Dấu hiệu bạn hẹn hò không đúng người

dau-hieu-ban-hen-ho-khong-dung-nguoi

Bạn cảm thấy thế nào về buổi hẹn hò với người mới? Đầy rạo rực hay lo lắng?

Bạn có một cuộc hẹn với tình yêu mới vào thứ sáu, và bắt đầu lên kế hoạch từ thứ ba. Bạn sẽ mặc gì? Cư xử như thế nào? Bạn nên nói cái gì? Nếu bạn tiêu tốn thời gian để hoạch đinh trang phục, kiểu tóc hay thậm chí các chủ đề trò chuyện trước buổi hẹn hò với tình yêu mới thì có khả năng bạn đang không hẹn hò đúng người.

Bạn cảm thấy thế nào khi hai người bên cạnh nhau? Say mê hay lo lắng? Trải qua sự hồi hộp thuở ban đầu mỗi khi hai người hẹn hò: hi vọng bạn trông đủ ổn, đủ hấp dẫn, hay nói toàn những điều đúng đắn, là một điều không thoải mái tí nào. Dành cả một buổi tối trong sự lúng túng là dấu hiệu chứng tỏ có thể bạn đang trong một mối quan hệ không “hợp cạ”. Chắc chắn là cô ấy hay anh ấy có thể là một người tuyệt vời, nhưng chỉ có điều là họ không dành cho bạn mà thôi.

Thuở ban đầu (Stage Fright): lo lắng chỉ dẫn đến thất bại

Một buổi hẹn hò không nên được cảm nhận như một màn trình diễn. Cuộc trò chuyện trong bữa tối không nên là một cuộc thẩm tra của cảnh sát dưới ánh đèn chụp gay gắt. Mặc dù cảm xúc của chúng ta là chủ quan, và đối tác của bạn thì không hề có ý nghĩ gì về sự căng thẳng mà bạn đang cảm nhận, thì sự lo lắng của bạn cũng sẽ không duy trì một mối quan hệ tốt đẹp.

Về lâu dài, không ai muốn tiếp tục tham gia vào một hoạt động tạo ra sự căng thẳng và khó chịu. Cho dù đó là một môn thể thao nguy hiểm, một buổi nói chuyện động viên, hay một vai trò lãnh đạo đòi hỏi gánh vác trách nhiệm nặng nề, chúng ta không thể (và cũng không muốn) ở trong trạng thái lo lắng và căng thẳng tinh thần.

Và còn một lý do chính đáng khác, việc lo lắng là hoàn toàn trái ngược với hạnh phúc. Chắc chắn là cũng rất tự nhiên thôi khi bạn muốn gây ấn tượng với tình yêu mới. Nhưng nếu bạn quá tỉnh táo, bạn cũng sẽ không hề thích thú với một mối quan hệ vận hành đúng theo cách mà bạn nên hành xử. Ngay cả khi bạn cảm thấy không an tâm theo một cách rất tự nhiên thì đối phương cũng nên làm cho bạn cảm thấy thoải mái.

Cảm xúc dâng trào: tốt hay xấu?

Ok, bạn vẫn cảm thấy hứng thú khi nghĩ về lần hẹn tới với tình mới của bạn, cảm giác nhớ nhung bao trùm tất cả. Đó có phải là một điều tốt? Không hẳn như vậy. Sự nhiệt tâm của bạn không đảm bảo sự tương hợp, và sự mong chờ không tạo nên hoạt chất tình yêu. Nói theo cách khác, sự háo hức và mong đợi không phải là tiêu chuẩn để đánh giá xem mối quan hệ của bạn có tốt đẹp hay không.

