Bao dung - Bí mật của tình yêu vĩnh cửu

bao-dung-bi-mat-cua-tinh-yeu-vinh-cuu

Đừng nhầm lẫn tình yêu với lòng ngưỡng mộ

Quan niệm hiện đại về tình yêu gắn liền với sự ngưỡng mộ. Tình yêu thường được cho là bao gồm nỗi kinh sợ với phẩm chất và hình thức của người ấy. Ta có thể yêu một trí thông minh hay khôn ngoan, sự gan dạ hay vẻ đẹp. Ta nghĩ mình đã yêu khi nghĩ về một người đặc biệt, trông có vẻ mạnh mẽ và hoàn thiện hơn bản thân ta nhiều lần. Hình như, tình yêu được tạo nên từ sự ngưỡng mộ.

Nhưng có một góc nhìn khác về tình yêu đáng khai thác hơn nếu ta muốn cải thiện sự bất lực không tránh khỏi trong việc duy trì các mối quan hệ lâu dài - một triết lý về tình yêu có bản lề dựa trên phẩm chất hiểm được đề cập trong phạm vi hẹn hò: lòng rộng lượng.

Theo quan điểm này, yêu ai đó không đơn thuần là ngưỡng mộ phương diện hoàn hảo, mà còn là khả năng trở nên đặc biệt rộng lượng với người yêu vào những lúc khi họ chẳng hề hấp dẫn. Tình yêu ở đây không phải một rung động trước ánh hào quang mà là một kỹ năng đặc biệt hình thành dựa trên khả năng nhìn thấu vẻ ngoài khó chịu thường thấy ở đối phương, năng lượng thấu hiểu những trải nghiệm của họ và không ngừng cho đi sự tha thứ và lòng tốt thay vì những tán tỉnh và bối rối. Trong khái niệm vẫn chưa phổ biến này, tình yêu là biết bao dung.

 

Suy nghĩ “yêu là bao dung” ảnh hưởng đến ta rất nhiều bởi, một khi ta bắt đầu hiểu ai đó nhiều hơn, gần như được đảm bảo ta sẽ khám phá ra rằng họ không hoàn hảo như ta tưởng ban đầu. Nếu ta đánh đồng tình yêu và sự ngưỡng mộ, việc quen biết người ấy càng thêm sâu sắc sẽ luôn là bước đệm cho sự phai nhạt trong tình yêu.

Tiếc thay, suy nghĩ tình “yêu là bao dung” nghe thật lạ lùng và khó khăn tới mức từ bản năng, ta có thể chổi bỏ tiềm năng học được cách luyện tập nó. Ấy thế mà gần như tất cả chúng ta đều đã biết rõ về loại tình yêu này. Chỉ có điều ta chưa từng nghĩ điều đó có liên quan tới những mối quan hệ lãng mạn. Tình yêu này thật ra là những gì ta muốn thể hiện khi chơi cùng trẻ nhỏ - đặc biệt những đứa trẻ giữa hai và bốn tuổi. Kỳ lạ thay, hóa ra ta sẽ học được một phần quan trọng của ý nghĩa của việc yêu khi ta đối đãi với người yêu mình với cùng sự nhẫn nại và trí tưởng tượng như khi ta đối đãi với những đứa trẻ.

Thế nào là tình yêu đích thực? Hãy yên như yêu một đứa trẻ

Trẻ nhỏ đôi khi hành xử theo cách vô cùng khó hiểu và gây sốc: chúng la hét trước người coi sóc chúng, tức giận hất đổ bát mì, vứt đi thứ đồ chơi một người nào đó mới cho chúng. Nhưng rất ít khi ta cảm thấy bị kích động hay bị tổn thương bởi những hành động này. Lý do là bởi ta chưa từng gán một động cơ tiêu cực hay ý đồ xấu nào cho bọn trẻ.

Ta tìm kiếm xung quanh những lý giải nhân đạo nhất và tổng hợp hết lại. Ta không ngay lập tức cho rằng đứa trẻ đang tỏ vẻ buồn để làm ta khó chịu. Ta có thể nghĩ rằng chúng đang hơi mệt, hoặc chúng đang ăn cái kẹo quá cứng hay khó chịu vì có mặt cô chị gái. Ta có sẵn một bản ghi chép khổng lồ những lý giải thay thế trong đầu để lý giải cho những hành động gây khó chịu - và không có lý do nào làm ta sợ hãi hay bực đến phát điên.

