Hãy bảo vệ các giác quan của bạn trong thời đại siêu kích thích

hay-bao-ve-cac-giac-quan-cua-ban-trong-thoi-dai-sieu-kich-thich

Sự kích thích quá mức là sự quá tải về mặt sinh lý, tâm lý. Nó là một sự quá tải của các giác quan, ảnh hưởng cùng lúc đến cả thể chất và tinh thần.

Tác giả: SHANNON TERRELL

 

Bây giờ hãy dành ra đôi phút để nhìn vào màn hình máy tính xách tay hoặc điện thoại của bạn. Bạn đã mở bao nhiều tab? Bao nhiêu cửa sổ? Có bao nhiêu ứng dụng hoặc chương trình đang hoạt động?

Dường như việc để cho mọi người biết rằng bạn cùng một lúc có thể điều khiển trơn tru 20 hoặc nhiều tab hơn nữa là một huy hiệu danh dự vào thời nay. Chúng ta càng có thể xử lý và tung hứng nhiều tab thì càng tốt, phải không nào? 

Nhưng thực tế xã hội hiện đại của chúng ta là: chúng ta đang bị kích thích quá mức (overstimulation). Trên diện rộng. 

Vậy, kích thích quá mức là gì? Nó ảnh hưởng đến cuộc sống của ta như thế nào? Và có lẽ quan trọng nhất trong tất cả: làm thế nào để chúng ta khắc phục? 

Quá tải giác quan ảnh hưởng thế nào đến bộ não của chúng ta

Trước tiên, ta hãy xem xét sự kích thích quá mức thực tế là gì.

Nói một cách đơn giản, sự kích thích quá mức là sự quá tải về mặt sinh lý, tâm lý. Nó là một sự quá tải của các giác quan, ảnh hưởng cùng lúc đến cả thể chất và tinh thần.

Khi chúng ta bị kích thích quá mức, chúng ta đang cung cấp cho cơ thể và bộ não nhiều thông tin hơn mức nó có thể chủ động xử lý. Sự kích thích quá mức có nhiều hình thức khác nhau.

Nó có thể chỉ hoàn toàn là giác quan/cảm giác— như khi ta đi xem một buổi biểu diễn nhạc rock và bị lóa mắt bởi ánh sáng và âm thanh. Hoặc, nó có thể bao hàm một yếu tố tâm lý, như khi chúng ta quá tải công việc và dành quá nhiều giờ trước màn hình. 

John Gray và khoa học của sự kích thích quá mức

John Gray, nhà tư vấn các mối quan hệ, giảng viên và tác giả của cuốn sách bán chạy, Men Are From Mars, Women Are From Venus (Đàn Ông Đến Từ Sao Hoả - Đàn Bà Đến Từ Sao Kim), có nhiều hiểu biết sâu sắc về khoa học của sự kích thích quá mức.

Khi bạn xem xét bằng chứng khoa học thần kinh về sự quá tải giác quan (sensory overload), bạn bắt đầu nhận ra rằng sự kích thích quá mức không chỉ là một vấn đề đối với xã hội hiện đại của chúng ta— mà đó là một căn bệnh. Và đây là lí do.

John Gray giải thích rằng thế giới của chúng ta, trong sự trỗi dậy của cuộc cách mạng kỹ thuật số, đã trở nên tích hợp với công nghệ kỹ thuật số khiến cho sự kích thích quá mức đã trở thành chuyện bình thường. Và đây là tin xấu, vì các giác quan liên tục bị quá tải thực sự không tốt cho chúng ta.

Bên cạnh sự căng thẳng mà chúng ta gây ra cho các giác quan của mình, chúng ta cũng vô tình để cho bản thân trở thành những người nghiện sự kích thích quá độ.

John Gray thảo luận về cách mà sự kích thích quá mức tạo ra dopamine dư thừa trong não bộ. Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh gắn liền với các trung tâm phần thưởng và khoái cảm của não bộ, vì vậy khi chúng ta có được lượng dopamine thừa mứa trong mạch, chúng ta cảm thấy thật tuyệt vời. 

