Lòng vị tha là gì?

long-vi-tha-la-gi

Lòng vị tha là khi chúng ta hành động vì lợi ích của người khác, thậm chí ngay cả khi bản thân gặp phải nguy hiểm hay phải trả giá.

Lòng vị tha là gì?

Lòng vị tha là khi chúng ta hành động vì lợi ích của người khác, thậm chí ngay cả khi bản thân gặp phải nguy hiểm hay phải trả giá. Mặc dù một số người tin rằng con người về cơ bản vốn thích tư lợi, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy điều ngược lại: Các nghiên cứu đã phát hiện rằng phản ứng đầu tiên của con người là hợp tác hơn là cạnh tranh; rằng trẻ chập chững biết đi thường tựphát giúp người cần được giúp, xuất phát từ một mối quan tâm chính đáng về lợi ích của chính chúng, và rằng ngay cả động vật linh trưởng không thuộc loài người cũng biểu hiện lòng vị tha.

Các nhà khoa học nhiên cứu về tiến hóa cho rằng lòng vị tha có gốc rễ sâu xa trong bản chất con người bởi vì giúp đỡ và hợp tác thúc đẩy sự tồn tại của loài người chúng ta. Thật vậy, chính Darwin cũng lập luận rằng lòng vị tha, mà ông gọi là "sự cảm thông" hay "lòng nhân từ", là "một phần quan trọngcủa bản năng xã hội." Tuyên bố của Darwin được hỗ trợ bởi các nghiên cứu thần kinh học gần đây, mà đã chỉ ra rằng khi người ta cư xử vị tha, não của họ hoạt hóa ở những khu vực báo hiệu niềm vui và phần thưởng, tương tự như khi họ ăn sô cô la (hoặc có quan hệ tình dục).

Điều này không có nghĩa là con người nhiều vị tha hơn ích kỷ, thay vào đó, bằng chứng cho thấy chúng ta có những khuynh hướng đã bén rễ rất sâu: hànht động trong theo cả hai hướng. Thách thức của chúng ta nằm ở chỗ tìm cách để khơi đậy các thiên thần tốt đẹp hơn trong bản chất của chúng ta.

Tại sao lại thực hành Lòng vị tha?

Có phải những kẻ tốt bụng thường phải chậm chân? Hầu như không phải thế. Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thực hành lòng vị tha tăng cường sự lành mạnh về nhân cách của chúng ta – về mặt tình cảm, thể chất, tình yêu lãng mạn, và thậm chí cả về phương diện tài chính. Điều đó cũng rất quan trọng đối vớimột cộng đồng ổn định và lành mạnh, và đối với sự lành mạnh của cả loài người chúng ta. Chúng ta vẫn cần được thuyết phục để làm người tử tế?

Lòng vị tha làm cho chúng ta hạnh phúc: Các nhà nghiên cứu đã liên tục phát hiện ra rằng nhiều người kể lại họ đã hạnh phúc hơn đáng kể sau khi làm việc tốt cho người khác Một số nghiên cứu cho thấy việc trao tặng cho người khác khiến người ta cảm thấy hạnh phúc hơn là chi tiêu cho chính bản thânmình, điều này thậm chí còn được phát hiện ở cả trẻ em. Những tình cảm tốt đẹp nàyđược phản ánh trong gây hoạt hóa các vùng não có liên quan đến niềm vui thích, kết nối xã hội, và sự tin cậy. Các nhà khoa học cũng tin rằng lòng vị tha có thể kích hoạt việc phóng endorphin trong não, khiến chúng ta thấy lâng lâng "khi làm người trợ giúp.”

Lòng vị tha là tốt cho sức khỏe của chúng ta: Những người tình nguyện có xu hướng ít bịđau nhức, sức khỏe tổng thể tốt hơn, và ít bịtrầm cảm; những người cao tuổi làm tìnhnguyện hoặc thường xuyên giúp đỡ bạn bè hoặc người thân có khả năng tử vong thấp hơn đáng kể. Nhà nghiên cứu Stephen đãbáo cáo rằng lòng vị ta thậm chí cải thiện sức khỏe những người bị bệnh mãn tính như HIV và đa xơ cứng.