Người lớn lại đối xử với nhau theo cách ngược lại, đặc biệt trong khi yêu. Khi biết rằng có người để ý đến mình, ta thường suy nghĩ nghĩ thế này: Nếu họ vì công việc mà đến trễ trong ngày sinh nhật mẹ ta, ta coi đó là một cái cớ. Nếu họ hứa mua cho ta kem đánh răng nhưng “quên mất”, ta sẽ nghĩ rằng họ cố tình. Họ chỉ đơn giản có vẻ không vui, còn ta thì nghĩ rằng họ đang cố gắng hủy hoại cuộc đời ta.

Nhưng nếu chúng ta áp dụng cách đối xử với trẻ nhỏ, ấn tượng đầu tiên của ta sẽ khác: có thể đêm qua họ ngủ không ngon và quá kiệt sức để nghĩ thông suốt; có lẽ họ bị đau đầu gối; có thể họ đang thử nghiệm giới hạn sức chịu đựng của bố mẹ. Từ cái nhìn đó, hành vi trưởng thành của người yêu không bỗng nhiên trở nên đẹp đẽ hay chấp nhận được. Nhưng ta sẽ không thấy kích động nữa. Sẽ thật ấm áp khi sống trong một thế giới dạy ta cách bao dung với trẻ em; và còn tốt hơn nếu ta học được cách rộng lượng hơn với phần con trẻ trong một người lớn.

Suy nghĩ cho rằng trong nhiều thời khắc quan trọng, chúng ta vẫn luôn cư xử như trẻ con nghe có vẻ lạ lùng, thậm chí hạ thấp mình hay thật tuyệt vọng, bởi bề ngoài rõ ràng ta là người trưởng thành. Nhưng, yêu với lòng rộng lượng nghĩa là nhận ra phần tâm hồn luôn bị trói buộc trong suy nghĩ từ hồi mới chào đời. Nhìn người bạn đời theo cách này sẽ có ích trong những lúc khó khăn khi người yêu nổi giận bất thường, cáu kỉnh hay hung hăng. Khi người yêu không đủ trưởng thành như ta mong đợi, và ta thô bạo gắn cho họ cái mác “cư xử trẻ con” mà không hề để ý, ta cứ nghĩ mình đang tiến gần với một lý tưởng, nhưng rồi ta nhận ra đó chỉ là một lời buộc tội, mà trong khi điều cần làm là chấp nhận một nét tính cách rất bình thường của con người.

 Nét trẻ con còn sót lại trong người yêu của ta không phải tội lỗi hay thiếu sói đặc biệt, mà là một đặc tính bình thường mà ai cũng có. Trưởng thành không chỉ là một trạng thái hoàn chỉnh vì thời ấu thơ vẫn luôn tồn tại trong ta, dù nhiều hay ít. Vì thế, ta cần tiếp tục bao dung với những người trưởng thành như cách ta đối xử với con trẻ.

Khả năng tiếp tục thương yêu và giữ bình tĩnh của chúng ta khi ở cạnh trẻ em có cơ sở là nhận định cho rằng chúng không thể giải thích được cái gì đang thực sự làm phiền chúng. Ta luận ra nguyên nhân thực sự của nỗi buồn đến từ những biểu hiện bên ngoài của cơn thịnh nộ của trẻ con - bởi ta hiểu gần như không có đứa trẻ nào có khả năng tự nhận biết và nói lên chính rắc rối của mình.

Đối xử dịu dàng với phần con trẻ bên trong người yêu không có nghĩa là xem họ như một đứa bé, không cần phải vẽ ra thời gian biểu quy định thời gian họ được xem ti vi hay thưởng kẹo khi họ cư xử ngoan ngoãn. Việc này nghĩa là khoan dung để hiểu được điều họ thật sự muốn nói đằng sau lời mắng nhiếc “Đồ tồi tệ” có thể mang nghĩa rằng: công việc thật mệt mỏi và mình đang cố tỏ ra mạnh mẽ và độc lập hơn những gì tôi thật sự cảm thấy; hay lời trách móc “anh/cô chẳng hiểu tôi!” có thể thật sự nghĩa là “tôi rất sợ và giận giữ mà chẳng hiểu tại sao, làm ơn hãy hiểu tôi.”