Vấn đề với lượng dopamine quá dư thừa đó là theo thời gian, các thụ thể dopamine của chúng ta trở nên kém đáp ứng trước sự giảm xuống tự nhiên và lưu lượng của các hóc mon của chúng ta. Điều này có nghĩa là chúng ta đòi hỏi nhiều kích thích mạnh hơn để giải phóng lượng dopamine chúng ta thèm muốn.

Hãy xem yếu tố nghiện ngập hoạt động như thế nào? Chúng ta càng có nhiều, chúng ta càng cần nhiều hơn. Đó là một vòng luẩn quẩn vô tận khiến toàn bộ hệ thống của chúng ta sai lệch hoàn toàn.

Các triệu chứng kích thích quá mức phổ biến cần lưu ý

Bước đầu tiên trong cuộc chiến chống lại sự tấn công dồn dập của siêu kích thích trong cuộc sống của chúng ta là nhận thức được các dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng nhất:

  • Cắn móng tay
  • Không thể ngồi yên
  • Những suy nghĩ dồn dập
  • Mất ngủ
  • Thèm đường
  • Nhức đầu
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Mỏi mắt
  • Đánh trống ngực
  • Chóng mặt

Những nguyên nhân chính của sự kích thích quá mức

Sự kích thích quá mức có thể đến trong nhiều hình thức khác nhau nhưng hãy tiếp tục lưu ý đến bất cứ điều gì tạo gánh nặng lên các giác quan của bạn.

Nguyên nhân hàng đầu của sự kích thích quá mức trong cuộc sống chúng ta ngày nay là gì? Màn hình (điện thoại, máy tính, tivi).

Hãy nghĩ về bất kì hình thức màn hình kỹ thuật số nào mà bạn phải xử lý hằng ngày. Bạn hãy gọi tên chúng ta đi, và nó có thể góp phần vào sự kích thích quá mức của bạn: tivi, máy tính xách tay, điện thoại, máy tính bảng, các bảng thông báo, quảng cáo, và còn nhiều nữa.

Nếu đấy là một màn hình kỹ thuật số thì nó đang tạo gánh nặng lên các giác quan của bạn, và chúng ta cần ý thức được việc mình đã để cho tâm trí và cơ thể tiếp xúc với những món đồ công nghệ này nhiều ra sao.

Tại sao chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD ở trẻ em ngày nay đang gia tăng

Vào những năm 1980, cứ 20 trẻ em thì có 1 trẻ bị chẩn đoán mắc chứng ADHD - Rối loạn tăng động giảm chú ý. Còn hiện nay? Con số đó đã tăng lên 1 trên 9.

Tại sao tăng đột biến? Vâng, các chuyên gia chỉ ra một số yếu tố, bao gồm các công cụ chẩn đoán tinh tế hơn cho bác sĩ tâm thần, những điều cầm kỵ xung quanh các chứng rối loạn hành vi giảm dần, và hỗ trợ bệnh nhân tốt hơn. Nhưng chúng ta không thể lờ đi sự thay đổi về mặt xã hội rõ rành rành trước mắt: ngày nay, trẻ em dành nhiều thời gian hơn để ngồi trước màn hình hơn là vui chơi ngoài trời.

Sự mất cân bằng hóa học thần kinh tương tự khuyến khích người lớn trở nên ‘nghiện’ với sự kích thích quá mức cũng chính là sự mất cân bằng ảnh hưởng đến trẻ em. Trẻ càng phụ thuộc vào kích thích nhân tạo, chúng càng ít hứng thú với đến kích thích cơ bản, sinh học từ người sang người. 

Làm thế nào để tập trung — Giải pháp cho sự kích thích quá độ của John Gray 

Vậy, làm thế nào để chúng ta vượt qua sự kích thích thái quá và giữ được sự tập trung chú ý trong một thế giới hội nhập công nghệ ngày càng phát triển?

