Elizabeth Loftus: Những hư cấu của trí nhớ

elizabeth-loftus-nhung-hu-cau-cua-tri-nho

Trí nhớ làm việc hơi giống trang Wikipedia hơn: Bạn có thể truy cập vào đó và thay đổi nó, nhưng những người khác cũng có thể.

Nhà tâm lý học Elizabeth Loftus nghiên cứu về trí nhớ. Nói chính xác hơn, bà nghiên cứu về những trí nhớ sai, khi con người ta nhớ những thứ không xảy ra hoặc nhớ nó xảy ra theo một cách khác với thực tế. Điều đó xảy ra thường xuyên hơn bạn nghĩ, và Loftus chia sẻ một số câu chuyện gây sửng sốt và đầy tính chất thống kê, từ đó nảy lên nhiều câu hỏi đạo đức quan trọng mà tất cả chúng ta nên ghi nhận để suy ngẫm.

.

.

Tôi muốn kể cho các bạn về một vụ án mà tôi đã tham gia liên quan đến một người đàn ông tên Steve Titus. 

Titus là một quản lý nhà hàng. Anh ta 31 tuổi, sống tại Seattle, Washington, anh ấy đã đính hôn với Gretchen, họ sắp kết hôn, cô ấy là tình yêu của đời anh. Vào một đêm, cặp đôi đi ra ngoài cho một bữa tối lãng mạn tại nhà hàng. Họ đang trên đường về nhà và họ bị cảnh sát tấp vào lề đường. Bạn thấy đấy, chiếc xe của Titus khá giống một chiếc xe được lái trước đó vào buổi tối bởi một gã đã cưỡng dâm một cô gái đi nhờ xe, và Titus khá giống với gã tội phạm đó. Thế rồi cảnh sát chụp hình Titus, họ đặt nó vào một hàng ảnh, sau đó đưa ra cho nạn nhân xem, và cô ấy chỉ bức hình của Titus. Cô ta nói "Người này giống nhất." Cảnh sát khởi tố vụ án, và khi Steve Titus bị đưa ra tòa vì tội cưỡng dâm, nạn nhân bước lên bục và nói, "Tôi hoàn toàn chắc chắn đây chính là gã đàn ông đó." Và Titus bị kết án. Anh ta khẳng định mình vô tội, gia đình anh ta hét vào bồi thẩm đoàn, vị hôn thê của anh sụp xuống sàn thổn thức, và Titus bị giải đi vào nhà giam. 

Steve Titus

Vậy bạn sẽ làm gì nếu chuyện đã đến mức này? Bạn sẽ làm gì? Titus hoàn toàn mất niềm tin vào hệ thống pháp lý, thế rồi anh có một ý tưởng. Anh gọi đếm tạp chí trong khu vực, anh được sự quan tâm của một nhà báo điều tra, và người nhà báo này đã thực sự tìm ra hung thủ thật, một kẻ cuối cùng cũng thú nhận tội cưỡng dâm, một kẻ được cho là đã thực hiện 50 vụ cưỡng hiếp trong khu vực đó, và khi thông tin này được đưa tới thẩm phán, thẩm phán đã trả tự do cho Titus. 

Và thực ra, đó nên là kết thúc của vụ án này. Nó đáng lẽ phải kết thúc. Titus đáng lẽ đã phải nghĩ về nó như một năm kinh khủng, một năm bị buộc tội, ra tòa, nhưng tất cả đã qua. 

Thế nhưng nó đã không kết thúc như vậy. Titus cảm thấy quá cay đắng. Anh ta mất việc. Anh không thể nhận lại công việc. Anh ta mất vị hôn thê. Cô ấy không thể chịu đựng được cơn giận dai dẳng của anh. Anh mất hết toàn bộ số tiền tiết kiệm, và anh quyết định điền một hồ sơ khởi tố người cảnh sát và những người khác mà anh ta cảm thấy chịu trách nhiệm với những khổ cực của anh. 

Và đó là lúc tôi thực sự bắt đầu làm việc với vụ án này, cố gắng hình dung làm sao mà nạn nhân đi từ "Người này giống nhất." tới "Tôi hoàn toàn chắc chắn đây chính là gã đàn ông đó." 