 Sẽ thật lý tưởng nếu ta dành thời gian an ủi nhau thay vì cãi cọ; thay vì chấp nhặt người yêu vì những điều khó chịu họ lỡ nói hãy coi họ như đưa trẻ bị kích động đang mắng nhiếc người chúng yêu thương nhất vì họ không thể làm gì khác. Ta nên cố gắng an ủi, cho họ thấy họ vẫn ổn, chứ không phải cũng nổi cáu và trả đũa lại họ.

Tất nhiên, cư xử trưởng thành với một người lớn có tâm hồn trẻ con khó hơn chơi với một đứa trẻ thật sự rất nhiều. Bởi lẽ những gì trước mắt ta không phải là đứa trẻ. Người lớn còn gặp nhiều khó khăn hơn gấp bội vì phải sống trong hình hài trưởng thành, nên thường xuyên quên mất rằng bên trong mình vẫn chưa hoàn toàn lớn.

 Đương nhiên, đây không thể là ý thức một chiều. Khả năng khoan dung với đứa trẻ bên trong người yêu liên quan tới nhận thức rằng chúng ta cũng cần được khoan dung. Hai người yêu nhau có thể đổi vai. Ta có thể cố gắng chấp nhận đứa trẻ chỉ mới ba tuổi trong nội tâm của người yêu, một phần vì biết rằng cũng có lúc ta cần họ làm điều tương tự cho mình.

Việc thấu hiểu nội tâm của ngưởi khác một phần phản ánh sự cảm thông mà chúng ta luôn cần dành cho chính mình và mọi người. Chúng ta cần tưởng tượng ra nỗi hoang mang, thất vọng, lo lắng và bối rối cực độ trong khi họ thể hiện sự hung hăng ra bên ngoài. Người yêu của ta có thể cao lớn và đã đi làm như một người đã trưởng thành, nhưng đôi khi hành vi của họ có thể không giống vậy. Khi họ cư xử tệ hại, dù không nói nhưng suy nghĩ thật sự của họ là: “Mình vẫn còn là đứa trẻ, và giờ đây mình cần được ôm vào lòng. Mình cần cậu hiểu thật ra điều gì đang làm mình mệt mỏi, như cách mọi người vẫn hiểu cho mình khi mình còn là đứa trẻ, khi lần đầu tiên mình biết thế nào là tình yêu.”

Luôn không thích bị đối xử như một đứa trẻ, rồi ta quên mất rằng đôi khi thật may mắn khi được ai đó hiểu thấu phần trẻ con trong tâm trí của mình, và gắn bó, bao dung cho đứa trẻ đang thất vọng, giận dữ, cô lập hay bị tổn thương ấy.

Thậm chí chỉ mới gần đây, con người mới có xu hướng yêu thương trẻ con. Quan niệm hiện nay là kết quả của những nỗ lực không ngừng suốt 150 năm, với sự đóng góp của các nhà tâm lý học, nhà văn và nhà giáo, để bổi đắp tình thương yêu và củng cố thái độ mà ngày nay là chuyện bình thường với ta. Trong lịch sử, con người từng thờ ơ và khắt khe với trẻ con: vì nghĩ rằng mắng mỏ và hách dịch mới là cách dạy dỗ đúng.

May mắn thay, chúng ta yêu trong bối cảnh lịch sử và hành động theo những gì xã hội bảo với chúng ta rằng đấy có thể là cách đúng đắn để cư xử (‘Có một vài người sẽ không bao giờ có thể yêu nếu họ chưa từng nghe đến chuyện đó,’- La Rochefoucauld). Sự thay đổi sâu sắc trong ý tưởng về cách người lớn nên đối xử với trẻ em có thể là cảm hứng cho việc học cách yêu thương khác biệt trong thế giới người lớn nói chung.

Để nuôi dưỡng lòng bao dung trong tình yêu, hãy tưởng tượng

Trọng tâm của suy nghĩ yêu-là-rộng-lượng chính là khả năng thấu hiểu. Tính cách mỗi người thường dễ bị hiểu nhầm. Có thể ta sẽ yếu đuối khi cần yêu thương, nhưng sự mong manh dễ tổn thương của hầu hết mọi người thường được giấu bên trong tính cách hung hãn và giận giữ thể hiện bên ngoài. Biết cách yêu nghĩa là đẩy tâm trí vượt ra khỏi những gì mắt thấy tai nghe, hay tưởng tượng những gì không thể nhìn thấy. Ta cần đoán người yêu của mình đang lo lắng, chứ không phải xấu tính; hay đang sợ hãi, chứ không mất trí.

