Giải độc công nghệ (Phần 1)

giai-doc-cong-nghe-phan-1

Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng mình nghiện một thứ gì đó, cho đến khi tôi phát hiện ra rằng mình nghiện công nghệ (technology addiction). Nếu việc đầu tiên bạn làm mỗi sáng thức dậy là cầm chiếc smartphone lên kiểm tra thì khả năng cao là bạn cũng bị hội chứn

Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng mình nghiện một thứ gì đó, cho đến khi tôi phát hiện ra rằng mình nghiện công nghệ (technology addiction). Nếu việc đầu tiên bạn làm mỗi sáng thức dậy là cầm chiếc smartphone lên kiểm tra thì khả năng cao là bạn cũng bị hội chứng nghiện công nghệ rồi.

Nghiện công nghệ là gì?

Tất cả các chứng nghiện, từ ám ảnh cờ bạc và ma túy đến trò chơi điện tử và công nghệ, đều dựa trên cùng một động lực cơ bản: bộ não kỳ vọng rằng tham gia vào một hoạt động cụ thể sẽ tạo ra phần thưởng. Phần thưởng có thể không rõ ràng đối với người nghiện. Trên thực tế, nó đôi khi phản trực quan (counterintuitive) vì nó có thể gây hại. Nhưng bộ não vẫn diễn giải nó như một trải nghiệm tích cực.

Như chúng ta đã biết khi đánh bạc thì não sẽ tiết ra chất Dopamine, tiền cược càng lớn thì dopamine càng tiết ra nhiều.

(Nhiều người gọi dopamine là “hormone hạnh phúc” bởi chúng có nhiều tác dụng tốt đối với tinh thần và thể chất của con người.

Khi hormone hạnh phúc dopamine trong cơ thể được giải phóng với số lượng lớn, bạn sẽ có cảm giác thích thú, hưng phấn, tràn đầy cảm hứng. Ngược lại, mức độ dopamine thấp sẽ làm giảm động lực, giảm sự nhiệt tình, giảm khả năng tập trung và hạn chế điều chỉnh các chuyển động của cơ thể…)

Trở lại hội chứng nghiện công nghệ, các nhà nghiên cứu không chắc chắn rằng phần thưởng của việc tham gia các hoạt động liên quan đến công nghệ là gì. Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ ra rằng các hoạt động này tiết ra dopamine theo cơ chế giống như khi chúng ta đánh bạc.

Điểm danh các yếu tố công nghệ gây nghiện phổ biến

Khi nói đến công nghệ thì bao hàm rất nhiều thứ từ thiết bị cho đến các nền tảng. Điều đáng quan tâm nhất là làm thế nào mỗi thứ đó lại dần trở nên ám ảnh chúng ta. Khi biết được điều đó thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra mình có vấn đề với yếu tố công nghệ nào.

Sau đây là danh sách các yếu tố công nghệ đáng quan tâm về mức ảnh hưởng:

  • Smartphone
  • Máy tính bảng
  • Máy tính
  • Internet
  • Video games
  • Mạng xã hội
  • Tin tức
  • Email
  • Blog và diễn đàn
  • Yotube

10 dấu hiệu cho thấy bạn đã nghiện công nghệ

Sau đây là 10 dấu hiệu phổ biến nhất của sự ám ảnh công nghệ. Nếu bạn chỉ có 1 hay 2 dấu hiệu thì không vấn đề gì. Nếu bạn có nhiều dấu hiệu sau đây thì nên quan tâm đến việc giải độc công nghệ.

  1. Theo bản năng, bạn cầm lấy điện thoại bất cứ khi nào có chuông hoặc tín hiệu
  2. Bạn trở nên lo lắng nếu không kiểm tra điện thoại của bạn khi nhận được tin báo
  3. Bạn cảm thấy khó chịu khi không thể online
  4. Bạn thường xuyên đến muộn hoặc không thể thực hiện các cam kết của mình vì một trong các yếu tố liên quan công nghệ
  5. Bạn cảm thấy sảng khoái khi lên mạng xã hội
  6. Mang điện thoại hay máy tính bảng theo vào nhà vệ sinh
  7. Hy sinh giấc ngủ để dành nhiều thời gian online
  8. Lâu rồi bạn không tham gia các hoạt động mà bạn từng yêu thích
  9. Các kỹ năng xã hội của bạn đã kém đi đến mức bạn cảm thấy không thoải mái khi ở xung quanh người khác
  10. Nhiều nỗ lực hạn chế sử dụng công nghệ của bạn đã không thành công

 

Nguồn: Tóm lược dựa trên nghiên cứu của DAMON ZAHARIADES

Phần tiếp theo: Tác động của nghiện công nghệ và cách giải độc 

menu
menu