Các nhà trị liệu tâm lý nói đây là chìa khóa của hạnh phúc

cac-nha-tri-lieu-tam-ly-noi-day-la-chia-khoa-cua-hanh-phuc

Câu chuyện bạn kể với bản thân về cuộc đời mình.

Khi góc nhìn của bạn về câu chuyện cuộc đời mình còn thiếu sót, không thỏa đáng thì kết quả có thể dẫn tới trầm cảm.

Các nhà trị liệu tâm lý có thể giúp bạn “viết lại” câu chuyện đó và quá trình này có lẽ còn hiệu quả hơn cả dùng thuốc.

Theo The Storytelling Animal: How Stories Make Us Human:

Theo nhà tâm lý học Michele Crossley, trầm cảm thường bắt nguồn từ một “câu chuyện không mạch lạc”, một “câu chuyện kể chưa đầy đủ về bản thân” hay “một câu chuyện cuộc đời thất bại với kết thúc buồn.” Tâm lý trị liệu giúp những người bất hạnh sửa lại câu chuyện cuộc đời họ; theo nghĩa đen nó mang đến cho họ một câu chuyện mà họ có thể sống cùng. Và nó hiệu quả. Theo một bài báo đánh giá gần đây của American Psychologist, những nghiên cứu khoa học được kiểm soát cho thấy phương pháp trò chuyện cũng có hiệu quả như (và có lẽ tốt hơn nhiều) các liệu pháp mới hơn, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm hoặc liệu pháp nhận thức-hành vi. Một nhà trị liệu tâm lý do đó có thể được xem như một kiểu bác sỹ về kịch bản giúp bệnh nhân duyệt lại những câu chuyện cuộc đời của họ để họ có thể đóng vai nhân vật chính trở lại — chắc chắn nhân vật chính mang nhiều đau khổ và thiếu sót, nhưng nhân vật chính cũng đang hướng tới ánh sáng.

Những câu chuyện còn có ảnh hưởng gì đến cuộc đời bạn?

Câu chuyện mang lại ý nghĩa 

Những câu chuyện có thể giúp bạn bổ sung thêm ý nghĩa cho cuộc đời mình. Hãy suy ngẫm về những cách khác nhau mà cuộc đời bạn có thể kinh qua và đưa đến “những câu chuyện cuộc đời” nào. Tin rằng chuyện gì xảy ra cũng đều có “ý nghĩa của nó” và biết ơn những lợi ích của hành trình có thể bổ sung thêm cảm giác ý nghĩa sâu sắc hơn cho cuộc đời bạn.

Lý do tương tự này là lý do tại sao một số người tin vào số phận. Cái cảm giác rằng mọi thứ đều “có ý nghĩa” và ngay cả bi kịch cũng có ý nghĩa cho phép con người đương đầu với nó.

Xem những bộ phim bi kịch thật thú vị bởi nó làm chúng ta cảm thấy biết ơn bằng cách so sánh rằng cuộc đời ta cũng không đến nỗi tồi tệ.

Những câu chuyện cũng mang lại ý nghĩa cho nhóm 

Bất kỳ nhóm nào cũng phải có một câu chuyện. Đây là cái tạo ra tinh thần đồng đội. Các nhóm hãy dành vài giây để nghĩ về một thế giới mà nếu thiếu họ, nghĩ đến điều tốt đẹp mà họ mang lại không tồn tại, phát triển một sự cam kết và đam mê lớn lao hơn cho mục tiêu chính nghĩa của họ.

Những câu chuyện làm rõ các mục tiêu trong tương lai của chúng ta 

Bạn muốn nhanh chóng tìm ra điều gì thực sự quan trọng đối với mình? Hãy tưởng tượng về đám tang của bạn. Bạn muốn mọi người kể những câu chuyện gì về cuộc đời bạn? Bây giờ hãy biến những câu chuyện đó trở thành sự thật.

Một câu chuyện tiêu cực có thể gây nguy hiểm 

Như trong ví dụ đầu tiên, nếu phiên bản mơ hồ về cuộc đời bạn có thể gây ra trầm cảm, thì những câu chuyện sai lầm có thể ảnh hưởng tiêu cực lên cuộc đời bạn.