Khả năng tưởng tượng này chính là bí mật đằng sau những cuốn tiểu thuyết ta vẫn luôn ngưỡng mộ. Những nhà văn vĩ đại nhất đưa chúng ta vượt ra ngoài định kiến về tính cách, khi giới thiệu những nhân vật tưởng như đồi bại, rồi dùng năng lực thiên tài của mình để nói về tính nhân văn đằng sau những nhân vật phản diện như gái làng chơi, dân cờ bạc, nghiện ngập hay kẻ ngoại tình.

 Một trong những chân dung của tình-yêu-là-sự-rộng-lượng nằm trong tiểu thuyết Anna Karenina của nhà văn Leo Tolstoy. Nhân vật chính, Levin, vừa mới cưới Kitty khi anh ta nghe tin anh trai Nikolai đã ngã bệnh nặng và nằm chờ chết. Mối quan hệ hai anh em không được tốt trong một thời gian dài. Nikolai thì nghiện rượu, hung hăng, là một người hoang phí và là một kẻ lưu manh chơi bời phóng đãng. Anh ta sống trong một căn phòng bẩn thỉu, đã tiêu tốn khá lớn khoản thừa kế của mình và cư xử thô bạo với người bạn lâu năm, một người phụ nữ trẻ hay gây rối, một con đĩ tên là Masha. Levin lo lắng về những gì Kitty, một người có giáo dục và luôn được bao bọc, sẽ nghĩ – và do dự không muốn cô ấy biết về mặt trái của gia đình. Tuy vậy, họ vẫn đến thăm người anh trai và thay vì ghê tởm Nikolai, Kitty cảm động với nỗi đau của anh. Cô ta không bận tâm đến những cử chỉ khó ưa bên ngoài. Cô ta rửa ráy người anh chồng, an ủi, cho anh ta ăn và nói chuyện với anh ta với sự tử tế và kiên nhẫn, khiến anh ta ý thức được những lời nói nóng nảy của mình. Tolstoy nói với chúng ta, đây một tình yêu đích thực. Trong mắt Kitty, Nikolai không giống như những gì anh ta đối với người khác; một người đàn ông tàn bạo. Anh ta là một người biết suy nghĩ, cơ bản có thiện chí, người bị cuốn vào một chuỗi bất hạnh – cũng như tất cả chúng ta đang hoặc sẽ mắc phải một lúc nào đó.

Mặc dù có thể chúng ta chưa thể nhân hậu như Kitty, điều này rất giống với những gì ta sẽ cảm nhận khi được yêu. Được yêu có thể là sự hài lòng khi được ngưỡng mộ, nhưng hơn cả điều đó, là cảm giác sâu sắc và gần gũi với bản chất của tình yêu: được bao dung và thấu hiểu trong những lúc xấu xí, khi không còn khả năng kiểm chứng bất kỳ đức tính tốt đẹp của mình, khi để lộ vết thương lòng. Ta biết mình cuối cùng cũng cảm thấy được yêu khi tất cả tổn thương, sợ hãi, lo âu và buồn đau được đáp lại với lòng dịu dàng.

Khi ta ngừng yêu vì ngưỡng mộ và chuyển sang yêu với lòng rộng lượng thì việc ta yêu ai dường như không còn là vấn đề quan trọng. Chính công nghệ đã khiến ta trở nên quá kén chọn. Ta cứ giữ trong đầu quá lâu suy nghĩ về “một người đặc biệt”, một người có đủ đức tính tốt đẹp và thành tựu to lớn. Rồi ta trở nên mất kiên nhẫn, và chia tay với người yêu hiện tại để tìm và yêu một người khác hoàn hảo hơn.

