Cách những kẻ lừa đảo ẩn mình dưới con mắt người thường

cach-nhung-ke-lua-dao-an-minh-duoi-con-mat-nguoi-thuong

Những kẻ thông minh biết rằng họ không nên bị người khác nhận biết dễ dàng. Họ nhận thức được rằng họ có thể được trục lợi từ người khác hiệu quả nhất bằng cách hòa vào đám đông.

Gần đây tôi có phát biểu tại một hội nghị của những người điều tra về kẻ giết người, về chủ đề “trí thông minh ẩn giấu” của những kẻ lừa đảo tinh khôn. Qua đó, tôi muốn nói rằng IQ tội ác của một số tội phạm có thể thách thức bất kỳ khuôn khổ nào mà chúng ta đang có. Vài năm trước tôi có viết một bài viết ngắn về cách mà một số người có thể hòa mình và săn đuổi con mồi một cách vô hình trong chúng ta. Và bây giờ tôi sẽ quay lại vấn đề này.

Do một số quyển sách mà tôi đã từng viết, tôi từng được hỏi liệu có thể nhận biết được một người bị bệnh tâm thần, hay một người có phải là thành viên bí mật của một nhóm lừa đảo hay không. Nhưng đó không phải là những câu hỏi đúng đắn. Không phải tất cả thành viên của hai nhóm này đều nguy hiểm và nhắm đến tôi. Thay vào đó, mọi người nên hỏi liệu tôi có thể nhận biết và bảo vệ bản thân khỏi một kẻ lừa đảo hay không.

Cả hai nhóm đều có những kiểu người lợi dụng người khác. Những kẻ thông minh biết rằng họ không nên bị người khác nhận biết dễ dàng. Họ nhận thức được rằng họ có thể được trục lợi từ người khác hiệu quả nhất bằng cách hòa vào đám đông. Nếu kẻ lừa đảo mà lộ liễu, họ sẽ ít hiệu quả hơn trong việc lấy đi thứ họ muốn.

Với những Bảng liệt kê Bệnh thái nhân cách có trên sách báo và Internet, mọi người nghĩ họ có thể thông qua danh sách 20 đặc điểm và hành vi để nhận biết một người bị bệnh tâm thần. Chương trình truyền hình đầy rẫy những người làm y như vậy. Nhưng thực sự những cái được coi là đánh giá này đều thiển cận và không chính xác.

Blend Images/Shutterstock

Nhận biết (và đánh lạc hướng) một kẻ lừa đảo thông minh thực sự là một việc không hề dễ dàng.

Tuy chúng ta đã từng thấy rất nhiều những kẻ phô trương tự cho mình là những kẻ mồi chài, cùng với những kẻ ái kỷ kinh tởm vênh váo bản thân công khai đến mức cần chuẩn đoán về bệnh tâm thần, nhưng thành viên của một trong hai nhóm trên mà thực sự muốn ẩn mình có thể lừa được ngay cả những chuyên gia.

Nếu họ không để bị phát hiện, họ có thể thao túng người khác lâu hơn – có thể là đến vô hạn – và bòn rút rất nhiều nạn nhân. Hãy nhìn vào số lượng CEO có vấn đề về tâm thần trong suốt hai thập kỷ qua lợi dụng sự cả tin và tài nguyên của người khác để làm giàu cho bản thân. Họ thành công nhất khi không ai nghi ngờ họ. Và bất kỳ “kẻ mồi chài” nào muốn bòn rút từ kẻ khác trong thời gian dài, và trong phạm vi rộng, sẽ được hưởng lợi từ việc ăn mặc bình thường, cư xử bình thường, và chờ đợi một cơ hội để triển khai hành động bên ngoài “tầm radar”.

Họ sẽ tỏ ra thân thiện, chứ không tàn ác.

Trong Khoa học Mồi chài, tôi đã dành ra một chương cho cái tôi gọi là “mồi chài tâm lý” – những kẻ lừa gạt, thao túng, và rút kiệt chúng ta mà không có bất kỳ thương hại, và thường rất nhẹ nhàng. Họ là những kẻ gạ gẫm, tội phạm công nghệ cao, kẻ lừa đảo niềm tin, và ngay cả những kẻ giết người hàng loạt biết cách dụ dỗ chúng ta với những thủ thuật như niềm tin, sức mê hoặc, lời hứa sáo rỗng, sự thân tình giả tạo, và những lý do giả dối. Họ chỉ có thể làm được điều đó nếu chúng ta tin rằng họ đáng tin, chân thành, thật thà và không thủ đoạn. Như vậy, họ phải trông “bình thường”, chứ không phải khác biệt. Họ sẽ giả mối quan hệ bình thường cho đến khi lấy được lòng tin của chúng ta, và rồi hành động, rút kiệt chúng ta không chút thương tiếc, sau đó chuyển sang đối tượng khác.

Đó là lý do hầu hết những kẻ lừa đảo thông minh và thành công đều ẩn mình.

Vậy, câu trả lời cho những câu hỏi là, đúng, bạn có thể nhận biết được những kẻ muốn được nhận biết, nhưng họ chắc chắn không thành công trong việc lợi dụng chúng ta và cả những kẻ đứng trong bóng tối mà tỏ ra bình thường. Họ ở gần chúng ta hơn vẻ ngoài của họ.

(Hồng Phương dịch)

Nguồn: http://www.psychologytoday.com/blog/shadow-boxing/201404/how-successful-predators-hide-in-plain-sight

 

menu
menu