Lòng vị tha cũng tốt cho lợi ích thực tế của chúng ta: Các nghiên cứu cho thấy rằng những người có lòng vị tha có thể gặt hái những lợi ích tài chính bất ngờ từ lòng tốt của họ vì những người khác sẽ cảm thấy có nhu cầu đáp lại lòng tốt của họ; một nghiên cứu khác phát hiện ra rằng đóng góp cho tổ chức từ thiện có thể làm cho các công ty trở nên có giá trị hơn. Trong khắp thế giới động vật, các con vật hợp tác với nhau hoạt động có hiệu quả hơn và sống sót lâu hơn.

Lòng vị tha là tốt cho đời sống tình yêu của chúng ta: Khi nhà nghiên cứu David Buss khảo sát hơn 10.000 người khắp 37 nền văn hóa, ông đã nhận thấy rằng lòng tốt là tiêu chí quan trọng nhất của người bạn đời và là yêu cầu phổ quát  duy nhất đối với một người bạn đời ở tất cả các nền văn hóa.

Lòng vị tha chống được nghiện: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người nghiện mà biết giúp đỡ người khác, ngay cả trong những việc nhỏ nhặt, có thể cải thiện đáng kể cơ hội tỉnh táo của họ và tránh cơn nghiện tái phát, điều này là đúng cả ở người lớn lẫn thanh thiếu niên.

Lòng vị tha thúc đẩy kết nối xã hội: Khi chúng ta trao tăng cho người khác, họ cảm thấy gần gũi hơn với chúng ta, và chúng tacũng cảm thấy gần gũi hơn với họ "Sự tử tếvà hào phóng dẫn bạn đến cảm nhận người khác tích cực hơn và từ tâm hơn", nhà tâm lý học tích cực Sonja Lyubomirsky đã viết điều này trong cuốn sách Làm thế nào để hạnh phúc, của bà và điều đó "nuôi dưỡng một nhận thức cao về tương thuộc và hợp tác trong cộng đồng xã hội của bạn."

Lòng vị tha tốt cho giáo dục: các chương trình học tập dịch vụ chất lượng cao, nơi học sinh bổ sung cho học tập trên lớp bằng các dịch vụ cộng đồng trong thế giới thực, đã cải thiện thành tích học tập và làm cho học sinh cảm thấy được kết nối nhiều hơn với mái trường của mình. Và khi học sinh tham gia vào "học tập hợp tác," lúc mà chúng phải làm việc cùng nhau để hoàn thành một dự án, chúng có nhiều khả năng có các mối quan hệ tích cực, có sức khỏe tâm lý tốt hơn, và ít có khả năng bắt nạt nhau.

Lòng vị tha thường lan truyền: Khi chúng ta trao tặng, chúng ta không chỉ giúp người nhận trực tiếp quà tặng của chúng ta. Chúng ta còn tạo ra một hiệu ứng con sóng làm lan tỏa sự rộng lượng ra khắp cộng đồng. Một nghiên cứu của James Fowler và Nicholas Christakis cho thấy lòng vị tha có thể lan truyền với ba mức độ -  từ người này sang người khác rồi sang người khác nữa. Hai nhà nghiên cứu đã viết: "Kết quả là mỗi người trong một mạng lưới có thể ảnh hưởng đến hàng chục, thậm chí hàng trăm người khác, trong đó có một số người mà ta không biết và chưa hề gặp mặt."

Làm thế nào để nuôi dưỡng Lòng vị tha?

