Đừng Sợ Bị Từ Chối: Cứ Gõ, Cửa Sẽ Mở!

dung-so-bi-tu-choi-cu-go-cua-se-mo

 Ta muốn hỏi xin người khác rất nhiều điều: công việc, vay tiền, cơ hội làm bạn, thậm chí là một nụ hôn. Nhưng ta lại thường không hỏi, vì sợ phải nghe thấy từ “Không"

Tại sao từ “không” bẻ nhỏ và vô hại lại trở thành nỗi đau, khó chấp nhận đến mức ta thà chết vì đói, bị lãng quên và dở dang còn hơn là phải đối mặt với nó.

Không phải ta đang cố gắng lảng tránh từ “Không”, mà là một điều hoàn toàn khác: rằng ta thật đáng khinh. Tất cả chúng ta đều biết đến khía cạnh đáng khinh của mình – kho chứa tất cả mọi lỗi lầm, khổ đau, xấu hổ và yếu đuối của chính bản thân ta.

Đây chính là phần sẽ thức dậy trong ta mỗi khi bị từ chối. Ta đâu chỉ nghe thấy từ “Không”, mà là “Mày thật ngu ngốc, đáng chê cười, một đứa vụng về ảo tưởng sức mạnh với cuộc đời thảm hại.

Vậy nên chẳng ngạc nhiên nếu ta chỉ hỏi khi không còn lựa chọn nào khác. Nhưng thật ra, tất nhiên là người khác không hề cố tình sỉ nhục ta. Họ làm sao đoán được ta cảm thấy gì, suy nghĩ của ta đâu có hiện lên trán và quan trọng nhất, nỗi sợ đó không hề hợp lý. Bạn có góc tối, nhưng những người khác cũng vậy. Chúng ta là tổng hợp của tốt và xấu, như mọi người khác. Chúng ta vẫn xứng đáng được sống. 

Khi mọi người từ chối, họ không nghĩ về ta đâu. Lý do duy nhất cho sự từ chối đó là: việc này không phù hợp với kế hoạch của họ. Họ chẳng hề khinh bỉ những khía cạnh ngu ngốc nhất của ta, hay thậm chí còn chẳng nghĩ về chuyện đó. Đấy chỉ là suy nghĩ của bạn, chứ người khác chỉ quan tâm đến kế hoạch của họ thôi.

Ta sẽ cảm thấy an ủi hơn khi nhớ lại những gì mình nghĩ khi từ chối mọi người. Ta từ chối không phải vì ghét họ, mà vì lý do hiển nhiên: việc ấy không nằm trong kế hoạch của chúng ta.

Nhưng lý do quan trọng nhất bạn vẫn nên hỏi người khác đó là: ta không biết kế hoạch của người khác là gì. Ta có thể tin chắc điều này bằng việc nhìn nhận trải nghiệm của chính mình. Có nhiều thứ ta sẵn sàng chia sẻ với người khác, nếu họ hỏi. Nhiều lúc chúng ta sẵn sàng đồng ý cho đi một khoản tiền, cho đi thời gian hay những nụ hôn, chỉ cần được hỏi. Nhưng họ không hỏi, vì họ không biết ta đang nghĩ gì và sợ mất thể diện. 

Tất cả chúng ta đều không biết được người khác nghĩ gì. Ta không thể đoán được họ sẽ đồng ý hay từ chối vì ta không phải họ. Ta cố sức lờ đi sự thật là mình không biết bằng việc quyết định theo hướng bi quan. Nhưng thay vì thế, bạn chỉ cần cố gắng tìm hiểu suy nghĩ của người ta bằng cách hỏi. Hãy tò mò thay vì tuyệt vọng trước những điều chưa biết.

Cũng hãy nên nhớ, chẳng ai chết vì bị từ chối đâu. Thoạt nghĩ, ta có thể thấy việc bị từ chối thật là một thảm họa. Nhưng thật ra, ai cũng sẽ quên đi việc đó chỉ sau vài giờ. Chúng ta đều là người lớn. Tất nhiên, khi còn bé, ta dễ bị tổn thương hơn và có lẽ đôi lúc sự từ chối của người lớn khiến ta tổn thương. Thế rồi bây giờ ta cố gắng né tránh điều đó. Nhưng tâm trí không bắt kịp thời gian. Ta giờ đã lớn, đã có công việc, có thể có nhà cửa, hay một gia đình nhỏ của riêng mình rồi. Ta sẽ không vì một lời từ chối mà tổn thương.

Dù sao thì, việc tránh không hỏi không hề vô hại như bạn vẫn nghĩ. Ta tránh được nỗi buồn nếu bị từ chối, nhưng đồng thời cũng chấp nhận một thứ nguy hại và rắc rối hơn: thiếu cơ hội. Không đặt câu hỏi hàm ý rằng bạn muốn một thứ khác, ngoài kế hoạch. Và điều này thật đáng buồn vì cuộc đời này ngắn lắm. Thứ ta nên thật sự sợ hãi không phải bị từ chối, mà sự hối hận. Cho nên, hãy cứ hỏi.

 

Trạm Đọc (Read Station)

Theo The book of life

menu
menu