Nghiên cứu 30 năm của Đại học Harvard: Cha mẹ phải cố gắng giàu con mới dễ thành đạt, còn cha mẹ nghèo, nhiều khi bít lại cơ hội của con

nghien-cuu-30-nam-cua-dai-hoc-harvard-cha-me-phai-co-gang-giau-con-moi-de-thanh-dat-con-cha-me-ngheo-nhieu-khi-bit-lai-co-hoi-cua-con

Không phải con nhà nghèo sẽ có động lực vươn lên, bởi nhiều khi khó khăn lại đóng sập cơ hội của thế hệ sau.

01

Đại học Harvard từng công bố kết quả một nghiên cứu kéo dài 30 năm với người Mỹ ở nhiều tầng lớp xã hội, từ lao động, tới thượng lưu. Theo đó, ảnh hưởng vị thế của cha mẹ tới thế hệ sau vượt xa những gì chúng ta tưởng. Ảnh hưởng này đến từ nhiều yếu tố, không chỉ về tiền bạc mà còn bao gồm độ bền vững của hôn nhân, khả năng cảm thông, mạng lưới xã hội và hiểu biết của cha mẹ.

Một kết quả đáng chú ý nữa là điều kiện gia đình ảnh hưởng lớn tới khả năng tốt nghiệp đại học của một người. Nếu bạn lớn lên trong gia đình thu nhập cực thấp, thì dù bạn có đạt điểm tốt khi học cấp 2, cơ hội bạn tốt nghiệp đại học ít hơn hẳn so với những ai điểm thấp nhưng sống trong gia đình thu nhập cao. Ngoài ra, bố mẹ càng có trình độ giáo dục cao thì sẽ càng khích lệ con cái học cao hơn.

Mối quan hệ xã hội của bố mẹ cũng đóng vai trò quan trọng trên con đường phát triển của con. Phụ huynh có mạng lưới quan hệ xã hội tốt, nghĩa là luôn có những người bạn có khả năng giúp đỡ con cái mình bất cứ khi nào trẻ cần tìm việc, chuẩn bị hồ sơ đi học hay lúc bị bệnh tật, đau yếu.

Người trẻ ở những gia đình bình dân thường không thiếu nỗ lực, sự chăm chỉ. Cái họ thiếu là khả năng nhìn thấy hướng đi. Nếu không có sự hỗ trợ của gia đình và các nguồn lực bên ngoài, trong những giai đoạn khó khăn, họ dễ bối rối, khó vượt qua. Đó là do sự thiếu định hướng cuộc đời.

Điều kiện kinh tế cũng tác động rất lớn tới cách giáo dục con của cha mẹ. Chẳng hạn, cha mẹ ở các gia đình tầng lớp cao có thể đọc được các lý thuyết và phương pháp dạy con mới, từ đó, trẻ cũng dễ tiếp cận trước với những bài học phát triển trí thông minh, khả năng giao tiếp... so với bạn bè ở các gia đình khó khăn. Sự bất bình đẳng từ đầu đời sẽ tăng dần theo thời gian.

Đây là lý do tại sao nhiều gia đình bần cùng loay hoay khó thoát khỏi đáy xã hội, trong khi các gia tộc khá giả có thể thịnh vượng hàng trăm năm. 

Lấy những ví dụ điển hình như: Mẹ của Bill Gates từng là doanh nhân và có mối liên quan mật thiết với ban giám đốc công ty máy tính IBM. Năm 1968, khi nhiều trường cao đẳng và đại học Mỹ còn chưa có máy tính, trường tư Bill Gates học đã có máy tính PDP-10 cho ông và các bạn học lập trình cơ bản.

Cha Buffett là một thành viên của quốc hội. Khi 8 tuổi, Buffett đã tới sở giao dịch chứng khoán New York. Bố ông là giám đốc của một ngân hàng đầu tư đa quốc gia thu hút sinh viên các trường hàng đầu thế giới. Ngay cả các tên tuổi lớn của ngành công nghệ Trung Quốc hầu hết cũng đều xuất thân từ các gia đình có điều kiện tốt nhất.

Từng có một vụ việc đau lòng khiến ai nấy đều xót xa, về một nam thanh niên 23 tuổi ở Thâm Quyến (Quảng Đông) đã tự tử vì muốn đi học nhưng không được bố mẹ đồng ý. Chuyện là, vì nhà nghèo, chàng trai này phải bỏ học từ cấp 2 để đi làm. Sau đó, khi kinh tế gia đình khá hơn, anh muốn đi học lại vì nhận ra sống ở thành phố cạnh tranh này, không có kiến thức thì khó ngóc đầu lên được. Thế nhưng cha mẹ anh phản đối. Cảm giác bất lực và phải mang gánh nặng quá lớn khiến anh tìm tới cái chết.

Chúng ta nghĩ rằng khi khó khăn, người ta sẽ có động lực để cố gắng vươn lên, nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Khó khăn đôi khi là sự bít lại các cơ hội. Tầm nhìn, hiểu biết, giá trị và quan niệm về cuộc sống của cha mẹ và các thành viên gia đình có ảnh hưởng sâu sắc tới thế hệ trẻ.

Nhiều người thường chỉ thấy các gia đình giàu thì có tiền bạc để lại cho con cái mà không hề biết rằng họ còn truyền cho thế hệ sau nhiều thứ khác như sự hiểu biết, trải nghiệm, niềm tin, văn hóa...

02 

Gia đình ảnh hưởng tới đường đời của người trẻ thế nào?

Minh Thi - tiến sĩ, nhà báo hiện đang sinh sống tại Anh, từng phân tích thế này: 

Hai người thông minh như nhau, nhưng một người may mắn hơn – được bố mẹ thuê gia sư đến hướng dẫn từ sớm, được cho đi học trường tốt, thậm chí kể cả chỉ là được mua cho nhiều sách vở hay, còn một người không được chăm lo từ sớm về giáo dục và bị bỏ bê, thì kết quả thế nào ai cũng biết. Tất nhiên, cái người thiệt thòi hơn kia cũng có thể tìm cách đuổi kịp ở một thời điểm nào đó, nhưng thường là họ sẽ phát triển MUỘN hơn. 

Và tôi nói "có thể" – vì không phải ai cũng có cơ hội để thay đổi cuộc đời – như gặp một ai đó tốt và được người ấy bảo ban, giúp đỡ; đạt được những giải thưởng dù không lớn nhưng mang tính khích lệ cao khiến họ tự tin vào bản thân và tiếp tục phát huy thế mạnh; tình cờ đạt được một thành tích đẹp để cho vào CV... 

Ai ai cũng cần một thứ bệ đỡ, dù nó mang tính vật chất hay tinh thần hay thậm chí là cảm xúc. Ví dụ có thời gian rảnh rỗi để chiêm nghiệm và sáng tạo mà không phải lo cơm áo cũng là một dạng may mắn.

Ngay cái VỐN ban đầu của người ta đã hơn người khác rồi, nên người ta mới có cơ hội để phát triển bản thân.

Bởi vậy mới nói, cha mẹ giàu, chính là cái VỐN lớn lao mà những đứa trẻ con nhà điều kiện may mắn có được. 

Tìm đọc sách "Con mình chẳng lẽ lại "VỨT"? - Cuốn sách giúp cha mẹ bỏ túi được kha khá mẹo vặt dạy con trong 1 thế giới ngày càng biến động

https://shorten.asia/AyxBN7y1 

 

Diệu Đan

 

menu
menu