Nghiên cứu cho thấy rằng khi còn trẻ con chúng ta biết cư xử vị tha trước khi học được cách nói chuyện. Nhưng thông thường, chúng ta lại không hành động dựa theo thiên hướng tử tế khi chúng ta lớn lên. Dưới đây là một số hoạt động cụ thể, dựa trên khoa học để nuôi dưỡng lòng vị tha từ trang web mới của chúng tôi Greater Good in Action:

-Hành vi tử tế ngẫu nhiên: Làm thế nào để cảm thấy hạnh phúc hơn bằng cách làm việc cho người khác.
-Cảm giác kết nối: Viết một bài luận để thúc đẩy kết nối và sự tử tế.
-Thử mang khuôn mặt người đang đau khổ: Khi đọc tin tức, hãy tìm kiếm hồ sơ của các cá nhân cụ thể và cố gắng hình dung ra cuộc sống của họ như thế nào.
-Khơi gợi lòng vị tha: Hãy tạo ra những lời nhắc nhở về các kết nối.

Dưới đây là một phương diện rộng lớn hơn để nuôi dưỡng bản năng vị tha của chúng ta nhằm giúp thúc đẩy lòng vị tha ở những người khác.

Giữ kết nối: Cảm nhận kết nối với mọi người, thậm chí bằng cách đọc những từnhư "cộng đồng" và "quan hệ" – cũng làchúng ta vị tha hơn. Những lời nhắc nhở vềkết nối có thể rất tinh tế: Trong một nghiên cứu, khi những trẻ chỉ  mới tạp đi chỉ cần nhìn thấy hai con búp bê nhìn vào mặt nhau trong nền của một bức hình chụp, thì điều đó đã tạo ra hiệu quả gấp ba lần so với khi nhìn thấy những con búp bê ở những tư thế khác.

Tiếp xúc cá nhân: Chúng ta vị tha hơn khi chúng ta nhìn nhận người khác như những cá nhân, chứ không phải là thống kê trừu tượng. Vì vậy, nếu bạn muốn khuyến khích hỗ trợ cho người cần giúp, hãy xác định một người cụ thể với vấn đề cụ thể.  Tương tự như vậy, người ta đáp ứng vị tha hơn khi họ cảm thấy có trách nhiệm cá nhân đối với một vấn đề: Những người đứng chứng kiến một cuộc khủng hoảng có nhiều khả năng đáp ứng hơn nếu được chỉ ra đích danh cá nhân - "Này, anh bạn mặc áo sọc ơi, làm ơn giúp tôi với?" - hơn nếu họ nghe thấy một lời kêu gọi chung để được giúp đỡ” – so với khi họ nghe một lời kêu gọi trợ giúp chung chung.

Soi mình nơi người khác: Nói chung, những người có hay giúp đỡ hơn các thành viên của riêng nhóm mình - nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mà chúng ta nghĩ rằng thuộc về “nhóm riêng” chúng ta có thể rất linh động.  Việc tìm một manh mối về điểm tương đồng nào đó với một người khác – ngay cả những điều đơn giản như thích các môn thể thao hay các đội thể thao – cũng có thể thúc đẩy hành động vị tha đối với người đó, trong một số trường hợp còn vượt qua được sự kình địch giữa các nhóm đang đối đầu

Hãy cảm ơn: Những người biết ơn là những người hào phóng hơn, có lẽ vì họ đang đền ơn kế tiếp những món quà mà họ trân quý khi nhận được từ những người khác. Nhậnsự biết ơn cũng có thể khuyến khích lòng vị tha - khi một người phục vụ ghi hai chữ "cảm ơn" lên hóa đơn tính tiền của nhà hàng thì tiền thưởng của họ tăng thêm đến 11 phần trăm.

Hãy làm gương: Những người luôn biểu thị lòng vị tha sẽ khuyến khích những người khác làm theo. Đơn giản chỉ cần đọc sách về hành vi khác thường của lòng tử tế cũng làm cho người ta rộng lòng hơn, có lẽ vì họ trải nghiệm cái cảm giác thăng hoa ấm áp mà các nhà tâm lý học gọi là "lòng cao thượng", mà chúng ta có được khi chúng ta nhìn thấy những hành động tốt lành bất ngờ của mình. Đây là một mẹo đặc biệt quan trọng nếu bạn đang chăm sóc cho trẻ em: Nghiên cứu cho thấy trẻ em vị tha đều có cha mẹ hoặc người thân chủ tâm làm mẫu những hành vi hữu ích hay nhấn mạnh giá trị của vị tha.