Thế nhưng, tình yêu rộng lượng không phụ thuộc vào nền tảng mỏng manh, dễ tổn thương như sự ngưỡng mộ. Nó thừa nhận rằng những gì đáng được xét tới trong tình yêu không phải độ hoàn hảo hai người mang lại cho nhau, mà là sự thấu hiểu hiện diện khi họ nghĩ về khiếm khuyết của nhau. Không quan trọng người bên cạnh bạn là ai, qua năm tháng chúng ta đều cần rộng lượng với nhau thật nhiều – vì khi đã thân thiết, ta sẽ nhận ra ai cũng đều có vấn đề ở sâu thẳm bên trong. Một khi ta thật sự hiểu tình yêu chính là lòng rộng lượng, ta có thể chấp nhận rằng: yêu ai không quan trọng. Hãy thử nghĩ về ý tưởng lạ lùng mà lại rất uyên thâm rằng ta có thể yêu bất kỳ ai, vì chúng ta đã trở nên quá cô lập với những gì mong manh, tinh khiết nên xứng đáng được đồng cảm từ trong trái tim buồn bã và tổn thương.

Nhà tư tưởng lỗi lạc nhất thời trung cổ Thomas Aquinas xác định: Người thực sự hiểu được tình yêu có thể yêu bất cứ ai. Nói cách khác: tình yêu thực sự không cần có mục tiêu cụ thể; cũng không hướng đến một phẩm chất đặc biệt, mà rộng mở với tất cả mọi người, thậm chí (và theo một cách đặc biệt nào đó) những điều kém hấp dẫn nhất.

Thời nay, quan niệm này nghe có vẻ rất kỳ lạ, vì những ý tưởng nền tảng của chúng ta về tình yêu dường như gắn chặt vào kinh nghiệm xúc cảm: tìm thấy một người đặc biệt vô cùng hấp dẫn, thú vị và không hề khiếm khuyết ở điểm nào. Tình yêu, như chúng ta cảm thấy, là phản ứng với vẻ ngoài hoàn hảo của một người. Trọng tâm của tình yêu kiểu này là cố gắng nhìn sâu vào bên trong vẻ ngoài không mấy hấp dẫn của một người nào đó – để tìm thấy nội tâm nhạy cảm, thú vị, e dè và dễ tổn thương sâu bên trong họ.

Nhiệm vụ của những người đang yêu là thấu hiểu và bao dung nhau

Như vừa đọc, ta biết rằng nhiệm vụ của tình yêu là lao động cảm xúc và trí tưởng tượng để hiểu điều ẩn giấu đằng sau một vẻ ngoài khó chịu. Nhưng tâm trí của ta lại có xu hướng từ chối việc này. Ta đi theo lối mòn vì cảm thấy quen thuộc và hợp lý. Thật kỳ dị khi suy nghĩ những người cau có đang gặp tổn thương bên trong. Nếu gặp một người có vẻ ngoài lập dị, rất khó để ta có thể nhận ra những phẩm chất tốt đẹp ẩn chứa trong con người họ.

 

Ta thường có xu hướng bắt người khác gánh lấy trách nhiệm cho mọi biến cố xảy ra trong cuộc đời họ: liên tục thất nghiệp, uống nhiều rượu bia hay thậm chí mắc bệnh ung thư.

Cần cố gắng thật nhiều để điều khiển tâm trí tránh đi theo thói quen phán xét như vậy. Để làm điều này, khi nhìn vào một người cau có hãy tưởng tượng đây là một đứa trẻ đang vô thức nghịch ngợm trong phòng ngủ. Khi nhìn thấy một thực khách giận dữ trong nhà hành chỉ vì món ăn bị phục vụ nhầm, hãy tưởng tượng câu chuyện về một người bất lực trước cuộc sống quá khắc nghiệt. Càng dành năng lượng suy nghĩ theo hướng này, chúng ta càng dễ dàng khám phá được một điều đáng ngạc nhiên: chúng ta có tiềm năng nhìn thấy phần tốt đẹp ở hầu hết mọi người.

Điều này không có nghĩa ta nên gạt bỏ mọi tiêu chí khi tìm kiếm “nửa kia” của mình, mà là một cách khẳng định rằng, kể cả người hoàn hảo nhất cũng cần được ta bao dung bằng trí tưởng tượng khi ta cố gắng thỏa hiệp với những góc tối xấu xí của họ. Và tất nhiên, bao dung không chỉ là hành động một chiều. Chúng ta đều cần được luôn luôn thấu hiểu và thông cảm để được giải thoát khỏi việc bị coi là quái vật vào những thời điểm khó khăn nhất.

 

Trạm Đọc (Read Station) dịch

http://www.thebookoflife.org/love-as-generosity/

menu
menu