Đại dịch làm đẹp (Beauty Sick)

dai-dich-lam-dep-beauty-sick

Trong một cuốn sách mới, giáo sư Renee Engeln của Đại học Northwestern cho rằng nền văn hóa “đại dịch làm đẹp” (Beauty Sick) ngày nay đang khiến các cô gái và phụ nữ xao nhãng khỏi những mục tiêu quan trọng hơn.

Trong một cuốn sách mới, giáo sư Renee Engeln của Đại học Northwestern cho rằng nền văn hóa “đại dịch làm đẹp” (Beauty Sick) ngày nay đang khiến các cô gái và phụ nữ xao nhãng khỏi những mục tiêu quan trọng hơn. 

Các nhà nữ quyền và các nhà nghiên cứu từ lâu đã tuyên bố rằng ngành công nghiệp làm đẹp bóp méo nhận thức của phụ nữ về cơ thể của họ, làm tổn hại họ trong đời sống cá nhân và công việc. Nhưng trong một cuốn sách mới được phát hành, Renee Engeln, giáo sư hướng dẫn tâm lý học và giám đốc của Phòng thí nghiệm Body and Media Lab ở đại học Northwestern, cho rằng nỗi ám ảnh của chúng ta với vẻ ngoài của người phụ nữ gây nên một căn bệnh tâm lý trên toàn xã hội.

Trong Beauty Sick: How the Cultural Obsession With Appearance Hurts Girls and Women, Engeln gọi nền văn hóa ám ảnh với ngoại hình này là “Đại dịch làm đẹp”— đề cập đến “chuyện gì xảy ra khi năng lượng tinh thần của phụ nữ bị trói chặt vào những gì họ thấy trong gương đến nỗi họ ngày càng khó khăn hơn để nhìn thấy những khía cạnh khác trong cuộc sống của họ,” cô viết.

Cuốn sách buộc tội các phương tiện truyền thông xã hội và tin tức trong việc hỗ trợ tạo ra Đại dịch làm đẹp bằng cách dựa vào nghiên cứu và các cuộc phỏng vấn với các cô gái và phụ nữ ngoài đời thực. Engeln trích dẫn các nghiên cứu cho thấy phụ nữ và các cô gái tham gia mạng xã hội thông báo tỷ lệ mắc rối loạn ăn uống cao hơn, gia tăng các triệu chứng của trầm cảm, và muốn phẫu thuật thẩm mỹ nhiều hơn. Trong nghiên cứu của riêng cô, Engeln phát hiện thấy 82 phần trăm phụ nữ ở độ tuổi đại học báo cáo là họ so sánh cơ thể xấu xí của mình với cơ thể của một người mẫu, và 70 phần trăm thiếu nữ nói rằng họ tin rằng họ sẽ được người khác đối xử tốt hơn nếu họ trông giống như những sắc đẹp lý tưởng mà họ thấy trên truyền thông.

Gần đây, một số người nổi tiếng—gồm Alicia Keys và Katie Holmes— đã chống lại những khía cạnh của thế giới “đại dịch làm đẹp” bằng cách xuất hiện trước công chúng và chụp selfies mà không trang điểm. Nhưng, như Engeln chỉ ra, phong trào chống-mỹ phẩm vẫn là một phong trào của nhóm nhỏ phụ nữ: Cô nhấn mạnh các nghiên cứu cho thấy một phụ nữ trung bình sở hữu 40 sản phẩm mỹ phẩm khác nhau và dành khoảng 55 phút sửa soạn trang điểm mỗi ngày, trong khi hơn một nửa nam giới nói rằng họ không dùng đồ trang điểm nào vào buổi sáng. Kết quả là, phụ nữ hy sinh thời gian và những nguồn lực mà theo Engeln lẽ ra có thể dành cho việc theo đuổi những mục tiêu trong giáo dục, sự nghiệp, gia đình hay các sở thích khác.

Thông qua nghiên cứu của mình, Engeln phát hiện thấy, dù phụ nữ có tự tin hay trình độ học thức đến đâu, phần lớn vẫn cảm thấy bất an với bản thân họ. Chúng tôi đã có buổi trò chuyện với tác giả về “dịch bệnh nhan sắc” và xin những gợi ý cho sự cải cách văn hóa.

Một định nghĩa nhanh về “đại dịch làm đẹp” là gì?

