Định luật murphy: thêm một lý do để lý giải thích những điều mà bạn không tìm được nguyên nhân

dinh-luat-murphy-them-mot-ly-do-de-ly-giai-thich-nhung-dieu-ma-ban-khong-tim-duoc-nguyen-nhan

Bạn có bao giờ để ý rằng xung quanh chúng ta luôn có những chuyện dở khóc dở cười, song lại kém phần hài hước xảy ra không?

Bạn có bao giờ để ý rằng xung quanh chúng ta luôn có những chuyện dở khóc dở cười, song lại kém phần hài hước xảy ra không? Ví dụ:

- Ngồi cả ngày chờ anh shipper, nhưng anh cứ phải thích đến vào lúc… đang tắm.

- Hôm nào bạn không trang điểm thì sẽ gặp crush/bồ cũ/kẻ thù.

- Chữ ký nháp lúc nào cũng đẹp hơn chữ ký trên hợp đồng.

- Bạn làm nghề thiết kế, ngồi kỳ công thiết kế mất 3 ngày khách không chọn, lại chọn cái chỉ làm mất 30 phút và theo bạn là xấu.

- Khi bạn quyết định nghỉ công ty cũ để vào một công ty mới thì năm đó không có company trip, không thưởng tết.

Có nhiều trường hợp nữa không thể kể hết. Những hiện tượng ví dụ trên đều có thể giải thích bằng một định luật tâm lý học. Đó chính là định luật Murphy hay còn gọi là " ĐỊNH LUẬT BÁNH BƠ"

Có thể dùng một câu ngắn gọn để khái quát nội dung định luật Murphy : Nếu một điều xấu có thể xảy ra thì chắc chắn nó sẽ xảy ra dù tỷ lệ là 0.000000......00000.....1%. Nhưng nếu bạn chỉ hiểu định luật này qua bề mặt ngữ nghĩa thì bạn có thể hiểu sai. Thực ra, định luật Murphy tồn tại trong cuộc sống của chúng ta dưới các hình thức đa dạng và phần lớn chúng ta khó tìm lý giải hợp lý cho những tình huống ko nằm trong suy nghĩ, hay dự định. Nó còn đúng trong các công trình khoa học, sản xuất, xây dựng...Người ta đã từng gọi tàu Titanic là con tàu “không thể chìm” và kết cục thì bạn biết rồi đấy.

Định luật Murphy không thuộc trường phái tâm linh hay huyền bí mà chính con người khiến cho định luật Murphy có điều kiện xảy ra. Nếu mọi việc suôn sẻ, như dự định và kế hoạch thì khả năng sai sót gần như không có, nhưng có gì chắc chắn nó suông sẻ và không sai sót. Nếu tin xấu – bất lợi có tồn tại thì nó cũng sẽ xảy ra thôi. Khi có sai lầm, sai sót, bất lợi xảy ra thì bạn lại tìm lý do để biện chứng  nhưng đôi khi bạn phải vô vọng và không tìm được lý do và thốt lên rằng " thế quái nào nó xảy ra được nhỉ"

Dựa trên “nền tảng của sự ngẫu-nhiên”, định luật Murphy được đưa ra chỉ cụ thể hơn với một câu ngắn gọn là: ”Nếu có hai hay nhiều cách để làm một việc gì và một trong các tình huống có thể đi đến thảm họa thì sự việc thường xảy ra theo chiều-hướng thảm hoạ.”

NGƯỜI ĐƯỢC ĐẶT TÊN CHO ĐỊNH LUẬT – ĐẠI ÚY EDWARD A. MURPHY JR LÀ AI?

Murphy là một người có thật. Ông chính là Đại úy Edward A. Murphy Jr. kiêm kỹ sư phục vụ trong lực lượng không quân, từng sống ở Mỹ và qua đời vào năm 1990. Ngoài ra, ông còn là một triết-gia. Những lúc rảnh rỗi, ông thường nghiên cứu các môn triết học, thần học, toán học và vật lý cao cấp. Sau một thời gian dài đúc kết kinh nghiệm từ cá nhân mình đến những người quen biết và bạn hữu, ông ta đã đưa ra định luật này.

