Đọc lan man có hại như thế nào?

doc-lan-man-co-hai-nhu-the-nao

“Nếu muốn tiếp nhận được những lợi ích bền vững

Nhà văn Nguyễn Duy Cần, thế kỷ 20, đã viết về cái lan man trong việc đọc: “Cái học mà vụ về bề rộng và bề cạn, nghĩa là cái gì cũng biết nhưng không có cái gì là thật biết, là “kẻ thù” số một của văn hóa.” Trở về gần 2000 năm trước, nhà Khắc kỷ Seneca, cũng đã nhắc tới việc đọc lan man, và đưa ra cả giải pháp: “Nếu muốn tiếp nhận được những lợi ích bền vững của việc đọc, bạn cần phải tập trung vào một số tác giả mà thôi. Người có mặt ở mọi nơi thì thực ra lại chẳng ở đâu cả” (Bức thư số 2, Seneca - Những bức thư đạo đức). Dù đã xuất hiện từ cả ngàn năm, nhưng tư tưởng này luôn chứng minh tính đúng đắn của nó ở mọi thời điểm, đặc biệt trong thời đại “nhiễu loạn” của thông tin đại chúng như bây giờ.

TẠI SAO KHÔNG NÊN ĐỌC LAN MAN?

Thứ nhất, việc đọc có chọn lọc sẽ đem lại cho ta những lợi ích bền vững. Giống như những người thường xuyên xê dịch, họ nhận thấy có rất nhiều nơi chốn để ở, nhưng không có những tình bạn sâu sắc và đáng trân trọng. Nếu độc giả “giao du” với nhiều cuốn sách, chắc chắn họ sẽ không thể có những mối liên kết lâu bền với một vài tác giả quen thân.

Thứ hai, khi đọc và ngâm cứu kỹ một số lượng sách nhất định, ta sẽ tránh được tình trạng bị rối trí và mất tập trung. Bởi với Seneca, “việc có thể ở nguyên một chỗ và dành thời gian bồi dưỡng tâm trí là dấu hiệu đầu tiên của sự kiên định”. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến sự bình thản trong tâm hồn mà mọi Stoic đều hướng tới. Và cũng bởi bạn không thể đọc tất cả sách trên đời, tốt nhất, bạn nên hài lòng với số lượng mình có thể đọc được.

Vậy làm thế nào để bớt đọc lan man? Lời khuyên của Seneca là chỉ nên chọn đọc những tác giả đã chứng tỏ được giá trị của họ, và giả sử nếu bạn muốn "đổi gió" với một vài tên tuổi khác, hãy nhớ quay lại với những cái tên quen thuộc sau đó. Một điều quan trọng nữa, “mỗi ngày, hãy học lấy một vài điều giúp bạn đối mặt với nghèo khó, với cái chết, và với những thứ thường bị cho là bất hạnh của cuộc sống. Khi bạn đã đảo qua một vài chủ đề, hãy chọn lấy một trong số đó và suy nghĩ, "tiêu hóa" chúng vào ngày hôm ấy". Tương tự, với những người đang tìm hiểu Chủ nghĩa Khắc kỷ nói chung và cuốn "Seneca - Những bức thư đạo đức" nói riêng, sẽ là rất cần thiết khi mỗi ngày, ta chọn đọc một quan điểm, bài học, một lá thư để nghiền ngẫm, đào sâu, phản biện và áp dụng chúng luôn vào cuộc sống hằng ngày.

Sẽ nhiều người nghĩ: người đọc sách ít cũng giống như người nghèo, đều nắm trong tay không nhiều “tài sản”. Nhưng thực ra, "người nghèo không phải là người có quá ít, mà là người mong muốn nhiều hơn thứ mình đang có", hay nói cách khác, khi bạn luôn khao khát sở hữu nhiều thứ hơn, bạn chính là một người nghèo. Một người giàu, theo Seneca, chính là những người có 2 thứ có: có thứ họ cần và có đủ dùng. Vì thế, nếu muốn trở thành một người giàu trong việc đọc sách, bạn cần tìm đọc những cuốn sách có ích thực sự cho bản thân, sử dụng đúng mục đích nhằm tận dụng tối đa giá trị của chúng.

--------

Tìm đọc sách về SENECA - NHỮNG BỨC THƯ ĐẠO ĐỨC

https://shope.ee/6UqySur0m9

menu
menu