Tại sao một số ước mơ không nên theo đuổi

tai-sao-mot-so-uoc-mo-khong-nen-theo-duoi

Sự thật là nỗi đau, nỗi mong chờ và những thất vọng là một phần của cuộc sống. Ta tin rằng những ước mơ sẽ giải quyết mọi vấn đề hiện tại mà không nhận ra chúng chỉ đang tạo thêm biến số vào bài toán mà ta đang phải đương đầu.

Gần đây, một người bạn của tôi gặp một người phụ nữ khi đang đi du lịch nước ngoài. Ngay lập tức họ nảy sinh tình cảm và quyết định giữ liên lạc sau khi cậu ta về nước. Vài tháng trôi qua, cậu ta càng bị cô nàng mê hoặc, cậu ta nói với tôi là chưa bao giờ gặp người phụ nữ nào như vậy. Cậu ta nói chưa từng cảm thấy như vậy kể từ khi gặp người bạn gái nghiêm túc gần đây nhất. Có vẻ như cả hai đều có chung cảm nhận, người phụ nữ cũng không màng chênh lệch múi giờ mà giữ liên lạc với cậu ta. Không lâu sau, dù sống ở hai lục địa khác nhau, họ lên kế hoạch gặp nhau lần nữa.
 
Có lúc người bạn ấy còn tới mức nói với tôi rằng sẽ có thể sắp xếp đi công tác để có thể sống tại đất nước của cô nàng một vài tháng trong năm và tiến triển mối quan hệ. Nghiêm túc đấy - đặc biệt là nó xuất phát từ người bạn mà tôi biết rằng rất ghét sự gắn bó.
 
Cuối cùng họ đã tìm ra giải pháp. Cậu ta sắp có chuyến công tác nước ngoài, và có thể tận dụng tuần nghỉ sau đó tại một thành phố biển gần đó và sắp xếp vé khách hàng thường xuyên cho cô nàng bay đến gặp mình. Cô ấy hào hứng nhận lời. Cậu ta đặt một căn phòng lãng mạn, các buổi mát xa tại spa địa phương, đi dạo trên bãi biển, tận chín yard. Chuyện đã sắp thành rồi. ----- Ta luôn nhồi vào trong óc những suy nghĩ mình luôn phải thực hiện ước mơ, luôn theo đuổi đam mê, luôn biến hiện thực thành những điều ta tin sẽ khiến mình hạnh phúc. Đa số công tác tiếp thị và quảng cáo đều dựa vào điều này. Phần lớn ngành công nghiệp tự lực cũng ủng hộ. Và với sự trỗi dậy của Tim Ferriss và trào lưu “thiết kế lối sống” trong thế hệ này, điều đó đã trở thành một tín ngưỡng.
 
Tạo dựng và cắt nghĩa cuộc sống của một người được xem là một sự cứu rỗi, bị mắc kẹt giữa sự giam cầm của xã hội truyền thống cũng tựa như địa ngục.
 
Nhưng điều trên không nhất thiết là hoàn toàn đúng, viết hoa chữ Đ. Trên thực tế, đó là một niềm tin văn hóa rộng rãi. Phong tục tập quán của Mỹ là quan niệm bất kỳ ai cũng có thể đạt được những gì mình mong muốn nếu họ đủ cố gắng. Tính cá nhân và độc đáo được quảng báo thành công trong suốt thế kỷ qua đến mức trở nên nhàm chán. Họ bảo rằng kẹo cạo râu thế này thế kia sẽ khiến ta trở thành “đàn ông đích thực” và lái một chiếc xe thể thao sản xuất hàng loạt là cách tốt nhất để thể hiện bản thân.
 
Đây là một quảng cáo của hãng xe Audi đang cố nói với bạn rằng bạn sẽ trở nên độc lạ bằng cách mua một chiếc xe 39,000 đô la.
 
 
Nhưng đó không chỉ là chủ nghĩa duy vật. Suy nghĩ “theo đuổi ước mơ” cũng chi phối các mối quan hệ của chúng ta. Tình yêu chỉ mới trở thành điều kiện tiên quyết duy nhất cho một mối quan hệ hạnh phúc khoảng vài thế kỷ trở lại đây thôi.
 
Cô đơn? Thì yêu ai đó rồi sống bên nhau hạnh phúc mãi mãi! Vậy thôi.
 