Vâng, Titus đã dồn công sức vào vụ án dân sự này. Anh dành mỗi bước đi để suy nghĩ về nó, và chỉ một vài ngày trước ngày anh đến phiên tòa, anh thức dậy vào buổi sáng, quặn người trong cơn đau, và chết bởi một cơn đau tim do căng thẳng. Anh 35 tuổi. 

Vậy là tôi được đề nghị đến làm việc với vụ của Titus bởi tôi là một nhà tâm lý học. Tôi nghiên cứu về trí nhớ. Tôi đã nghiên cứu về trí nhớ trong mấy thập kỉ. Và nếu tôi gặp một vài người trên chuyến bay -- chuyện này diễn ra trên chuyến bay tới Scotland -- nếu tôi gặp một người trên một chuyến bay, và chúng tôi hỏi thăm lẫn nhau, "Bạn làm nghề gì? Bạn làm nghề gì?" và tôi nói "Tôi nghiên cứu về trí nhớ," họ thường muốn nói với tôi họ có những vấn đề về việc nhớ tên, hoặc họ có một người quen bị Alzheimer hoặc một số vấn đề trí nhớ, nhưng tôi phải nói với họ tôi không nghiên cứu về những lúc người ta quyên. Tôi nghiên cứu cái ngược lại: khi người ta nhớ sai, khi người ta nhớ những thứ đã không xảy ra hoặc nhớ những thứ khác với sự thật diễn ra. Tôi nghiên cứu về trí nhớ sai. 

Thật đáng buồn, Steve Titus không phải là người duy nhất bị buộc tội dựa trên trí nhớ sai lầm của một ai đó. Trong một dự án tại Mĩ, thông tin được thu thập trên 300 người vô tội, 300 bị cáo người bị buộc tội những việc họ không làm. Họ đã dành 10, 20, 30 năm trong tù cho những tội đó, và giờ đây xét nghiệm DNA đã chứng minh họ thực sự vô tội. Và khi những vụ trên được phân tích, ba phần tư số vụ là do trí nhớ sai lầm, những kí ức sai lầm của nhân chứng. 

Vâng, tại sao? Như bồi thẩm đoàn những người đã tuyên án những người vô tội đó và bồi thẩm đoàn đã kết án Titus, nhiều người tin rằng trí nhớ làm việc như một chiếc máy ghi hình. Bạn chỉ ghi lại những thông tin, và bạn gọi nó lại và bật nó lên khi bạn muốn trả lời những câu hỏi hay nhận diện hình ảnh. Những sau nhiều thập kỉ làm việc trong ngành tâm lý học đã cho tôi thấy rằng điều này không đúng. Trí nhớ của chúng ta có tính chất xây dựng. Chúng tái xây dựng. Trí nhớ làm việc hơi giống trang Wikipedia hơn: Bạn có thể truy cập vào đó và thay đổi nó, nhưng những người khác cũng có thể. Tôi bắt đầu nghiên cứu quá trình xây dựng trí nhớ này vào năm những năm 1970. Tôi làm một thí nghiệm bao gồm trình diễn cho mọi người một số các vụ án hình sự và các tai nạn giả và hỏi họ những câu hỏi về những gì họ nhớ. Trong một thí nghiệm, chúng tôi cho mọi người thấy một tai nạn giả và chúng tôi hỏi mọi người, những chiếc xe chạy nhanh tới mức nào khi chúng đụng vào nhau? Và chúng tôi hỏi những người khác, những chiếc xe chạy nhanh tới mức nào khi chúng va vào nhau? Và khi chúng tôi hỏi câu hỏi dẫn dắt bởi chữ "va vào", những nhân chứng nói với chúng tôi chiếc xe đi nhanh hơn, và hơn nữa, khi đặt câu hỏi dẫn dắt bằng chữ "va vào" làm cho mọi người thường nói với chúng tôi rằng họ nhìn thấy các mảnh kính vỡ tại hiện trường tai nạn trong khi chẳng có một mảnh vỡ kính nào. Trong một nghiên cứu khác, chúng tôi cho thấy một tai nạn giả khi chiếc xe đi qua giao lộ với một biển báo dừng, và nếu chúng tôi hỏi một câu hỏi có ám chỉ nó là biển báo đường ưu tiên, nhiều nhân chứng sẽ nói với chúng tôi là họ nhớ có biển báo đường ưu tiên tại giao lộ, không phải là một biển báo dừng. 

