Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân

giai-ma-nguyen-nhan-tai-sao-chung-ta-de-noi-gian-voi-nguoi-than

Chúng ta thường có xu hướng cau có, nổi giận với người thân trong khi lại dễ chịu hơn với người lạ. Nguyên nhân do đâu? Thử tìm hiểu xem tại sao chúng ta có loại tâm lý này nhé!

Những người thân luôn là người gần gũi, yêu thương ta nhất. Tuy nhiên, có đôi lúc cũng vì sự “ưu ái” này mà chúng ta tự cho mình cái quyền trút giận, áp đặt…, đến cuối cùng làm tổn thương chính những người quan trọng nhất đời. Thử tìm hiểu xem tại sao chúng ta có loại tâm lý này nhé!

Nguyên nhân 1: Đối với người thân, ta càng thiếu nhẫn nại

Nếu so với những người thân mà nói thì chúng ta luôn nhẫn nại và khó nổi giận hơn với “người lạ”. Điều này do chúng ta giả thiết rằng “người lạ” là người tất nhiên không hiểu chúng ta, muốn có được sự hiểu biết và phối hợp của “người lạ” thì phải cần rất nhiều giao tiếp, trao đổi. Tuy nhiên đối với những người thân, lòng nhẫn nại của chúng ta rất giới hạn, vì chúng ta cho rằng người thân phải là người hiểu ta nhất, ủng hộ ta nhất.

Thông thường mà nói thì đúng là người càng thân cận sẽ càng hiểu và ủng hộ ta, nhưng mà họ không thể trong mọi chuyện, mọi tình huống đều có thể hiểu chúng ta từng li từng tý được, bản thân chúng ta cũng không thể luôn luôn hiểu và ủng hộ cách nghĩ cũng như nhu cầu của những người thân mà phải không? Mặc dù thực tế là vậy nhưng khi gặp phải chuyện gì không thuận lợi, chúng ta thường sẽ nghĩ: “Người khác không hiểu tôi cũng không sao, tại sao cả anh/em cũng không hiểu tôi chứ? Người khác không biết phối hợp, không biết ủng hộ tôi cũng không sao, tại sao cả anh/em cũng không biết chứ?”. Càng nghĩ chúng ta sẽ càng tức giận. Hiện tượng tâm lý này cũng bắt nguồn từ việc chúng ta kỳ vọng người thân quá cao và có thể chúng ta không ý thức được điều này.

2. Nguyên nhân 2: Đối diện với yêu cầu và kỳ vọng của người thân, chúng ta cảm thấy áp lực rất lớn

Nếu so với những người không liên hệ thân thiết thì đối với những yêu cầu và kỳ vọng của người thân, chúng ta sẽ cảm thấy bị áp lực lớn hơn. Đây là do trong lòng chúng ta rất để tâm đến họ, không muốn làm họ buồn. Vì vậy, khi chúng ta ý thức được kỳ vọng của người thân dành cho mình, nếu làm không được chúng ta sẽ sinh ra ý nghĩ khiến họ không vui. Nếu họ không vui, chúng ta cũng sẽ không vui, cứ như là vừa mới bắt đầu thì đã định trước được kết quả vậy. Chúng ta cứ tâm niệm rằng phải nỗ lực hết mình, chỉ được thành công không được thất bại! vậy là nguyên vọng thành công của chúng ta càng trở nên bức thiết hơn, từ đó sinh ra áp lực càng lớn.

Hơn nữa, những áp lực này luôn luôn được tích lũy lâu dài từng chuyện từng chuyện. Tuy nhìn vào mỗi một chuyện thì không chết ai được nhưng một khi giọt nước tràn ly, chúng ta có thể bùng nổ, đây là hiện tượng quá độ khẩn cấp của áp lực. Tuy nhiên những người thân lại cho rằng bạn đang nổi giận vì chuyện trước đây nên họ sẽ càng không hiểu được hành vi của bạn, họ không thể trao đổi với bạn sâu sắc hơn, do đó mà vấn đề không được giải quyết mà còn càng tích càng nặng và chúng ta sẽ bị cuốn trong cái vòng luẩn quẩn của những cơn giận.

