Cách Đơn Giản để Thay Đổi Quan điểm Mà Mọi Người Nên Biết
Các nhà tâm lý học gọi đó là 'ảo tưởng về sự thật' và các chính trị gia cũng như nhà quảng cáo đều biết về chiêu này.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự lặp đi lặp lại đơn giản là một trong những phương pháp thuyết phục tốt nhất.
Mọi người có nhiều khả năng tin rằng một tuyên bố nào đó là đúng nếu họ nghe nó hai lần so với một lần – bất luận nó có đúng hay không.
Các nhà tâm lý học gọi đó là 'ảo tưởng về sự thật' và các chính trị gia cũng như nhà quảng cáo đều biết về chiêu này.
Tiến sĩ Lisa K. Fazio, tác giả đầu tiên của nghiên cứu, cho biết:
“Khi chúng ta dựa vào linh cảm ban đầu để xác định sự thật, chúng ta thường sử dụng những dấu hiệu không đáng tin cậy, chẳng hạn như sự lặp đi lặp lại. Thay vào đó, điều quan trọng là cần chậm lại và tư duy về cách mà làm sao chúng ta biết một tuyên bố nào đó là đúng hay sai. Điều này đặc biệt quan trọng trên truyền thông xã hội, nơi mà các nguồn cấp tin tức đã được thiết kế để khuyến khích đọc nhanh và phản hồi nhanh.”
Bây giờ một nghiên cứu xem xét độ tuổi mà ảo tưởng này xuất hiện.
Nghiên cứu bao gồm cả trẻ 5 và 10 tuổi, cùng với một số người lớn, tất cả bọn họ đều được nghe cả câu tuyên bố đúng và sai, một số câu được lặp lại.
Dưới đây là một số tuyên bố chỉ dành cho trẻ em:
“Cà chua mọc trên mặt đất” (Đúng)
“Khoai tây mọc trên mặt đất” (Sai)
Tiến sĩ Fazio giải thích:
“Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc liệu trẻ nhỏ có sử dụng sự lặp đi lặp lại như một dấu hiệu cho sự thật hay không.
Trẻ 5 tuổi đủ lớn để hiểu được khái niệm về sự thật, nhưng chúng không giỏi trong việc suy ngẫm về tư duy của chúng.
Còn trẻ 10 tuổi có khả năng phản suy ngẫm về tư duy của chúng tốt hơn nhiều so với trẻ 5 tuổi, nhưng không giỏi bằng người lớn.
Kết quả là, nếu học cách sử dụng sự lặp lại như một gợi ý cho sự thật đòi hỏi sự suy ngẫm này, bạn sẽ không mong đợi thấy hiệu ứng ảo tưởng-sự thật ở trẻ 5 tuổi hay thậm chí là trẻ 10 tuổi.”
Kết quả chỉ ra, cả hai nhóm trẻ em lẫn người lớn đều cho thấy hiệu ứng ảo tưởng sự thật.
Nói cách khác, trẻ em và người lớn đều nghĩ rằng các câu tuyên bố là đúng hơn nếu chúng được lặp đi lặp lại.
Kiến thức trước đây không bảo vệ được cho bất cứ nhóm tuổi nào khỏi hiệu ứng ảo tưởng sự thật.
Tiến sĩ Fazio nói tiếp:
“Các kết quả của chúng tôi cho thấy trẻ em học được mối quan hệ giữa sự lặp đi lặp lại và sự thật từ khi còn nhỏ.
Nói chung, những tuyên bố mà bạn được nghe nhiều lần có khả năng đúng hơn một thứ gì đó mà bạn chỉ nghe một lần.
Ngay cả khi được 5 tuổi, trẻ sử dụng kiến thức đó để dùng sự lặp lại như một manh mối khi phán xét sự thật.
Điều này là hữu ích phần lớn thời gian, nhưng nó có thể gây ra nhiều vấn đề khi những câu tuyên bố được lặp đi lặp lại là sai.”
Rubi dịch
Nguồn
https://www.spring.org.uk/2023/05/simple-persuasion-tech.php