hạnh điều chỉnh lại cái nhìn này với thi pháp của thầy, nó bằng cách nào đó vượt qua sự giễu cợt duy lý của những bộ óc hiện đại mệt nhoài và khắc ghi trực tiếp vào trong tâm hồn:

“Yêu thương mà không biết cách yêu thương sẽ gây tổn thương cho người ta yêu. Để biết cách yêu thương ai đó, chúng ta phải hiểu họ. Để hiểu họ, chúng ta cần lắng nghe.

[…]

Khi bạn yêu thương ai đó, bạn nên có khả năng mang đến cho anh ấy sự an ủi và giúp anh ấy ít khổ đau hơn. Đây là một nghệ thuật. Nếu bạn không thấu hiểu gốc rễ của khổ đau mà anh ấy đang chịu đựng, bạn không thế giúp đỡ, như một bác sỹ không thể chữa bệnh nếu vị bác sỹ này không biết nguyên nhân. Bạn cần thấu hiểu nguyên nhân khổ đau mà người bạn yêu thương đang gánh chịu để an ủi họ.

[…]

Bạn càng thấu hiểu nhiều, bạn càng yêu thương nhiều; bạn càng yêu thương nhiều. bạn càn thấu hiểu nhiều. Chúng là hai mặt của một thực tế. Ý niệm của yêu thương và ý niệm của thấu hiểu đều giống nhau.”

Lặp lại cách ngôn khó quên của Thiền sư huyền thoại D.T. Suzuki, rằng “vỏ bọc bản ngã nơi chúng ta cư ngụ là thứ khó thoát ra nhất,” thầy Thích Nhất Hạnh nhận định cách mà ý niệm của sự phân ly, từ “Tôi” làm đứt quãng dòng chảy đối thoại của sự thấu hiểu – “tương tức”, để có thể sử dụng phạm trù đúng đắn và đầy tính thi pháp tuyệt vời của thầy, đó là tình yêu:

“Thông thường, khi chúng ta nói, “Tôi yêu em” chúng ta tập trung hầu hết vào ý nghĩa của từ “Tôi”, người đang yêu, và ít chú ý tới chất lượng của tình yêu thứ đang được thổ lộ. Điều này là do chúng ta bị trói buộc với ý nghĩa của bản thân. Chúng ta nghĩ chúng ta có một tự thân. Nhưng không có gì khác ngoài một tự thân phân chia các cá nhân. Một bông hoa chỉ được tạo thành từ các yếu tố không phải của hoa, như chất diệp lục, ánh sáng và nước. Nếu chúng ta định bỏ đi hết những yếu tố không là của hoa đó, sẽ chẳng còn hoa nữa. Một bông hoa không thể chỉ là chính nó. Một bông hoa tương tức với tất cả chúng ta… Con người cũng thế. Chúng ta không thể tồn tại một mình. Chúng ta tương tức. Tôi được tạo thành bởi các yếu tố không là của tôi, như Trái Đất, mặt trời, cha mẹ, tổ tiên. Trong một mối quan hệ, nếu bạn có thể thấy bản chất của tương tức giữa bạn và người khác, bạn có thể cảm nhận nỗi đau của anh ấy cũng như nỗi đau của bạn,và niềm hạnh phúc của bạn cũng là niềm hạnh phúc của anh ấy. Với các cảm nhận này, bạn nói và hành động khác đi. Điều này tự nó có thể giảm đi rất nhiều khổ đau.”

Phần còn lại của Cách Yêu Thương là những ví dụ, những bài tập về yêu thương và thấu hiểu thường nhật có tác dụng biến đổi sâu sắc, không chỉ có thể áp dụng được cho các mối quan hệ lãng mạn mà là với tất cả các dạng “tương tức.” Tiếp tục học hỏi phạm trù này với lá thư khuyên nhủ đầy tinh tế về tình yêu cho người con trai tuổi thiếu niên của John Steinbeck và quãng đời của sự phản ánh chủ thể của Susan Sontag, sau đó ghé thăm Thiền Sư D.T. Suzuki để đọc về Thiền có thể giúp nuôi dưỡng tính cách của chúng ta như thế nào.

(*) Interbeing/interbe: Tương tức là đến với nhau ngay tức thì, là cùng nhau có mặt. Tương tức là một vế của cặp khái niệm tương tức-tương nhập thể hiện giáo nghĩa “nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất” hay “một là tất cả, tất cả là một” được triển khai trong kinh Hoa Nghiêm, nói lên điều Đức Phật dạy, “cái này có vì cái kia có, cái này sinh vì cái kia sinh” trong giáo lý Duyên khởi. Khái niệm tương tức chỉ cho ta thấy mọi sự vật đều liên hệ mật thiết với nhau, khi một vật bị hư tổn thì mọi vật khác đều bị ảnh hưởng.

 

Người dịch: Đỗ Lữ

menu
menu