Đọc Tiểu Thuyết Kinh Dị Giúp Tôi Đối Phó Với Chứng Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế (OCD)

doc-tieu-thuyet-kinh-di-giup-toi-doi-pho-voi-chung-roi-loan-am-anh-cuong-che-ocd

Tôi đã tìm thấy giải pháp và sự giải thoát từ những nhân vật phải trải qua điều còn tồi tệ hơn cả tôi.

Tôi đã tìm thấy giải pháp và sự giải thoát từ những nhân vật phải trải qua điều còn tồi tệ hơn cả tôi.

Trong quá trình tôi lớn lên, sự lo lắng của mẹ tôi luôn là một chuyện đùa được chia sẻ giữa những thành viên còn lại trong gia đình. Nếu, ở trong xe trên đường đến cửa hàng, mẹ tôi sẽ quay sang và hỏi bố tôi rằng ông đã tắt bếp chưa, bố tôi sẽ thở dài và nói, “Hiển nhiên là rồi, em yêu,” trước khi quay lại và mỉm cười đầy bí ẩn với tôi ở ghế sau. Nếu anh trai tôi sử dụng cái ghế như một bệ bước, tôi sẽ đùa rằng tôi sẽ nói mẹ.

Khi tôi lớn hơn, sự lo lắng của bà ấy trở nên trầm trọng hơn, và nó không còn khôi hài nữa. Nếu bà ấy nghĩ rằng bếp vẫn chưa tắt, chúng tôi có thể phải quay lại; nếu bà ấy thấy chúng tôi dùng ghế làm bệ bước, bà ấy sẽ hét lên như thể thấy chúng tôi đang tung hứng dao vậy. Sự lo lắng của bà ấy trở thành sự sợ hãi, và sự sợ hãi trở thành hoảng loạn. Điều đó làm việc giao tiếp với bà ấy trở nên càng khó khăn hơn nữa. Tuy nhiên, bà ấy vẫn không bị chẩn đoán ra cho tới năm tôi gần 18 tuổi.

Sự lo lắng của tôi vẫn chưa hình thành cho đến khi tôi vào khoảng trung tầm tuổi 20. Khi tôi càng lớn tuổi, tôi càng thấy hình bóng của mẹ mình nhiều hơn và nhiều hơn trong cách suy nghĩ cũng như cách hành xử của tôi. Nó đã trở thành một điều bình thường khi kiểm tra bếp lò tới 3 lần, phải ngăn chặn những cơn hoảng sợ ở nhà hàng hibachi, và tránh những đám đông. Tôi bám víu vào những thói quen và trình tự đã được thiết lập với nỗi sợ hãi rằng nếu làm khác thì sẽ đem lại những hậu quả khủng khiếp.

(Hibachi: nhà hàng mà đầu bếp biểu diễn nấu ăn trước mặt thực khách bằng cách nướng thức ăn trên các vỉ thép)

Vào tháng 1 năm 2015, tôi đã vượt qua nỗi sợ thay đổi của mình và bắt đầu học kì đầu tiên ở trường cao học làm ứng viên của ngành Thạc sĩ Khoa học Thư viện (MLS). Đó là một bước tiến lớn. Nó đã lật ngược cuộc đời của tôi bằng nhiều cách, và – như đã diễn ra trong suốt 4 năm đại học gần một thập kỉ trước đó – tôi không thể không cảm thấy bị áp đảo bởi cả sự thay đổi đột ngột trong thói quen hàng ngày, và áp lực phải thành công.

Vào tháng 5 năm 2015, sự lo lắng của tôi vượt khỏi tầm kiểm soát, biểu hiện là nỗi ám ảnh không kiểm soát được về những con bọ. Những con rệp giường, rệp thảm, mối, chấy rận – trong tâm trí tôi, tôi bị vây quanh bởi những con côn trùng. Tôi dành hằng đêm để bò với một chiếc kính lúp được chiếu sáng, kiểm tra những sợi thảm và tất cả mọi ngóc nghách trong phòng ngủ. Tôi đổ bộ các diễn đàn mạng và các trang mạng để tìm thông tin về sự nhận dạng và cách tiêu diệt những kẻ thù tưởng tượng của mình. Tôi không thể ngủ vì nghĩ rằng da của mình đầy những con bọ đang bò lúc nhúc. Vào ban ngày, tôi như một thây ma – kiệt sức, bao trùm bởi nỗi sợ hãi, và chắc hẳn là tất cả mọi người khi nhìn thấy tôi đều cảm thấy tôi bị bệnh, và tôi là một người thất bại.