Hãy khiến mọi người có tâm trạng tốt: Cảm thấy hạnh phúc làm cho người ta rộng lượng hơn. Và vì rộng lượng dường như cũng làm cho mọi người hạnh phúc, nhà nghiên cứu Lara Aknin ghi nhận một "vòng phản hồi tích cực" đối với lòng vị tha mà có thể làm lợi cho các tổ chức từ thiện: "Nhắc những người hiến tặng nhớ lại những đóng góp trước đó có thể khiến cho họ hạnh phúc, và việc trải nghiệm hạnh phúc có thể dẫn đến trao tặng một món quà hào phóng".

Khuyến khích hợp tác và nhấn mạnh mục tiêu chung: Khi trẻ em phải làm việc cùng nhau trong một nhiệm vụ, họ có nhiều khả năng để chia sẻ những thành quả của những nỗ lực của họ đều Khi học sinh tham gia "học tập hợp tác" bài tập theo nhóm nhỏ, họ có nhiều khả năng để thể hiện lòng tốt đối với các bạn cùng lớp của mình nói chung.

Ghi nhận việc làm từ thiện nhưng không phải bằng phần thưởng: Con người có nhiều khả năng vị tha hơn khi những người khác biết đến những việc làm tốt của họ, có lẽ bởi vì họ cho rằng lòng tốt của họ được hưởng ứng. Nhưng quá nhiều sự ghi nhận có thể phản tác dụng: trẻ em mà nhận được nhiều vật chất làm phần thưởng cho lòng tốt của chúng sẽ trở nên ít giúp đỡ người khác hơn trong tương lai.

Hãy để thời gian đứng về phía bạn: Trong các nghiên cứu chuyên đề của Daniel Batson và John Darley, khi mọi người nhìn thấy một người nào đó ngã trên vỉa hè, quyết định giúp đỡ của họ phụ thuộc vào một yếu tố duy nhất: liệu nó có làm bạn trễ giờ hay không. Họ vị tha chỉ khi họ cảm thấy có đủ thời gian để làm được điều đó – điều này cho ta bài học quan trọng về nền văn hóa ngày càng bận rộn của chúng ta: sống chậm lại, không xếp lịch làm việc chồng chất, và dành thời gian để quan tâm nhận thức về môi trường xung quanh.

Hãy góp tay xây dựng một cộng đồng hỗ trợ: Một nghiên cứu cho thấy các khu phố với nhiều cơ chế hỗ trợ cho trẻ em, như các hoạt động ngoại khóa và các cơ sở tôn giáo, thường có những thanh thiếu niên vị tha hơn. Sự giàu có trong khu phố của họ không phải là một yếu tố quyết định. Điều này cho thấy hoạt động tình nguyện không chỉ làm cho bạn cảm thấy tốt cho bản thân, mà còn giúp xây dựng một cộng đồng vị tha hơn.

Đấu tranh với bất bình đẳng: Các nghiên cứu cho thấy rằng khi người ta có cảm giác tự mãn về địa vị, họ trở nên kém hào phóng Có lẽ đó là lý do tại sao những người giàu ở Mỹ dành một tỷ lệ thu nhập thấp hơn để làm từ thiện, đặc biệt là khi họ sống trong những khu phố có tỷ lệ cao những người giàu có khác. Nhưng khi người có địa vị cao cảm nhận được một kết nối do lòng trắc ẩn với người khác, hoặc khi họ cảm thấy địa vị của họ sa sút, họ trở nên rộng lượng hơn.

 

Nguồn: http://greatergood.berkeley.edu/topic/altruism/definition
Nguồn dịch: http://gocsan.blogspot.com/2016/06/what-is-altruism-long-vi-tha-la-gi.html

menu
menu