3. Nguyên nhân 3: Chúng ta luôn tồn tại tính tự phụ đối với những người thân

Trong gia đình, đặc biệt là giữa những người có quan hệ thân thiết là một môi trường khá an toàn, bao dung. Có những lúc, chúng ta bị uất ức hay áp lực từ bên ngoài, không có cách nào phát tiết ra, đành phải đem về nhà mà trút. Tính tự phụ này cũng giống như đứa con đối diện với mẹ vậy, vốn là một chuyện rất bình thường.

Tuy vậy, điều khiến chúng ta phải lo ngại là loại trút giận này không được thông qua quá trình trao đổi, giao lưu. Khi bị áp lực, chúng ta thường quên đi phải nói thế nào mới phải. Khi trút bực bội với người thân, chúng ta thường dùng những lời lẽ khiêu khích, khuếch đại, u ám, lệch lạc…. Cuối cùng áp lực của chúng ta có thể được giải phóng một mức độ nhất định nhưng người thân lại bị tổn thương. Nếu sự tổn thương này lặp đi lặp lại nhiều lần thì xung đột trong gia đình càng ngày càng kịch liệt. Một bầu không khí gia đình êm đẹp lại bị hủy bởi tính tự phụ của chúng ta.

4. Nguyên nhân 4: Đối diện với người thân, có lúc chúng ta sẽ rơi vào tư duy một chiều

Tư duy một chiều chính law trạng thái mà chúng ta không suy nghĩ đến tình huống thực tế thì đã định ra mục tiêu cho mình, bán sống bán chết đi thực hiện nó, không làm được sẽ không nghỉ, khi đó chúng ta đã đem bản thân đẩy vào cửa tử không lối thoát, vừa không hoàn thành được mục tiêu, vừa không thể sống vui vẻ. Tư duy một chiều khiến chúng ta áp đặt cách nghĩ chủ quan lên bản thân hoặc người khác. Kiểu tư duy này luôn đem lại tổn thương cực lớn cho những người thân và cả chúng ta.

PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN:

- Trong quá trình trao đổi, giao tiếp với người thân, hãy chú ý tránh trao đổi theo kiểu tóm lược, cụt ngủn không đầu không đuôi, nếu gặp phải chuyện phiền lòng hãy đem ngọn nguồn kết quả nói ra, cho dù người thân không giúp được bạn đi nữa thì nhìn xa hơn, điều này sẽ khiến mọi người trong nhà tăng thêm hiểu biết lẫn nhau, tâm trạng buồn bực của bạn cũng giải bớt ở một mức độ nhất định.

- Cùng người thân thảo luận kỹ càng về các bước và phương pháp thực hiện mục tiêu, nếu thật sự có thể hãy tiếp nhận kiến nghị của họ và nỗ lực làm. Đồng thời, đem những mục tiêu và nguyện vọng không phù hợp tực tế đưa ra phân tích để được người thân hiểu cho bạn.

- Khi xảy ra xung đột, nếu không thể nghĩ thông suốt rõ ràng ngay tức thời thì hãy tạm dừng lại. Đến những lúc trước khi ngủ, bình tâm suy nghĩ lại xem có phải mình đang rơi vào kiểu tư duy một chiều hay không? Yêu cầu của mình có phải quá chủ quan không? Mình đã suy nghĩ đến cảm nhận của người thân và tình hình thực tế khách quan chưa?

Gia đình là do mỗi một thành viên cùng nhau hết lòng xây dựng và nuôi dưỡng. Vì vậy, đừng để cái tôi cá nhân của mình làm tổn thương những người thân yêu, bạn nhé!

Nguồn: Abo

Tạ Lê Phương (dịch)

menu
menu