Vào tháng 7, tôi đã được chẩn đoán và bắt đầu điều trị kết hợp các chứng Rối loạn Lo âu Lan toả (GAD), Hội chứng Trầm cảm (MDD), và Rối loạn Ám ảnh Cưỡng chế (OCD). Những loại thuốc được kê đơn đã nhanh chóng làm dịu đi tình trạng của tôi, và với sự hỗ trợ kết hợp giữa những loại thuốc này và liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), tôi đã dần dần hồi phục kể từ đó.

Nhưng bài viết này không hẳn là về sự chẩn đoán bệnh tật của tôi, hay là về cách trị liệu của nó.

Đây là về những cuốn sách.

Trong những tuần vô tận giữa sự thay đổi ban đầu và việc thuốc bắt đầu có hiệu lực, đọc sách đã cứu tôi. Dù tôi vẫn luôn dùng những cuốn sách để đối phó với những cảm xúc tiêu cực, tôi đã dùng chúng để trốn vào những thế giới mà ở đó thì tốt hơn, tươi sáng hơn thế giới của tôi. Chúng là những mộng tưởng của một cuộc sống đầy sự giúp đỡ và niềm vui, mà cả hai thứ đó dường như đang lảng tránh tôi.

Nhưng ở thời điểm bùng nổ của sự lo sợ và nỗi ám ảnh, tôi lại không hướng tới những mộng tưởng đó. Chúng chỉ làm cuộc sống của tôi trông càng tệ hơn khi so sánh. Tôi cần một lối thoát khác. Và tôi đã tìm thấy nó trong một thể loại mà tôi hầu như không có hứng thú trong phần lớn cuộc đời của mình – kinh dị.

Là một người sợ bóng tối cho đến trung tầm tuổi 20, và là người vẫn còn đi ngủ với tivi vẫn mở hầu hết mọi buổi tối, kinh dị là thể loại mà tôi sẽ né tránh. Nhưng với nỗi sợ hãi càng ngày càng gia tăng, nó lại trở thành một thiên đường bình yên. Nó cho tôi một thứ khác – một thứ ngoài những ám ảnh của mình – để hướng nỗi sợ hãi vào đó. Sự sợ hãi lan toả của chứng rối loạn lo âu tạo ra phản ứng chiến đấu–hoặc–bỏ chạy đối với một mối đe doạ vô hình, một mối đe doạ không thể chống lại hay trốn tránh. Đọc truyện kinh dị cho phép tôi lấy tất cả những sự lo sợ quá khích đó và trút nó vào một thứ khác ngoài bản thân tôi, thứ mà tôi có thể giải quyết vào cuối câu chuyện. Nó cho tôi món quà của sự giải thoát.

Nó cũng cho tôi món quà về sự nhận thức. Những nhân vật trong những cuốn sách kinh dị phải chịu đựng những hoàn cảnh còn tồi tệ hơn cả tôi. Tôi có thể nói cho bản thân rằng dù tôi có sợ hãi cỡ nào – hoặc cho dù những nỗi sợ đó có trở thành sự thật – thì nó cũng không tồi tệ bằng việc bị nhiễm phải một loại vi rút chết người, bị lạc trong một vùng hoang dã đầy khắc nghiệt, hay phải lựa chọn giữa sự sống của tôi và của người tôi yêu.

Câu chuyện đặc biệt này, “Tuyết” (Snow), của Dale Bailey, được xuất bản vào tháng 6 năm 2015 trong Tạp chí Điện tử (ezine) kinh dị Ác Mộng (Nightmare). Ác Mộng đã trở thành tài liệu đọc chủ yếu của tôi trong giai đoạn khủng hoảng đó. Tôi đã chìm đắm vào những câu chuyện về những bóng ma, những con quái vật, và nỗi sợ hãi sự sống. Sự kinh hoàng mà họ truyền đến còn dễ kiểm soát hơn là nỗi lo sợ của chính tôi. Câu chuyện càng hư cấu hơn, tôi càng cảm thấy an ủi hơn – sau tất cả, những vấn đề vô nghĩa của tôi có là gì khi chống lại sự không có ý nghĩa trong việc tồn tại của loài người? Nếu không có gì thực sự quan trọng, thì việc gì phải níu lấy những nỗi sợ hãi của mình về sự thất bại và sự vô dụng?