Đã đến thời điểm mà tất cả những văn hóa phổ thông đều dựa trên quan niệm tình yêu là sự bào chữa cho bất kỳ hành vi thần kinh nào.
 
Hàm ý đằng sau tất cả những điều này là gì? Bạn xứng đáng có được những ước mơ của mình. Bạn nợ bản thân và phải trả mọi giá để theo đuổi ước mơ. Đạt được ước mơ và chúng sẽ khiến bạn hạnh phúc mãi mãi.
 
Dù là nghề nghiệp mới, là người ăn mặc đẹp nhất trong bữa tiệc, sáng tỏ một điều gì đó, hay hẹn hò với một cô gái cách bạn nửa vòng Trái đất, người khác luôn bảo rằng ta nợ bản thân và phải đạt được điều ấy, nếu không thì ta chỉ là một kẻ thất bại. (Giờ thì hãy mua kem trị trĩ này với giá 19.95 đô la.)
 

Mục đích của trí tưởng tượng

Trong quyển sách Điều phụ nữ muốn (What Women Want), tác giả Daniel Bergner phỏng vấn hàng trăm phụ nữ về đời sống và trí tưởng tượng tình dục của họ. Tôi tìm thấy một câu chuyện khá thú vị trong quyển sách ấy.
 
Một phụ nữ trẻ ở thành phố New York liên tục có một tưởng tượng tình dục trong hàng năm trời. Trong câu chuyện tưởng tượng ấy, cô đang ở trong một nhà hàng và đi vào nhà vệ sinh. Nhưng trước khi cô kịp đóng cửa, một phục vụ theo cô vào trong, đẩy cô vào tường và phang cô từ đằng sau. Trong một số tưởng tượng khác, một thêm một người phục vụ thứ hai. Trong một số tưởng tượng khác, có người đang nhìn cảnh tưởng và một số lời hăm dọa. Dù vậy, câu chuyện luôn kết thúc bằng việc người phục vụ hét lên sung sướng khi ra bên trong cô.
 
Trong một ngày sinh nhật của cô gái, một nhóm bạn mở một buổi tiệc nhỏ cho cô tại một nhà hàng ở Brooklyn. Cô là một họa sĩ, vì thế cô chơi với một nhóm bạn mà tôi nghĩ rằng khá tiến bộ và phóng khoáng. Rất nhiều người bạn là gay, trong đó có cả bạn thân của cô. Người bạn thân nói với cô rằng cậu ta có quà cho cô, nhưng là một món quà bất ngờ.
 
Đến giữa buổi tối hôm đó, người bạn gay ấy nhấn nhá về món quà và nói rằng cô sẽ sớm nhận được, người phụ vụ đến sau lưng cô và thì thầm bên tai, “Cô nên vào nhà vệ sịnh.” Cô gái sững người. Ngay lập tức cô biết “món quà” của mình là gì. Người phục vụ rất đẹp trai - hoàn toàn là kiểu người cô thích, hoàn toàn giống với người đàn ông mà cô tưởng tượng. Người bạn gay bắt đầu cười khúc khích, “Sao? Cậu có đi hay không nào?”
 
Cô gái đứng dậy, tim đập thình thịch, và cô bước vào nhà vệ sinh, và trước khi cô kịp đóng cửa, người phục vụ đẩy cửa mở ra. Anh ta đóng cửa và khóa lại và nhìn vào đôi mắt cô. Cô gái không thốt nên lời, vừa kinh hoàng vừa hào hứng vừa ướt đẫm. Anh ôm lấy người cô và bắt đầu hôn cô mạnh mẽ. Cô hôn đáp trả, nhắm mắt lại, rơi vào câu chuyện tưởng tượng một lần nữa, không thể nào phân biệt đâu là thật đâu là mơ. Người phục vụ cởi quần và lôi cậu nhỏ của mình ra, cứng ngắc và sẵn sàng.
 
Anh ta ôm lấy cô. Cô ngần ngại. Cô nhìn ra chỗ khác và kháng cự lại anh. Cô không thể làm được. Anh ta cố kéo cô lại lần nữa nhưng cô không chịu. Cô nói, “Tôi không thể.” Anh ta trông khó hiểu. Anh nói, “Cô có thể mà.” Và ôm lấy cô lần nữa. Cô nói, “Không, không, tôi có bạn trai rồi.” Anh ta nhìn cô một lúc, bối rối. Cuối cùng anh nói, “Cô chắc chứ?” Cô gái nói, “Vâng, tôi chắc.” rồi mở cửa nhà vệ sinh và chạy ra ngoài.
 