Các câu chuyện làm sai lạc tầm nhìn của chúng ta về thế giới. Về cơ bản, bộ não của chúng ta không thể phân biệt được giữa thực tế và câu chuyện.

Đây có thể là điều tốt vì — nó làm tăng sự thấu cảmkhiến chúng ta tử tế hơn với người khác. Nhưng nó cũng có thể là điều xấu vì:

Trong nghiên cứu của Appel, những người chủ yếu xem phim truyền hình và hài kịch trên TV— trái với những người hay xem các chương trình tin tức và phim tài liệu— có niềm tin mạnh mẽ hơn về “thế giới công bằng”. Appel kết luận rằng tiểu thuyết, bằng cách liên tục cho chúng ta tiếp xúc với chủ đề về công lý thơ mộng (sự trừng phạt thích đáng), có thể phần nào chịu trách nhiệm cho cái cảm giác rằng thế giới nhìn chung là một nơi công bằng.

Điều này bất chấp thực tế mà Appel đã nói, “điều này rõ ràng không phải thế.” Những người hay xem tin tức biết quá rõ, những điều tồi tệ liên tục xảy đến với người tốt, và hầu hết tội ác không bị trừng phạt. Nói cách khác, tiểu thuyết dường như dạy chúng ta nhìn thế giới qua lăng kính màu hồng. Và thực tế là cái cách mà chúng ta nhìn nhận về thế giới có vẻ như trở thành một phần quan trọng của thứ làm cho xã hội loài người vận hành tốt.

Chúng ta trở nên giống như những nhân vật hư cấu mà ta xem. Chúng ta phải cẩn thận với những câu chuyện mà chúng ta tiếp nhận và tin theo.

Những câu chuyện có thể giúp chúng ta thay đổi bản thân 

Timothy Wilson, tác giả cuốn Redirect: The Surprising New Science of Psychological Change, đã nói về việc biên tập lại câu chuyện kể về cuộc đời mình có thể khiến chúng ta không chỉ cảm thấy tốt hơn, mà còn làm mới bản thân mình:

Ý tưởng là nếu chúng ta muốn thay đổi hành vi của mọi người, chúng ta cần tìm cách đi vào đầu họ và hiểu được cách họ nhìn thế giới, họ đang kể với bản thân những câu chuyện gì về con người họ và tại sao họ làm những việc họ đang làm …Kurt Vonnegut nổi tiếng từng viết, “Chúng ta là những gì bản thân mình giả vờ thể hiện, vì thế chúng ta cần phải thận trọng với cách mình giả vờ.” Chẳng hạn, những người làm công việc tình nguyện, thường thay đổi những câu chuyện kể về bản thân họ là ai, xem bản thân họ là người biết quan tâm, hay giúp đỡ người khác. Các nghiên cứu được xây dựng tốt đã chứng minh rằng những cô gái vị thành niên tham gia vào các chương trình phục vụ cộng đồng thì học khá hơn ở trường và ít có khả năng mang thai.

Bạn phải có một câu chuyện 

Bởi vậy bạn phải có một câu chuyện mà bạn kể với bản thân về cuộc đời mình và nó phải là một câu chuyện hay. Để thu thập hoặc sửa đổi câu chuyện mà bạn đang có:

  • Hãy suy ngẫm và xem xét những cách khác nhau mà cuộc đời bạn có thể trải qua. Cảm thấy điều này “ắt hẳn có ý nghĩa” có thể làm tăng ý nghĩa.
  • Hãy thử áp dụng điều này cho các nhóm mà bạn thuộc về.
  • Hãy tưởng tượng về đám tang của bạn để làm rõ ràng các mục tiêu và câu chuyện đang diễn ra.
  • Theo dõi những cuốn tiểu thuyết bạn đang đọc và nó tác động như thế nào đến câu chuyện cá nhân của bạn.
  • Hãy thay đổi câu chuyện nếu cách bạn nhìn về cuộc sống dường như không phù hợp.

 

Nguồn: https://www.bakadesuyo.com/2012/07/are-the-stories-you-tell-yourself-the-key-to/

menu
menu