Đại dịch làm đẹp là khi bạn quá lo lắng về vẻ ngoài của bản thân đến nỗi nó lấy đi thời gian của bạn, sự chú ý của bạn và những nguồn lực tinh thần của bạn mà lẽ ra bạn sẽ dành chúng cho những chuyện khác.

Sự cân bằng là khác nhau đối với mỗi phụ nữ. Tôi không cho rằng nếu bạn nghĩ về ngoại hình của bạn thì điều đó có nghĩa là bạn đang bị ám ảnh với nhan sắc. Nhưng tôi đã nghe rất nhiều phụ nữ nói rằng: “Điều này ngăn tôi làm những việc mà tôi muốn”; “Tôi đang tiêu tiền theo cách mà tôi thấy không thật sự thỏa mãn”; “Tôi thấy tức giận vì việc tôi phải tốn nhiều tiền hơn một người đàn ông để trông chỉnh tề ở nơi làm việc.”

Điều gì đã dẫn chị đến với Tâm lý học về vẻ đẹp?

Tôi lúc đầu cứ nghĩ  rằng mình sẽ là một nhà tâm lý học lâm sàng và tôi ngày càng thấy thất vọng chuyện ngành học của mình cứ tập trung mãi vào mấy thứ như “Có điều gì đó bất ổn với anh,” hay “Tất cả là do suy nghĩ trong đầu cô” hay “Cô đang suy nhược,” hay “Chúng tôi cần chữa trị cho anh.” Sự chú ý của tôi bắt đầu đổi hướng sang thế giới đại dịch làm đẹp của chúng ta [khi tôi bắt đầu giảng dạy]. Tôi cảm thấy mình đã nhận ra rất nhiều yếu tố làm các sinh viên của tôi khổ sở, và, đặc biệt là, các sinh viên nữ của tôi —Tôi nhớ mình từng nghe lỏm được một cuộc nói chuyện về cặp đùi của ai phát phì nhất, và làm thế nào bạn có thể  ngồi gác chân lên đùi, nhưng gồng chân lên một chút để cặp đùi của bạn không trông phì ra. Tôi từng có một quan điểm sai lầm rằng nếu bạn đủ già dặn, nếu bạn đủ học thức, nếu bạn đủ thông minh thì bạn có thể tránh được ba cái chuyện này.

Chị nói về Đại dịch làm đẹp là một trong những rào cản cho bình đẳng giới. Hãy cho tôi biết thêm về điều đó.

Chúng ta nghĩ về sự tập trung vào nhan sắc của phụ nữ cũng giống như một kiệt tác văn hóa, một chương trình phụ. Nhưng khi phụ nữ mất nhiều nguồn lực trí tuệ, tài chính, thời gian, tinh thần của họ cho một thứ mà đàn ông thường không làm vậy, thế thì bạn cần lùi lại và hỏi “Chuyện gì đang diễn ra vậy” Làm sao mà chuyện đó lại không có tác động đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta và khả năng làm những việc khác của chúng ta cơ chứ.

Đó là một rào cản đối với bình đẳng giới nếu phát thanh viên, một người phụ nữ, phải dành một giờ cho việc làm tóc và trang điểm, còn người đàn ông chỉ mất có 10 phút — vậy thì ai có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho phân cảnh của họ sau đó? Và đó là một rào cản khi phụ nữ sợ viết hay nói điều gì đó trên mạng vì họ biết mình sẽ bị công kích “Đồ gái xấu,” “Đồ béo ú,” hay thậm chí tệ hơn, đe dọa cưỡng hiếp. Đó là những vấn đề mà tôi nghĩ chúng ta cần phải nghiêm túc hơn, nhưng vì chúng ta liên kết vẻ đẹp với sự phù phiếm và hời hợt, chúng ta cho rằng nó không phải là chuyện mà ta nên nghiêm túc.

Đại dịch làm đẹp cũng ảnh hưởng đến đàn ông chứ?

Chắc chắn là có. Đàn ông cũng không thoát khỏi những mối bận tâm ấy. Nhưng họ sống trong một thế giới khác với phụ nữ. Ngoại hình quan trọng với cánh đàn ông, nhưng bất cứ ai cố gắng khuyên tôi rằng thế giới của đàn ông và phụ nữ giống nhau, tôi chỉ muốn nói là, hãy nhìn vào số liệu thống kê phẫu thuật thẩm mỹ. Khi bạn thấy một ca phẫu thuật đầy nguy hiểm mà người ta đang lựa chọn thực hiện để thay đổi ngoại hình của họ, và có đến 85 đến 90 phần trăm là phụ nữ, bạn sẽ khó mà thuyết phục được tôi rằng đây là vấn đề không ảnh hưởng tới phái nữ.