Hẹn hò với người nào gợi lên cảm giác thiếu thốn và dằn vặt bản thân tạo cho mối quan hệ không lành mạnh và không thoải mái tí nào. Mackinnon và công sự trong “Caught in a Bad Romance” (2012) đã lưu ý rằng những mối quan tâm về sự hoàn hảo như sự tự kiểm nghiệm và những phản ứng cực đoạn đối với những thất bại đã tạo nên tình trạng trầm cảm. [i]

Tuy nhiên, ngay cả khi bạn có xu hướng tự phê phán bản thân, có nhiều cách để tối đa hóa cơ hội lựa chọn đối tác làm cho bạn cảm thấy tốt về bản thân. Người xác nhận và khẳng định bạn là ai – không phải là người mà bạn mong muốn. Điều quan trọng là tìm hiểu để nhận ra sự khác biệt giữa say mê và sự gắn bó.

Sự khác biệt giữa sự say mê và sự gắn bó an toàn

Theo nghiên cứu của Langelag (2013) đã giới thiệu phương pháp đo lường cấu trúc của sự say mê và gắn bó trong các mối quan hệ lãng mạng. [ii] Mặc dù lưu ý rằng hai khái niệm không hoàn toàn loại trừ lẫn nhau, họ vẫn mô tả rằng sự say mê như là một “cảm giác choáng ngợp, đầy ham muốn” với tình mới, và định nghĩa về gắn bó an toàn là một “cảm giác thoải mái của sự liên kết cảm xúc”.

Tuy nhiên vẫn có một sự khác biệt về mặt cảm xúc. Langelag trích dẫn các nghiên cứu trước và nhận ra rằng sự say đắm tạo nên các cảm giác tiêu cực, như lo lắng, bất an, hay hồi hộp. Gắn bó an toàn, thì ngược lại làm giảm đi những cảm giác tiêu cực. Trong khi các tác giả ghi nhận rằng sự say đắm thì gắn liền với mức độ kích thích và phấn khởi cao hơn, và đó là một thanh gươm hai lưỡi.

Đúng vậy, mức độ say mê và sự gắn bó thay đổi theo thời gian khi mối quan hệ phát triển. Tuy nhiên, chúng vẫn là các cấu trúc riêng biệt và Langelag tìm thấy rằng có sự tương quan nghịch với nhau. Họ thấy rằng nói chung, khi mối quan hệ phát triển thì sự say mê giảm đi và sự gắn bó tăng lên.

Thật thú vị khi họ phát hiện ra sự say mê là đặc biệt cao khi một cá nhân không ở trong một mối quan hệ lãng mạng với đối tượng yêu mến của họ. Họ cũng tìm ra rằng, đồng nhất với các nghiên cứu trước đó, sự say đắm càng cao thì càng gắn liền với những tác động tiêu cực, phù hợp với những trải nghiệm rằng càng say đắm thì càng căng thẳng, trong khi sự gắn kết cao gắn liền với giảm ảnh hưởng tiêu cực, phù hợp với kết quả là dịu mối quan hệ.

Vượt quan Thuở ban đầu một cách an toàn

Điều quan trọng là giữ mối liên hệ với cảm xúc của bạn khi bạn dành thời gian với tình mới. Điều đó sẽ cho phép bạn lựa chọn đối phương là người sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin, không bất an. Đạt được mối quan hệ an toàn, đến lượt nó dẫn đến mối quan hệ ổn định và cuối cùng đi đến hạnh phúc.

Tài liệu tham khảo

[i] Sean P. Mackinnon, Simon B. Sherry, Sherry H. Stewart, Martin M. Antony, Dayna L. Sherry, and Nikola Hartline, ”Caught in a Bad Romance: Perfectionism, Conflict, and Depression in Romantic Relationships,” Journal of Family Psychology 26, no. 2 (2012): 215-225.

[ii] Sandra J.E. Langeslag, Peter Muris, and Ingmar H.A Franken, ”Measuring Romantic Love: Psychometric Properties of the Infatulation and Attachment Scales,” Journal of SexResearch 50, no. 8 (2013): 739-747.

 Nguồn: https://www.psychologytoday.com/blog/why-bad-looks-good/201712/the-biggest-red-flag-your-partner-is-not-the-one

menu
menu