Dùng triết lý trong giao tiếp của Aristotle để tán gái, thành công hơn cả mong đợi

dung-triet-ly-trong-giao-tiep-cua-aristotle-de-tan-gai-thanh-cong-hon-ca-mong-doi

Triết học không hề khô khan và nhàm chán, chỉ là bạn chưa biết áp dụng mà thôi.

Trong trường Đại học bỗng xuất hiện một cô gái vô cùng xinh xắn và dễ thương, bạn thực sự muốn chinh phục cô gái đó.

Bạn không đến mức quá xấu trai nhưng vấn đề là, bạn không có khả năng lôi kéo hay thuyết phục người khác, ăn nói cũng chẳng trôi chảy. Vậy bây giờ nên làm thế nào?

Lúc này, phần lớn nam giới trên trái đất sẽ rơi vào trạng thái hoang mang. Im lặng không đành mà mở lời cũng không xong.

Nếu đã từng rơi vào tình trạng như vậy, bạn nên cảm thấy may mắn vì đọc được bài viết này. Dưới đây là một tình huống ngoại lệ, đạt được thành công trong việc "cưa gái" nhờ vận dụng triết học.

Đôi khi, những lý thuyết hàn lâm lại cực kỳ hữu dụng và đáng tin cậy.

Dùng triết lý trong giao tiếp của Aristotle để tán gái

Một anh chàng tên là Jake (Twitter: squidslippers) lâm vào tình cảnh ở trên. Jake cũng rất hoang mang không biết nên làm thế nào, anh chàng quyết định đến gặp giáo sư tiếng Anh ở trường Đại học để được tư vấn.

Sau khi trình bày hoàn cảnh, vị giáo sư đã "kê đơn" một kế hoạch hoàn chỉnh từ đầu chí cuối cho Jake. Chủ yếu dựa trên 3 yếu tố quan trọng nhất trong giao tiếp của hiền triết Aristotle: Ethos, PathosLogos.

Ethos (sự chuẩn mực): là đặc tính để đảm bảo cho mọi người tin vào những gì bạn nói.

Trong một số trường hợp, chuẩn mực chỉ xuất phát từ cấp bậc của bạn trong xã hội. Nhưng gần đây, các nhà lãnh đạo xây dựng chuẩn mực dựa trên việc thể hiện chuyên môn kỹ thuật trong một lĩnh vực cụ thể, thuyết phục người nghe bằng sự chính trực của bản thân.

Pathos (sự truyền cảm): tạo ra sự kết nối về cảm xúc, giúp đảm bảo cho mọi người tin rằng những gì bạn nói thật sự quan trọng với họ.

Tầm quan trọng và sức mạnh của cảm xúc ngày càng một tăng lên và trở thành một phần không thể thiếu trong kỹ năng giao tiếp. Các nhà lãnh đạo thường tạo ra sự truyền cảm bằng cách quan tâm đến mọi người không phân biệt tuổi tác hay vai vế xã hội.

Logos (sự hợp lý): là nhân tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Những chuẩn mực và sự đồng cảm sẽ không có ý nghĩa nếu như người khác không hiểu được những gì bạn đang nói và làm thế nào để bạn đưa ra kết luận.

Bằng cách nắm bắt được một số thông tin cơ bản của đối tượng, Jake đã phối hợp hoàn hảo 3 yếu tố kể trên để tạo ra tin nhắn "hẹn gái đi chơi" cực đỉnh, đọc phát là muốn đi chơi luôn.

Đây là Jake, nhân vật chính trong câu chuyện thỉnh lời khuyên tán gái từ giáo sư tiếng Anh

Chính Jake cũng không ngờ được rằng, những giáo lý khô khan lại có thể áp dụng thành công trong việc tán gái. Anh chàng đã chia sẻ câu chuyện của mình lên Twitter

"Em không hề biết cách nhắn tin cho gái, em hỏi giáo sư tiếng Anh nên làm thế nào. Ông ấy bảo rằng cứ ETHOS, LOGOS, PATHOS mà triển khai hẹn hò thôi"

Vị giáo sư đã giúp Jake chuẩn bị một kế hoạch hoàn hảo, dựa trên 3 yếu tố quan trọng trong giao tiếp của Aristotle: Ethos (sự chuẩn mực); Pathos (sự truyền cảm); Logos (sự hợp lý)

 

Mục đích: Hẹn gái đi chơi

Thông tin thu thập được về Hannah, cô gái mà Jake thích: Vừa chuyển đến căn hộ mới, thích nhiếp ảnh (thông tin bí mật nhờ "stalk" Instagram). Chăm chỉ làm việc, vẫn đang cô đơn một mình, thích đồ ăn Trung Quốc, có 1 con chó

Ethos (sự chuẩn mực): Tôi sẽ không tiến tới quá dồn dập, chỉ là một buổi đi chơi theo tính chất bạn bè, thi thoảng tôi cũng là một gã thú vị ra trò

Logos (sự hợp lý): Đồ ăn thì miễn phí (mời gái), coi như nghỉ ngơi sau giờ làm. Một khoảng thời gian thú vị, không stress

Pathos (sự truyền cảm): Kiểu gì cũng vui!

Vận dụng 3 yếu tố trên, Jake đã viết ra một tin nhắn "hẹn gái đi chơi" cực kỳ đỉnh, đối tượng chỉ còn nước đồng ý:

"Haha, được rồi, anh không muốn quá suồng sã nhưng nếu em có thể dành ra một buổi tối sau giờ làm việc hoặc cần ăn uống để sống sót khi chuyển đến nhà mới. Không phiền nếu anh mời em đi ăn tối chứ? Tiện thể cho anh gặp chú chó của em nhé..."

Đối tượng ngay lập tức đồng ý, thật là kỳ diệu

"Uầy cũng hay đấy! Tối thứ 6 thì sao nhỉ? Em tan làm lúc 6h tối. Chắc chắn em sẽ đem con Winston theo"

Vậy là, Jake đã thành công trong việc hẹn Hannah đi chơi. Chắc chắn anh chàng này sẽ cực kỳ biết ơn vị giáo sư tiếng Anh kia.

Sau khi đi chơi về còn chụp ảnh cùng gái và chó các thứ rồi đăng Twitter , Jake quả thực đang ngập tràn trong hạnh phúc nhưng cũng không quen "rót mật" vào tai Hannah:

"Vừa trở về sau khi đi chơi với Hannah, cô ấy quả thật dễ thương, tôi vẫn chưa tin cô ấy đã đồng ý (biểu tượng cảm xúc ngại ngùng)

Chúng tôi đã cùng nhau dùng ngón tay vẽ hoàng hôn, thật tuyệt vời và bức tranh cũng thật đẹp nhưng kiệt tác thực sự lại ở ngay bên cạnh tôi

Chú cún Winston cũng cực kỳ hay ho".

Bạn thấy đấy, triết học không hề khô khan và nhàm chán, chỉ là bạn chưa biết áp dụng mà thôi. Được như Jake quả là điều tốt nhưng theo quan điểm cá nhân của người viết bài, anh chàng này vẫn có nguy cơ rơi vào "Friendzone".

Theo Bored Panda

Theo Long.J - Thời đại

--------------------------------

Nếu bạn yêu thích triết gia Aristotle thì hãy tìm đọc cuốn sách Luân Lý Học của ông ấy nha

https://shope.ee/8Ui8yaH2iR

 

menu
menu