Và bạn có thể nghĩ rằng, rằng, bạn biết đấy, đó chỉ là những sự kiện trong đoạn phim không có gì quá căng thẳng, Liệu những sai lầm tương tự có thể nào phạm phải với một sự kiện thực sự căng thẳng? Trong một bài nghiên cứu chúng tôi xuất bản một vài tháng trước, chúng tôi đã có một câu trả lời cho câu hỏi này, bởi điều bất bình thường trong thí nghiệm này là những gì chúng tôi sắp đặt cho vài người trải qua những trải niệm vô cùng căng thẳng. Các đối tượng trong nghiên cứu là những thành viên của quân đội Mĩ những người đã trải qua những bài luyện tập chịu đau khổ để dạy cho họ những gì giống với những việc sẽ diễn ra nếu họ bị bắt làm tù nhân chiến tranh. Và như một phần của bài tập rèn luyện, những binh sĩ này bị tra khảo với một cách hung tợn, tàn bạo, ngược đãi thể xác trong 30 phút rồi sau đó để họ cố gắng nhận dạng kẻ đã thực hiện việc tra khảo họ. Và khi chúng tôi cho họ những thông tin có tính chất gợi ý ám chỉ đến một người khác, nhiều người trong số họ đã nhận dạng sai kẻ tra khảo, thường nhận dạng một người nào đó thậm chí không chút tương đồng với kẻ tra khảo. 

Và những gì những nghiên cứu này cho thấy là khi bạn mớm cho người ta thông tin sai lệch về một số trải nghiệm mà họ có thể đã trải qua, bạn có thể bóp méo hay làm hỏng hay thay đổi ký ức của họ. 

Trong thế giới thực ngoài kia, thông tin sai lệch ở khắp nơi. Chúng ta thu nhận thông tin sai không chỉ những khi chúng ta bị đặt câu hỏi theo một cách dẫn dắt, mà còn khi chúng ta nói chuyện với các nhân chứng khác những người cũng có thể cố ý hay vô ý truyền cho chúng ta một số thông tin sai lệch, hoặc nếu chúng ta xem các phương tiện truyền thông đưa tin về một số tự kiện mà ta đã trải nghiệm, tất cả những thứ đó tạo ra cơ hội cho việc làm sai lệch trí nhớ của chúng ta. 

Trong những năm 1990, chúng tôi bắt đầu thấy một kiểu thậm chí còn cực đoan hơn trong vấn đề bộ nhớ. Một số bệnh nhân đến với trị liệu với một vấn đề -- có thể họ bị trầm cảm, một dạng rối loạn ăn uống -- và sau khi họ kết thúc trị liệu với một vấn đề khác. Những ký ức cực đoan về sự hung bạo khủng khiếp, đôi lúc trong một nghi lễ Sa Tăng, đôi lúc bao gồm một số yếu tố thực sự kì lạ và quái dị. Một người phụ nữ kết thúc đợt trị liệu tâm lý tin rằng cô đã trải qua nhiều năm bị hành hạ trong một kiểu nghi lễ, và bị cưỡng bức phải mang thai và rồi đứa trẻ đó bị cắt bỏ khỏi tử cung. Nhưng thực tế thì chẳng có vết sẹo nào hoặc tất cả các kiểu chứng cứ trên thể xác có thể minh chứng cho câu chuyện của cô. Và khi tôi bắt đầu nghiên cứu các trường hợp này, tôi đã tự hỏi, những kí ức kỳ dị đó đến từ đâu? Và những gì tôi tìm thấy là hầu hết các tình huống đều có liên quan đến một mẫu đặc biệt của tâm lý trị liệu. Và thế là tôi hỏi, liệu có phải chuyện gì diễn ra trong đợt tâm lý trị liệu này như các bài tập tưởng tượng hoặc giải thích giấc mơ, hoặc trong một số trường hợp thôi miên, hoặc trong một số trường hợp có sự tiếp cận những thông tin sai lệch -- có phải những thứ đó đã dẫn dắt những bệnh nhân phát triển các ký ức quái dị, những kí ức không thường có? Và tôi đã thiết kế một số thí nghiệm để cố gắng nghiên cứu về quá trình được sử dụng bởi đợt tâm lý trị liệu để tôi có thể nghiên cứu về sự phát triển của những ký ức sai lệch phong phú đó. 