Trong cuốn sách này, chị nói rằng Đại dịch làm đẹp không hẳn là một lựa chọn và một người nào đó quả thật chẳng thể nào ngay lập tức quyết định rằng không chạy theo Đại dịch làm đẹp. Vậy thì người ta có thể làm gì?

Tôi cho rằng Đại dịch làm đẹp là một vấn đề văn hóa. Tôi không thấy Đại dịch làm đẹp là một thứ gì đó sai trái với phụ nữ —mà nó là một nền văn hóa bệnh hoạn. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể tự bảo vệ bản thân bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ, và đó là một điều chúng ta biết được từ các tài liệu tâm lý học, rằng những thay đổi nhỏ có thể hữu ích cho bạn theo thời gian. Và nếu chúng ta có đủ số lượng người tạo ra những thay đổi nho nhỏ thì họ có thể bắt đầu thay đổi nền văn hóa, thay đổi cuộc nói chuyện.

Chúng ta phải làm thế nào?

Một trong những cách dễ nhất để bắt đầu chống lại là ngừng chê bai ngoại hình của bạn. Nếu bạn thực sự nghiêm túc đấu tranh với nó, hãy nói chuyện với một người bạn thân, một nhà trị liệu, nhưng đừng bàn luận công khai, đặc biệt nếu có những cô gái và phụ nữ trẻ xung quanh bạn. Mọi thiếu nữ mà tôi từng nói chuyện cho biết: “Đó là nơi tôi học cách [chê bai ngoại hình của mình]. Tôi học được nó từ những người phụ nữ trưởng thành trong cuộc đời tôi.” Khi bạn bắt đầu thay đổi cách bạn nói chuyện, nó sẽ thay đổi cách bạn suy tư. Tại sao chúng ta không có nhiều cuộc trò chuyện hơn về cuộc sống của phụ nữ, về những thành quả trí tuệ của phụ nữ, về hạnh phúc của họ, về những điều họ quan tâm?

Bạn có thể nghĩ về nội dung mà bạn tạo ra trên mạng xã hội. Trước khi bạn đăng điều gì đó lên mạng, hãy hỏi lý do tại sao. Bạn đang cố gợi ra phản ứng gì? Tôi nghĩ nếu câu trả lời của bạn trong khoảnh khắc yên lặng trung thực đó là tôi đăng thứ này vì tôi cần người khác khen tôi xinh đẹp, hay tôi đăng bài này để cho thiên hạ thấy tôi gợi cảm, tôi nghĩ bạn nên dừng lại và tự hỏi, đầu tiên, chuyện này sẽ có tác dụng chứ? Và thứ hai, bạn muốn sống trong thế giới mạng xã hội đó hay sao? Bạn cảm thấy thế nào khi bạn bè đăng những tấm hình mặc bikini đó? Đó có phải là điều bạn muốn thấy ở bạn bè hay không? Bạn thích loại bài như thế à?

Chị có hy vọng về tương lai không?

Có chứ. Khi bạn gặp phải một vấn đề lớn, thì nó đâu có thay đổi một sớm một chiều, và gốc rễ của điều này, sự tập trung của chúng ta vào nhan sắc phụ nữ sẽ không biến mất. Sử dụng phép ẩn dụ âm lượng, chúng ta có thể vặn nhỏ âm lượng xuống. Âm thanh làm nổ tung lỗ tai chúng ta. Nó làm phiền hàng xóm. Nó quá ồn. Vậy hãy than phiền về sự ồn ào. Vậy hãy vặn nhỏ xuống.

Tôi không nghĩ rằng có người lại không thèm quan tâm đến vẻ ngoài của họ. Tôi tin rằng đó là một phần bình thường của con người. Tôi chỉ muốn mô tả trung thực và đối thoại trung thực hơn về những gì chuyện này gây ra trong cuộc sống của phụ nữ.

Ảnh: Models pose for photographers during the launch of a new lingerie line in central London on July 21st, 2011. (Photo: Ben Stansall/AFP/Getty Images)

Nguồn: https://psmag.com/news/when-obsession-with-beauty-becomes-a-disease

menu
menu