Nếu có một loại giấc mơ hay tưởng tượng nào không xứng đáng theo đuổi, đó là cưỡng hiếp. Theo thống kê, ít nhất 30% phụ nữ có lúc tưởng tượng bị cưỡng hiếp (rape fantasy) (một số cho rằng con số này còn ít). Bergner và các nhà nghiên cứu tình dục cho rằng một lý do cho những câu chuyện tưởng tượng có tính bạo lực này không hẳn là bởi vì bản thân việc cưỡng hiếp, mà là ham muốn cái cảm giác mất kiểm soát (loss of control)
 
Mất kiểm soát trong thế giới thực rất nguy hiểm. Dù nghe có kích thích đến đâu, người ta vẫn có thể bị tổn thương hoặc bị giết chết. Mất kiểm soát và an toàn chỉ khả thi khi nó bó buộc trong tâm trí của chúng ta.
 
Lý do không phải câu chuyện tưởng tượng nào cũng nên được theo đuổi vì tưởng tượng không có hậu quả. Còn thực tế thì có. Bạn có thể cảm thấy sợ hãi và kinh hoàng khi không thực sự đang gặp nguy hiểm. Bạn có thể cảm thấy phấn khích và adrenaline sôi sục khi không thực sự liều lĩnh điều gì. Bạn có thể trải qua cảm giác vui sướng và tự hào vì một thành công khi không thực sự chịu đựng những công việc nặng nhọc.

Đôi lúc muốn một thứ tốt hơn là có được nó

Đa phần giai đoạn dậy thì và thiếu niên của tôi, tôi tưởng tượng mình trở thành một nhạc sĩ - cụ thể là một ngôi sao nhạc rock. Mỗi khi tôi nghe một bản nhạc guitar hứng khởi nào đó, tôi luôn nhắm mắt lại và tưởng tượng bản thân trên sân khấu chơi bản nhạc ấy trong sự hò hét của khán giả, mọi người hoàn toàn mất hồn theo những phím đàn của tôi. Câu chuyện này có thể diễn ra trong đầu tôi hàng giờ liền.
Việc tưởng tượng ấy vẫn tiếp tục khi tôi học đại học, ngay cả khi tôi nghỉ học ở trường âm nhạc và không còn chơi đàn nữa. Nhưng ngay cả lúc đó tôi vẫn luôn nghĩ sẽ có một ngày mình đứng trên sân khấu dưới sự hô hào của đám đông, chỉ là lúc nào mà thôi. Tôi chờ đợi thời cơ cho đến khi tôi có thể dốc sức khiến mọi chuyện thành hiện thực.
 
Ngay cả khi tôi bắt đầu việc kinh doanh trên mạng đầu tiên của mình, mục tiêu là kiếm tiền thật nhanh và rồi bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình. Ngay cả mới một năm trước, tôi mua một chiếc đàn guitar nửa muốn bắt đầu luyện tập trở lại và gia nhập một ban nhạc ở một nơi nào đó mà tôi sẽ định cư luôn.
 
Mặc dù tưởng tượng điều ấy suốt một nửa cuộc đời, hiện thực không bao giờ đến. Và phải mất một thời gian rất dài tôi mới hiểu ra tại sao.
 
Tôi không thực sự muốn điều ấy.
 
Tôi yêu kết quả ấy - hình ảnh tôi trên sân khâu, người người hò hét, tôi phô diễn bản thân, dồn mọi thứ tôi có vào trong bản nhạc - nhưng tôi không yêu quá trình.
 
Tập luyện vất vả hàng ngày, tìm một ban nhạc và diễn tập, khổ cực tìm kiếm một buổi diễn và lôi kéo người khác đến xem. Dây đàn đứt, loa hỏng, kéo lê 18 ký thiết bị đi đi về về các buổi diễn tập mà không có xe hơi. Ước mơ cao như núi và phải leo hàng dặm để lên được đỉnh. Và điều tôi nhận ra sau một thời gian dài là tôi không thích leo trèo. Tôi chỉ muốn tưởng tượng viễn cảnh trên đỉnh.
 