Với những liều thuốc và việc trị liệu, hành vi ám ảnh cưỡng chế của tôi dần biến mất, và sự lo âu của tôi trở nên dễ kiểm soát hơn. Nhưng tôi vẫn đến với truyện kinh dị. Khi tôi gần tốt nghiệp, sự căng thẳng lại châm ngòi những nỗi sợ trong tôi. Bên cạnh áp lực của việc phải hoàn thành những dự án lớn cuối cùng cho mỗi lớp học, tôi còn cảm thấy không thể đối phó được với thử thách của việc bước vào tuổi trưởng thành, của việc bắt đầu sự nghiệp và tất cả những trách nhiệm kèm theo – đặc biệt là khi tôi hy vọng được di chuyển, thêm một tầng không chắc chắn nữa vào một tương lai mà tôi đã rất e sợ. Tôi đã chiến đấu với những nỗi sợ bằng quyển sách này đến quyển sách khác. Tôi đã run sợ vì nỗi lo âu quen thuộc trong quyển sách “Trong đầu đầy những bóng ma” (A Head Full of Ghosts) và “Mất tích ở mỏm đá Ác Quỷ” (Disappearance at Devil’s Rock) của Paul Tremblay, may mắn là một cặp vợ chồng chưa có con, chồng tôi và tôi đều không phải trải qua nỗi đau lạc mất con, những mối đe doạ siêu nhiên hoặc những thứ khác. Tôi hứng thú với vũ trụ kinh dị của M.R. Carey trong “Cô gái với tất cả món quà” (The Girl With All the Gifts), được an ủi bởi sự nhỏ bé và không đáng kể như thế nào của sự sống trong kế hoạch vĩ đại của vạn vật. Và tôi đã đối mặt với cái ác thực sự ở “Lời nguyền” (Hex) bởi Thomas Olde Heuvelt, thoả mãn rằng, nếu không có gì khác, tôi đã trốn thoát được sự tồn tại kinh hoàng của việc không bao giờ có thể rời khỏi quê nhà của mình.

Sử dụng sách để đối phó với bệnh tâm thần đã không còn là mới. Chính thức thì, phương pháp điều trị bằng văn học này đã xuất hiện vào khoảng đầu của thế kỷ 20, nhưng khả năng chữa bệnh của sách thì đã được công nhận hàng thiên niên kỷ; theo các nhà sử học, Ramses Đệ Nhị đã dành một cụm từ “nơi chữa bệnh của linh hồn” để khắc trên lối vào thư viện trong khu mộ liên hợp của ông tại Thebes. Trong thời hiện đại, đọc sách đã được sử dụng (thường kết hợp với các phương pháp trị liệu khác) để giúp những người bệnh trầm cảm, nghiện, hậu sang chấn tâm lý (PTSD), và suy giảm trí nhớ.

Mặc dù đa số những phương pháp tân tiến của việc điều trị bằng văn học thường xoay quanh việc đọc những cuốn sách phi hư cấu trong một buổi liệu pháp nhận thức hành vi, sự điều trị hữu dụng của tiểu thuyết (còn được biết đến là liệu pháp đọc sách sáng tạo hay tình cảm) đã được chứng minh. Một nghiên cứu gần đây được đăng trên Tâm lý Học đường Quốc tế (School Psychology International) chỉ ra rằng những đứa trẻ trong chương trình bảo trợ tạm thời phải trải qua sự vắng mặt đáng kể của cha mẹ thì cho thấy ít dấu hiệu của sự lo lắng, tính hiếu chiến, và khuynh hướng bạo lực khi được tiếp xúc với những câu chuyện về siêu anh hùng trong một buổi trị liệu bằng văn học hơn là những đứa trẻ không trải qua điều đó; nhóm trị liệu đó còn cho thấy sự gia tăng của hy vọng và mục tiêu cho tương lai. Một nghiên cứu khác, được xuất bản năm 2016 bởi tạp chí Trị liệu bằng Tình dục và Mối quan hệ (Sexual & Relationship Therapy), đã so sánh những tác động của những cuốn sách tự học với tiểu thuyết tình ái để điều trị ham muốn tình dục thấp ở phụ nữ; nó cho thấy cả hai loại đọc đều làm tăng ham muốn tình dục và sự thoả mãn.