 Khi phục vụ trong Không Quân Mỹ, vào năm 1949, ông được giao nhiệm vụ nghiên cứu trong một dự án quân sự có tên là MX 981. Đại-úy Edward Murphy, Jr. hiểu rất rõ nhiệm vụ của mình mà thượng cấp giao-phó: kết thúc một chuỗi thử nghiệm và báo cáo cho thượng cấp về một thiết bị (con chip: máy dò) sẽ thiết kế trên máy bay phản-lực thuộc Không lực Mỹ (nhằm đo gia tốc, trọng lực….).

Một trong những vấn đề lớn của dự án nói trên là chương trình nghiên cứu hậu quả việc “giảm tốc đột ngột” của động cơ loại máy bay phản lực. Để thực hiện điều này, Murphy đã phải làm việc với 16 phi-công và gắn trên lưng mỗi phi công tới 15 máy dò. Tất cả, trên lý thuyết, đều hoạt động tốt.

 Bình thường, các thử nghiệm đều hoạt động êm xuôi nhưng vào những ngày có đông đủ tai to mặt lớn (thượng cấp) đến dự để họ xem xét, quan sát và được nghe báo cáo kết quả, 15 máy này bỗng “đình-công” và không thu được một tín-hiệu nào. Dĩ nhiên ông bị thượng cấp khiển trách và nhiều lần như vậy nên ông bị gán tội “giỡn mặt” cấp trên và chuẩn bị ra tòa án quân sự. Ông yêu cầu thượng cấp cho ông được kiểm soát lại: tất cả các máy dò đều hoạt động bình thường, các sợi dây nối với cơ thể phi công cũng hoàn hảo. Cuối cùng ông tìm ra nguyên cớ: thay vì lắp 15 máy theo chiều quy định thì các kỹ thuật viên lắp theo chiều ngược lại. Ông thở phào trong sung-sướng, thoát khỏi cay đắng và dĩ nhiên được thượng cấp tha tội.

Khi Murphy tìm hiểu nguyên nhân, ông cứ lẩm bẩm khiển trách lỗi là do các nhà kỹ thuật. Ông nói: “Nếu có hai cách để làm thứ gì đó, mà một trong hai cách dẫn đến hậu quả tệ hại, thì chắc chắn hắn ta sẽ làm theo cách tệ hại đó” [nguồn: Improbable Research].

Không lâu về sau, Murphy quay trở lại trường sân bay Wright nơi ông ấy đóng quân. Nhưng Stapp, người đàn ông hài hước với trí thông minh sáng suốt của mình, đã nhận ra tính chất chung trong câu nói của Murphy. Trong một buổi họp báo, ông ấy đã nói mọi kết quả số liệu an toàn chính xác mà đội nghiên cứu thu được đều dựa vào sự nhận thức về định luật Murphy, có nghĩa là: “Nếu một việc đã có diễn biến xấu thì nó sẽ diễn biến đúng như thế” [nguồn: The Jargon File].

 Cuốn này của tác giả Từ Thính Phong ngoài những kiến giải về Định Luật Murphy còn giải thích những hiệu ứng  - nguyên tắc - định luật mà liên quan trực tiếp đến cuộc sống của bạn như: hiệu ứng Tô Đông Pha, hiệu ứng Barnum, hiệu ứng ám thị, hiệu ứng cá da trơn, hiệu ứng Lucifer, định luật Beibo, hiệu ứng Karl Wallenda, định lý Bliss, định luật Dugan, hiệu ứng Zeigarnik, định luật Matthew.....Nếu bạn quan tâm đến tâm lý cũng như những hội chứng tâm lý thì không nên bỏ qua.

Nguồn: Độc giả Triệu Dương

---------------

Đặt sách ĐỊNH LUẬT MURPHY – MỌI BÍ MẬT TÂM LÝ THAO TÚNG CUỘC ĐỜI BẠN:

Tiki: https://shorten.asia/7rYNXkUY

Shopee: https://shope.ee/4Kkl7wX7MP

menu
menu