Xét theo những tư tưởng văn hóa thì chắc hẳn tôi là một kẻ thất bại. Tự lực cũng sẽ nói rằng hoặc là tôi không đủ dũng khí, không đủ quyết tâm hoặc là tôi không có đủ niềm tin ở bản thân. Các nhà thiết kế lối sống sẽ bảo rằng tôi đầu hàng trước vai trò truyền thống của mình trong xã hội. Người khác sẽ bảo tôi đưa ra quyết định hay tham gia một nhóm sáng tạo hay gì gì đấy.
 
Nhưng sự thật thì không thú vị đến thế:
 
Tôi nghĩ là tôi muốn điều đó. Nhưng thật ra không phải. Chấm hết.
 
Từ đó tôi nhận ra câu chuyện tưởng tượng về ngôi sao nhạc rock không phải là để tôi thực sự đứng trên sân khấu biễu diễn, mà chỉ đơn giản là cảm giác được công nhận và trân trọng. Không phải ngẫu nhiên mà khi các mối quan hệ cá nhân của tôi được cải thiện đáng kể, viễn cảnh ấy dần mờ nhạt đi trong đầu tôi. Giờ thì nó chỉ là một thú vui định kỳ, không còn là nhu cầu tất yếu nữa.

Hiện thực luôn rất hỗn độn

Ở cuối album Siêu sao chống Chúa (Antichrist Superstar), Marilyn Manson lặp đi lặp lại một câu nói, “Khi tất cả điều ước của bạn thành hiện thực, rất nhiều ước mơ của bạn sẽ bị tiêu diệt.” Câu ấy được lặp lại trên nền một bản nhạc ballad êm dịu dần biến thành những tiếng ồn eo éo hỗn độn.
 
Sau đó, trong tự truyện của mình, Chú Marilyn giải thích nghĩa của câu nói ấy và lý do ông kết thúc album của mình bằng nó.
 
Sau khi đạt được mọi mục tiêu - danh vọng, tiền tài, ý kiến xã hội, những câu nói nghệ thuật, danh hiệu ngôi sao nhạc rock - ngược đời thay ông lại trở nên khốn khổ nhất trong cuộc đời. Hiện thực không như những gì ông tưởng tượng. Có những áp lực và nỗi đau mà ông không thể nào tưởng tượng được. Thói hư tật xấu nảy sinh. Tính cách những người xung quanh ông thay đổi.
 
Trong quyển sách, ông nói về lúc suy sụp và khóc giữa đống cocaine trong studio khi đang thu âm bài hát. Vì mới ở độ tuổi 27, ông cảm thấy mình không còn gì để mong đợi trong cuộc sống nữa. Ông đã đạt được mọi thứ mình mong muốn. Và những gì vượt quá mong muốn đang hủy hoại ông.
 
Trong cuộc sống của mình, tôi đã từng viết về cuộc sống du cư - du lịch khắp thế giới và làm việc trực tuyến - đôi lúc có những thử thách và hạn chế bất ngờ mà ta không thể có được khi chỉ sống ở một nơi. Cậu bạn du cư Benny Lewis gần đây có viết về vấn đề tương tự trong cuộc sống của mình.
 
Sự thật là nỗi đau, nỗi mong chờ và những thất vọng là một phần của cuộc sống. Ta tin rằng những ước mơ sẽ giải quyết mọi vấn đề hiện tại mà không nhận ra chúng chỉ đang tạo thêm biến số vào bài toán mà ta đang phải đương đầu. Tất nhiên, thường thì đây là những vấn đề tốt hơn. Nhưng đôi lúc nó có thể tệ hơn. Và đôi khi ta nên giải quyết vấn đề ở hiện thực thay vì theo đuổi những lý tưởng trong tương lai.
 
Làm sao ta nhận biết được sự khác biệt? Làm sao ta biết điều gì đáng để theo đuổi? Không phải lúc nào ta cũng biết. Nhưng dưới đây là hai cách có thể giúp được bạn:
  1. Hãy yêu quá trình, đừng yêu kết quả - Nếu công việc hiện tại của bạn rất khổ cực, thì không có lý do gì để nghi ngờ nó sẽ hết khổ cực khi bạn có bạn đời hay khi bạn quản lý phần việc của mình. Ta đang sống trong một xã hội dựa trên kết quả, và đáng buồn là điều đó dẫn dắt đa số chúng ta (theo thống kê là 70%) đến với những theo đuổi và con đường nghề nghiệp sai lầm.
  2. Điều gì đang tạo động lực cho bạn? - Hãy suy nghĩ thật lâu và thật kỹ xem điều gì đang chèo lái bạn. Đó có phải là khoản bồi thường hay một nhu cầu chưa được đáp ứng? Hay chỉ đơn thuần là cách thể hiện sự hào hứng và vui vẻ? Việc tôi tưởng tượng mình trên sân khấu trước hàng ngàn fan hâm mộ hò hét mà không phải là đang viết hay chơi nhạc là một minh chứng.
Điều này có nghĩa là bạn không nên theo đuổi ước mơ? Đây có phải một bài viết mơ hồ chống lại thế giới và ta nên mặc kệ tất cả và chẳng có gì trên đời này là quan trọng?
Không.
 