Mặc dù liệu pháp đọc sách tình cảm đã cho thấy sự hữu dụng, nhưng nghiên cứu về cái nào hoạt động, cách hoạt động, lý do hoạt động của nó vẫn còn hạn chế. Nhiều người tin rằng sự nhận dạng là chìa khóa, và câu chuyện phải có sự tương đồng rõ ràng với cuộc sống của người đọc; chắc chắn, những người cảm thấy bối rối hoặc cô lập do hoàn cảnh của họ có thể tìm thấy sự sáng tỏ khi đọc về một nhân vật đang đối mặt với hoàn cảnh tương tự. Ví dụ, một thiếu niên đang đấu tranh với giới tính của mình có thể tìm thấy sự thấu hiểu khi đọc về một thiếu niên đồng tính là vai chính trong cuốn sách Simon và Nhật ký Người tinh khôn (Simon vs. the Homo Sapiens Agenda) phải ứng phó với việc công khai tính hướng. Tương tự, một người đọc đang cố thích nghi với tình trạng khuyết tật có thể cảm thấy được trao thêm sức mạnh bằng cách đọc một quyển sách về một nhân vật sẽ cứu vãn tình thế dù không kể đến hoặc thậm chí chính là vì sự khiếm khuyết của họ, chẳng hạn như Millie, một người cụt cả hai chân với chứng rối loạn nhân cách bất định, người được giao nhiệm vụ dừng lại một cuộc chiến tranh liên vương quốc trong cuốn sách Ranh giới (Borderline), cuốn sách đầu tiên trong hàng loạt sách tưởng tượng đương đại của Dự án Arcadia (The Arcadia Project).

Những người khác đóng góp vào năng lực chữa bệnh của cuốn sách với chính bản chất của câu chuyện, chứ không phải là những nhân vật trong đó. Người đọc có thể tự mình lãng quên những vấn đề của bản thân bằng cách đầu nhập tâm trí họ vào một quyển sách thú vị hay kích thích trí óc để chuyển hướng năng lượng tinh thần của họ, hoặc là tìm thấy sự bình yên trong vẻ đẹp dịu dàng của thơ ca và văn xuôi trữ tình.

Dù cho mọi người có thể rất khác nhau trong cách họ tiếp cận với phương pháp trị liệu bằng văn học, nhưng điều hoàn toàn chắc chắn là đọc sách rất tốt cho sức khoẻ tinh thần của bạn. Việc đọc sách không chỉ đã được chứng minh là giúp giảm bớt căng thẳng chỉ trong 6 phút, mà nó còn chỉ ra rằng việc đọc tiểu thuyết giúp cải thiện chức năng não bằng cách tăng cường kết nối thần kinh, và tăng sự đồng cảm bằng cách thúc đẩy các bộ phận của não chịu trách nhiệm về ngôn ngữ, cảm giác, và chuyển động, nâng cao nhận thức biểu hiện, hoặc khả năng cảm nhận một thử thách mà không phải thực sự trải nghiệm nó. Thậm chí nó đã được đề xuất là sẽ cải thiện giấc ngủ của bạn. Vậy nên dù truyện kinh dị có xua tan nỗi sợ hãi của mọi người, bạn có thể cải thiện được sức khoẻ tinh thần của mình theo một cách nào đó nếu bạn đọc chúng. Bất kể phương pháp nào là tốt nhất đối với bạn, Ramses Đệ Nhị đã đúng: sách chắc chắn là tốt cho tâm hồn.

----------

Tác giả: Sara Harrington

Link bài gốc: https://electricliterature.com

Dịch giả: Đỗ Thị Bích Ngọc - ToMo: Learn Something New

menu
menu