Một trong các nghiên cứu đầu tiên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp gợi ý, một phương pháp lấy cảm hứng từ các phương pháp trị liệu mà chúng tôi thấy, chúng tôi sử dụng phương pháp gợi ý này để gieo trồng một ký ức sai đó là lúc bạn còn là một đứa trẻ, năm hay sáu tuổi, bạn bị lạc trong một siêu thị. Bạn đã rất hoảng sợ. Bạn khóc lóc. Cuối cùng bạn cũng được giải cứu bởi một người lớn tuổi và đoàn tụ với gia đình. Và chúng tôi đã thành công trong việc gieo trồng ký ức này trong tâm trí của một phần tư các đối tượng. Và bạn có thể nghĩ rằng, việc đó không quá căng thẳng. Nhưng chúng tôi và những nhà nghiên cứu khác đã gieo trồng một một ký ức sai rất phong phú, chi tiết bất thường hơn nhiều và căng thẳng hơn nhiều. Cũng như trong một thí nghiệm thực hiện ở Tennessee, các nhà nghiên cứu đã gieo trồng các ký ức sai đó là lúc bạn là một đứa trẻ, bạn gần như đã bị chết đuối và bạn đã được cứu bởi một nhân viên cứu hộ. Và trong một thí nghiệm tại Canada, các nhà nghiên cứu lại gieo trồng một ký ức lúc bạn còn nhỏ, một số thứ kinh khủng kiểu như bị tấn công bởi một con vật hung dữ đã xảy ra với bạn, có tác dụng với một nửa số đối tượng. Và trong một nghiên cứu tại Italy, các nhà nghiên cứu gieo trồng một ký ức sai, khi bạn là một đứa trẻ, bạn chứng kiến một người bị quỷ ám. 

Tôi muốn bổ sung rằng nó có vẻ giống như chúng tôi làm tổn thương tinh thần đến các đối tượng trong thí nghiệm nhân danh khoa học, tuy vậy những nghiên cứu của chúng tôi đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn đánh giá theo điều khoản đạo đức nghiên cứu (Research ethics boards - REB) điều đó đã đưa ra quyết định những bất tiện tạm thời mà một số các đối tượng có thể phải trải niệm trong những nghiên cứu này không đáng kể so với tầm quan trọng của vấn đề này để nắm được quả trình diễn biến của bộ nhớ và những bạo hành trí nhớ đang tiếp diễn tại một số nơi trên thế giới. 

Vâng, tôi đã ngạc nhiên, khi tôi xuất bản công trình này và bắt đầu lên tiếng phản đối một số phương pháp tâm lý trị liệu nhất định, nó tạo ra một số vấn đề khá là tồi tệ cho tôi: thù địch, chủ yếu là từ những nhà trí nhớ trị liệu bị đụng chạm, những người cảm thấy bị công kích, và bởi những nạn nhân người bị họ gây ảnh hưởng. Thi thoảng tôi cần đến các vệ sĩ trong lúc phát biểu mà tôi được mời đến phát biểu, mọi người cố tổ chức chiến dịch thu thập các thư tay để tôi bị đuổi việc. Nhưng có lẽ điều tồi tệ nhất đó là tôi nghi ngờ một người phụ nữ đã không hề phạm tội lạm dụng cái tội được tuyên bố bởi người con gái lớn của bà. Cô ta buộc tội mẹ mình lạm dụng tình dục dựa trên các ký ức bị kìm nén. Và người con gái này đã cho phép câu chuyện của mình được chuyển thành phim và công chiếu ở nhiều nơi. Tôi đã nghi ngờ câu chuyện này, và tôi bắt đầu điều tra, và cuối cùng đã tìm ra các thông tin thuyết phục tôi rằng người mẹ đó vô tội. Tôi đã xuất bản một bài bóc trần sự thật, và một thời gian sau, người con gái đã buộc tội mẹ kia đã đâm đơn kiện. Thậm chí tôi đã chưa từng nhắc đến tên của cô, nhưng cô ta kiện tôi phỉ báng và xâm phạm riêng tư cá nhân. Và tôi đã phải trải qua gần năm năm đối diện với những kiện cáo rắc rối, phiền phức này, nhưng cuối cùng, cuối cùng, nó cũng qua và tôi có thể thực sự quay trở lại với công việc. Trong quá trình diễn tiến, dù sao đi nữa tôi đã trở thành một phần của xu hướng nhiễu loạn tại Mĩ khi các nhà khoa học bị kiện đơn giản chỉ vìlên tiếng trước một vấn đề đang gây tranh cãi lớn trong cộng đồng. 