Tôi chỉ đơn giản là đang muốn các bạn thận trọng một chút. Người khác luôn nói rằng nếu ta không khiến bản thân trở nên đặc biệt theo một cách nào đó, thì ta không còn có ý nghĩa gì nữa. Nhưng David Foster Wallace cũng có một bài viết rất dài về việc một số những người vĩ đại nhất thế giới là những người âm thầm chịu đựng sự buồn tẻ va nhàm chán, là những người sống cuộc sống với những niềm vui giản đơn và những thành công vô danh. Và không có gì sai với điều đó cả. ---- Khi bạn tôi nói với tôi về kế hoạch đi biển với tình yêu ngoại quốc, tôi kiên quyết khuyên cậu ta đừng làm vậy. Tôi nói về những thiên kiến nhận thức, khoảng cách giữa hai người khiến ta lý tưởng hóa đối phương như thế nào, về việc bị mù quáng bởi sự mê hoặc, điều đó đặt ra khởi đầu tồi tệ cho một mối quan hệ ra sao, và những điều tương tự.
 
Cậu ta nói là hiểu rồi. Nhưng cậu ta chưa bao giờ gặp người phụ nữ nào như thế và nếu không tìm hiểu, cậu ta sẽ cứ tự hỏi “Nếu như…?” cho đến suốt đời.
 
Nghe có vẻ có lý, thậm chí đáng nể. Và tôi không hề trách cậu ta. Nhưng tôi sẽ không làm giống như vậy. Vì tôi nghĩ rằng cậu ta chưa thật sự gặp người phụ nữ ấy. Người phụ nữ mà cậu ta đã gặp và “không giống bất kỳ ai” chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng và mong muốn của cậu ta, chứ không phải thực tế. Hiện thực chính là có hàng tá phụ nữ vây quanh cậu ta nhưng cậu ta luôn mặc kệ chỉ vì theo đuổi một ảo ảnh tình yêu.
 
Tuần lễ hẹn hò ấy đã đến. Cậu ta không lên mạng trong vài ngày. Khi cậu ta trở lại, tin nhắn đầu tiên gửi cho tôi là, “Tớ biết cậu sẽ nói ‘Tớ đã bảo rồi mà,’ nhưng mà…”
Theo lời kể của cậu ta, ngày đầu tiên đều ổn, dù có một chút ngượng nghịu và xa cách. Nhưng sự mong đợi cao chạm tầng bình lưu nhanh chóng sụp đổ vào ngày thứ hai. Cô gái không thể thích nghi với những khác nhau về lối sống, cả hai sống ở hai lục địa khác nhau. Tôi có thể tưởng tượng được cô gái như bị tát vào mặt: cô đang trên biển ở một nơi nào đó với một người đàn ông chỉ mới gặp một vài tiếng trước vào năm ngoái. Cô đang làm cái quái gì vậy?
 
Cô gái nói là họ nên chỉ là bạn.
 
Hiển nhiên là bạn tôi rất thất vọng. Nhưng vào ngày thứ ba, sự thất vọng biến thành giận dữ - nhưng không phải với cô gái, mà là với hiện thực. Người phụ nữ có “mọi thứ cậu ta mong muốn ở một người phụ nữ”, và là người không giống với “bất kỳ ai mà cậu ta từng gặp”, sau ba ngày đã trở thành “trẻ con”, “hấp tấp”, và “không biết thưởng thức”.
 
Nhưng sự thật là trước giờ cô gái luôn như thế. Cũng như việc cậu ta vẫn luôn chỉ là bạn của cô. Thế nhưng họ là người cuối cùng hiểu ra được điều đó.
 
 
[Cover Image Credit: eflon]
 
Dịch: Hồng Phương
 
menu
menu