Hãy tập trung vào 4 điều sau để thấy cuộc sống có ý nghĩa

hay-tap-trung-vao-4-dieu-sau-de-thay-cuoc-song-co-y-nghia

Cảm nhận về cuộc sống có ý nghĩa có thể giúp tăng cường khả năng phục hồi tinh thần và giảm bớt các triệu chứng trầm cảm, lo lắng và tuyệt vọng. Nhưng làm thế nào để bạn tìm thấy nó?

Tháng 11, tháng của phong trào Movember nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần của nam giới, nhắc nhở chúng ta rằng khoảng 77% các vụ tự tử trên thế giới là do nam giới thực hiện.

Với ít cơ chế đối phó hơn phụ nữ và mạng lưới hỗ trợ yếu, nam giới dễ bị tổn thương hơn và dễ bị choáng ngợp bởi cảm giác tuyệt vọng và vô vọng. Nhiều người đàn ông cũng đang sống một cuộc sống vô nghĩa.

Cuộc sống thiếu ý nghĩa có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến sức khỏe của một người.

Một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu tại 2 đại học ở Canada, Đại học McGill và Đại học British Columbia, đã xem xét mối liên hệ giữa ý nghĩa cuộc sống và những khó khăn về sức khỏe tâm thần ở nam giới.

Với sự tham gia của 364 người đàn ông, nghiên cứu đưa ra kết luận rằng những người có một cuộc sống ý nghĩa hơn sẽ ít có khả năng mắc chứng trầm cảm, lo lắng hay tuyệt vọng.

John Vervaeke. (Nguồn: Đại học Toronto)

John Vervaeke, một triết gia và nhà khoa học về nhận thức, là một trong những người nổi tiếng nhất trong việc giúp đỡ mọi người tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.

Gần đây, ông đã phát biểu tại HowTheLightGetsIn London 2023, lễ hội âm nhạc và triết học lớn nhất thế giới.

John Vervaeke, Phó Giáo sư Khoa tâm lý học tại Đại học Toronto ở Canada, đã dành rất nhiều thời gian để khám phá điều gì khiến cuộc sống trở nên có ý nghĩa và vô nghĩa.

Ông gợi ý một cuộc sống có ý nghĩa bao gồm việc tìm kiếm sức mạnh và lòng can đảm để kiên trì “đối mặt với tất cả những thất vọng, yếu đuối, dại dột, lỗi lầm và thất bại đang bủa vây cuộc sống con người."

John Vervaeke nói rằng có bốn điều cần tập trung để có một cuộc sống thực sự có ý nghĩa.

Cuộc sống có ý nghĩa có thể giúp tăng cường khả năng phục hồi tinh thần và giảm bớt các triệu chứng trầm cảm, lo lắng và tuyệt vọng. (Nguồn: Ảnh do AI tạo ra từ Leonardo.Ai)

1. Mục đích

Vervaeke nói một trong những điều mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta là mục đích.

Nhưng ý nghĩa và mục đích không giống nhau, ông nhấn mạnh.

Ông nói “ý nghĩa” liên quan đến ý nghĩa cảm xúc trong hành động, suy nghĩ và hành vi của chúng ta, trong khi mục đích tập trung nhiều hơn vào những hành động chúng ta thực hiện để biến những mục tiêu có ý nghĩa thành hiện thực.

Ông nói: “Mục đích của một người không chỉ là một mục tiêu duy nhất mà người đó đang thực hiện. Đó là mục tiêu cuối cùng tổ chức tất cả các hành vi hướng đến mục tiêu khác.”

2. Sự mạch lạc

Sự mạch lạc “có nghĩa là thế giới của bạn có thể hiểu được theo cách mà nó không khiến bạn cảm thấy vô lý, có một cách cơ bản để nó có ý nghĩa,” Vervaeke nói.

Điều này cho phép bạn tương tác với thế giới theo những cách có ý nghĩa đối với cả bạn và những người bạn tương tác. Nếu không có một “kịch bản” nhất quán, mạch lạc để đọc thì việc sống một cuộc sống có ý nghĩa ngày càng trở nên khó khăn.

3. Quan trọng

Vervaeke nói: “Chúng tôi muốn bảo tồn, phát huy và bảo vệ những thứ có giá trị sâu sắc và thực sự có thật chứ không phải ảo tưởng. Nói cách khác, chúng có ý nghĩa."

Những “thứ” này có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức, từ các dự án nghệ thuật cho đến việc lập gia đình. Chúng phải quan trọng không chỉ với chúng ta mà còn với những người khác.

4. Để lại những điều quan trọng

Vervaeke nói yếu tố thứ tư này là quan trọng nhất.

Ba yếu tố còn lại phục vụ cho yếu tố bao quát này: tất cả chúng ta đều muốn mình quan trọng.

Ông nói: “Chúng ta muốn được kết nối với thứ gì đó có giá trị vượt ra ngoài những mối quan tâm ích kỷ của chúng ta.”

Ông nói thêm thật dễ dàng để tìm ra điều gì quan trọng với bạn. Chỉ cần tự hỏi bản thân hai câu hỏi sau: bạn muốn điều gì trên thế giới tồn tại ngay cả khi bản thân bạn không tồn tại? Và hàng ngày, bạn tạo ra bao nhiêu sự khác biệt để đảm bảo rằng nó tồn tại sau khi bạn "hết hạn"?

Điều này gắn liền với Susan Wolf, một triết gia khác, người đã dành phần lớn sự nghiệp học thuật của mình để khám phá về ý nghĩa.

Vào năm 2010, cô cho rằng ý nghĩa “xuất phát từ việc yêu thương những thứ đáng yêu và gắn kết với chúng theo hướng tích cực.”

Điểm mấu chốt chính là điều này: điều mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta cho chúng ta lý do để sống, ngay cả khi chúng ta không quan tâm nhiều đến lợi ích của chính mình, dù chúng ta sống hay chết./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/hay-tap-trung-vao-4-dieu-sau-de-thay-cuoc-song-co-y-nghia-post907339.vnp

menu
menu