Khi quay trở lại với công việc của mình, tôi đặt ra câu hỏi này: nếu tôi gieo mầm một kí ức sai lệch trong tâm trí bạn, nó có để lại hậu quả? Nó có ảnh hưởng đến những suy nghĩ sau này của bạn, những hành vi sau này của bạn? Nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi là gieo vào một ký ức sai rằng bạn bị bệnh lúc còn bé khi ăn một vài thực phẩm: trứng gà luộc kỹ, nước dầm thì là, kem dâu tây. Và chúng tôi phát hiện ra rằng khi chúng tôi gieo trồng những ký ức sai đó người ta không còn muốn ăn những thực phẩm đó nhiều vào những buổi picnic nữa. Những ký ức sai không nhất thiết phải tồi tệ hoặc không vui. Nếu chúng tôi gieo mầm một ký ức ấm áp và vui vẻ liên quan đến một loại thực phẩm lành mạnh như măng tây, chúng tôi có thể làm cho người thí nghiệm thích ăn măng tây hơn. Vậy nên những gì các thí nghiệm cho thấy đó là bạn có thể gieo trồng các ký ức sai và chúng có hậu quả tác động lên hành vi kéo dài chừng nào trí nhớ còn có tác dụng. 

Vâng, theo những khả năng này để gieo trồng ký ức và điều khiển hành vi rõ ràng cần kéo theo một số vấn đề đạo đức quan trọng, giống như, khi nào ta mới nên dùng các kỹ thuật tâm trí này? Và chúng ta có nên cấm sử dụng chúng? Các nhà tâm lý trị liệu không thể gieo trồng những ký ức sai trong tâm trí bệnh nhân cho dù nó có thể giúp bệnh nhân, nhưng không gì có thể ngăn cản bậc cha mẹ thử cách này lên những thiếu niên nặng kí hay béo phì. Và khi tôi công khai những đề xuất này, nó lại tạo ra những luồng chống đối. "Lại nữa rồi. Bà ta ủng hộ việc cha mẹ lừa dối con cái." 

Xin chào, Ông già Nô-en. (tiếng cười) 

Ý của tôi là, có cách khác để nghĩ về chuyện này, cách bạn nên nghĩ, một đứa trẻ béo phì, tiểu đường, vòng đời rút ngắn, tất cả những thứ có thể đi kèm, hay một đứa trẻ có một chút sai sót trong ký ức? Tôi biết những gì tôi sẽ chọn cho đứa trẻ của tôi. 

Nhưng có lẽ công việc của tôi đã làm tôi khác biệt khỏi hầu hết mọi người. Hầu hết mọi người trân trọng những ký ức của họ, họ biết nó đại diện cho nhân dạng họ, họ là ai, họ đến từ đâu. Và tôi trân trọng điều đó. Tôi cũng nghĩ như vậy. Nhưng tôi biết được từ công việc của mình bao nhiêu điều hư cấu vốn đã có ở đó. Nếu tôi có học được điều gì qua mấy chục năm nghiên cứu trên những vấn đề này, thì đó là: chỉ vì một ai đó nói với bạn một số thứ và nói với sự tự tin, chỉ vì họ nói với rất nhiều chi tiết, chỉ vì họ biểu hiện cảm xúc của họ khi họ nói điều đó, không có nghĩa rằng nó thực sự đã xảy ra. Chúng ta không thể phân biệt rõ những ký ức đúng với những ký ức sai. Chúng ta cần những chứng cứ độc lập. Khám phá này đã làm tôi khoan thứ hơn đối với những sai lầm thường ngày trong trí nhớ mà bạn bè tôi và các thành viên trong gia đình tôi phạm phải. Khám phá này đã có thể cứu Steve Titus, người đàn ông đã bị đánh cắp cả tương lai bởi một ký ức sai lầm. 

Nhưng đồng thời, chúng ta cũng cần tự nhớ rằng, chúng ta hãy xem như những ký ức, giống như tự do, là một thứ mỏng manh. Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều.

 

Mời các bạn xem video bài nói chuyện của Elizabeth Loftus ở đây:

 

Translated by anhvi le
Reviewed by Tra Giang Le
menu
menu