Chúng ta phải ý thức được khoảng thời gian mà ta dành cho màn hình. Chúng ta càng nhận thức rõ hơn, chúng ta sẽ được trang bị tốt hơn để chống lại tình trạng quá tải giác quan. Một trong những phương pháp mà John Gray gợi ý để cân bằng thời gian chúng ta sử dụng trước màn hình là phải tạo ra khoảng thời gian ‘không-màn hình’. Điều này có thể trở thành một phần đặc biệt trong ngày của chúng ta, ở đó chúng ta chủ ý ngắt kết nối khỏi những gì diễn ra xung quanh ta.

Rời xa màn hình điện tử trong cuộc sống của chúng ta không hề dễ dàng! Nhưng chủ định dành ra một khoảng thời gian (ít nhất là 20 phút hoặc lâu hơn) để cho các giác quan của bạn nghỉ ngơi là rất quan trọng để cân bằng tâm trí và cơ thể.

Ngồi thiền để khởi động lại một bộ não khôn ngoan

Lời khuyên thứ hai của John Gray để ngắt kết nối về tâm lý? Thiền định. Đây có thể là một ‘khoảng thời gian không-màn hình’ của bạn, thiết lập lại sự cân bằng các hóa chất thần kinh của bạn.

Đây là cách nó hoạt động: Thiền định lặp đi lặp lại sẽ tạo ra chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Serotonin điều chỉnh tâm trạng của chúng ta, làm giảm lo lắng và chống trầm cảm. Nó là một trạm điều khiển của một hóa chất thần kinh và là một thứ mà tất cả chúng ta có thể sử dụng nhiều hơn một chút trong cuộc sống của mình. Điều hay nhất của việc tăng mức serotonin là gì? Hóa chất tăng cường tâm trạng này trên thực tế giúp sửa chữa và thiết lập lại vị trí của các thụ thể dopamine trong não bộ. Hãy nghĩ về nó giống như một nút khởi động lại cho các giác quan làm việc quá sức của bạn. Serotonin có thể làm dịu các thụ thể dopamine bị kích động, bị kích thích quá mức và giảm sự phụ thuộc của bạn vào các kích thích bên ngoài cho cảm giác phần thưởng và niềm vui mà dopamine mang lại.

Bạn không cần quá nhiều thứ để ngồi thiền! Chỉ cần vài phút mỗi ngày trong một căn phòng yên tĩnh. Bạn có thể thiền đứng, thiền ngồi, hoặc thậm chí nằm trên sàn nhà. Nếu bạn là người mới tập thiền, hãy thử một hoặc hai bài hướng dẫn tập thiền để khởi đầu.

Bạn đang tìm kiếm một bản nhạc thiền tuyệt vời để hỗ trợ bạn? Bản nhạc OmHarmonica xuất sắc và nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Hãy nhớ là, nó sử dụng phách hai và nên được nghe bằng tai nghe:

Thiền chánh niệm để chống lại kích thích quá mức

Nếu bạn tự tin ngồi thiền mà không cần hướng dẫn, hãy thử tập thiền chánh niệm tập trung vào hơi thở. Chỉ với 5 phút mỗi ngày, bạn có thể thay đổi đáng kể nhận thức của bạn và tăng khả năng tập trung: 

  1. Tìm một nơi thoải mái để ngồi hoặc nằm xuống.
  2. Đặt hẹn giờ trên điện thoại hoặc đồng hồ của bạn cho 5 phút.
  3. Nhắm mắt lại, và để hai tay bạn ở hai bên hoặc trên đầu gối.
  4. Hít vào bằng mũi.
  5. Thở ra bằng miệng của bạn.
  6. Tiếp tục thở, và tập trung vào cảm giác không khí khi nó đi vào mũi và đi qua miệng của bạn.
  7. Đừng kiểm soát hơi thở. Chỉ đơn giản quan sát các cảm giác vật lý đi cùng với từng hơi thở.

Bài tập chánh niệm đơn giản này có thể đóng vai trò như một công cụ mạnh mẽ trong việc chống lại sự kích thích quá mức.

 

Nguồn: https://blog.mindvalley.com/overstimulation/?fbclid=IwAR25A18tDc4Ck5qXl4vuzPUaPcCTpOR6-MconqkmxS44j-0AFqdmX4u_S6w

menu
menu