Pháp quyền đại diện cho sự công bằng hay quyền lực chuyên chế?

phap-quyen-dai-dien-cho-su-cong-bang-hay-quyen-luc-chuyen-che

Trong bộ phim hành động bom tấn Hè 2023 là The Fast X có chiếu cảnh nữ chính bị giam cầm tại một căn cứ bị mật của Mỹ đặt tại Châu Nam Cực.

Trong bộ phim hành động bom tấn Hè 2023 là The Fast X có chiếu cảnh nữ chính bị giam cầm tại một căn cứ bị mật của Mỹ đặt tại Châu Nam Cực.

Căn cứ này được xây dựng với mục đích giam cầm những tù nhân đặc biệt và nguy hiểm trên toàn thế giới mà lực lượng đặc nhiệm của Mỹ trong Fast X có nhiệm vụ truy bắt rồi tống giam đến một nơi không ai biết đến sự tồn tại của nó, chỉ trừ một số nhân vật quan trọng. 

Trong thế giới điện ảnh, hình tượng căn cứ bí mật hay nhà tù kiểu như này vốn rất phổ biến. Còn ở thế giới thực, cũng có tồn tại một số nhà tù giống như vậy, những nhà tù được tạo ra để bắt giữ các kiểu tội phạm nguy hiểm như khủng bố hay sát nhân hàng loạt. Tuy nhiên, trái với lý do trong điện ảnh, việc giam giữ những nhân vật nguy hiểm ở những nơi xa xôi, biệt lập nhất trên Trái Đất nhằm “hạn chế tối đa sự nguy hiểm và khả năng vượt ngục của phạm nhân” ở thực tế là tước khỏi những phạm nhân này quyền lợi của pháp luật như không được giam giữ, tra tấn, bức cung khi chưa được xét xử.

Một trong những vụ scandal tai tiếng nhất chính là sự nhà tù biệt lập nằm trên căn cứ quân sự của Mỹ tại Vịnh Guantanamo – Cu Ba giam giữ hàng trăm nhân vật, kẻ tình nghi là khủng bố. Tại nhà tù này, quân đội Mỹ dưới sự cho phép của chính quyền đã thực hiện những hành vi làm nhục, tra tấn các tù binh một cách có hệ thống.

Khi vụ việc bị phanh phui, không chỉ công dân trên khắp nước Mỹ mà toàn bộ thế giới văn minh đã bị sốc trước những gì quân đội Mỹ đối xử với tù binh. Có nhiều người tự hỏi tại sao những chuyện vô nhân tính đó có thể lại xảy ra ở một Quốc gia luôn đề cao tự do dân chủ và thừa nhận “Luật pháp và quyền con người đứng trên tất cả” như nước Mỹ? Vậy tất cả những gì nước Mỹ tuyên bố, các nền dân chủ và tự do tuyên bố đều là lừa dối hết hay sao?

Thực ra thì hoàn toàn không. 

Pháp quyền vẫn là thứ hiện diện ở Mỹ và bất cứ Quốc gia phương Tây nào. Pháp quyền này trong quá khứ đã chém đầu nhà vua (ở Anh) cũng như khiến tổng thống phải từ chức (ở Mỹ) trên CHÍNH LÃNH THỔ của Quốc gia mình, nhưng ở nơi khác thì không. Đây chính là kẽ hở để cho một số chính quyền phủ nhận, bỏ qua Đạo luật bảo vệ bảo thân hay còn gọi là trát bảo thân tiến hành các hành động bắt giam và tra tấn những đối tượng bị cho là nguy hiểm, gây tổn hại đến an ninh Quốc gia và công dân của mình.

Và để hiểu rõ vấn đề và khái niệm này một cách tổng quát hơn, chúng ta phải lần ngược lại dòng thời, quay trở về lịch sử để hiểu về luật pháp thời kỳ sơ khai để xem xem những chính những điều luật là nền tảng cho pháp quyền bây giờ liệu có quá nhiều sơ hở để các chính quyền hiện tại lợi dụng nhằm lách qua khe hở hay không.

LUẬT PHÁP LÀ LUẬT ĐỨNG TRÊN TẤT CẢ

Một trong những cuốn sách chia sẻ về luật pháp tổng quan và dễ hiểu nhất của phương Tây là Về pháp quyền của Tom Bingham.

Trong cuốn sách này, Tom Bingham đã cung cấp cho người đọc rất nhiều các quan điểm và nhận định của các luật gia, triết gia nổi tiếng ở phương Tây trong khắp thời đại như Aristotle, Thomas Fuller hay John Locke.  

Một trong những điều luật cốt lõi trong pháp quyền phương Tây dựa trên tuyên bố của Aristotle “Quốc gia chỉ vận hành tốt khi được cai trị bằng luật pháp chứ không phải con người... Ngay cả những kẻ được lựa chọn để vận hành luật pháp cũng phải tuân theo luật pháp”. 

Vào thế kỷ 18, Thomas Fuller khẳng định lại một lần nữa quan điểm của Aristotle khi viết “Không ai là cao nhất vì luật pháp luôn ở trên. Nhà vua hay thường dân phạm tội cũng không thể nào thoát khỏi sự phán xét và trừng phạt của luật pháp”. Đồng suy nghĩ với Fuller, nhà triết học người Mỹ Thomas Paine cũng nói rằng “Ở Mỹ, luật pháp chính là vua”.

Như vậy, trong thế giới phương Tây, giới trí thức và tinh hoa qua nhiều thế hệ, qua các giai đoạn đã coi luật pháp như viên kim cương đặt vào vương miện của sự văn minh và nhân văn. 

Một trong những mốc thời điểm quan trọng nhất chính diễn ra vào thế kỷ 13 tại nước Anh, khi hiến chương Magna Carta (còn được gọi là Đại hiến chương) xác lập rằng quyền lực của nhà vua, dù cho có được nhà thờ tấn phong dựa trên bàn tay của Chúa Trời cũng phải nằm dưới sự ảnh hưởng luật pháp. Ngoài ra hiến chương Magna Carta còn đề cập khá chi tiết tới pháp luật phổ quát cho toàn bộ người dân một cách rõ ràng hơn như “Không người tự do nào có thể bị bắt giữ, cầm tù, tước đoạt tài sản, sử dụng vũ lực ép buộc khi luật pháp không chứng minh được lý do phạm tội...”

Một điều cần lưu ý rằng trong thời đại đó, hiến chương Magna Carta là một bước tiến chuyển rất lớn, có thể coi là sự đột phá ra khỏi những giới hạn của thế quyền và thần quyền. khi những nền Cộng Hòa Hy Lạp và La Mã sụp đổ cho tới thời kỳ Trung Cổ, quyền lực của nhà vua và nhà thờ lớn đến mức đó chính là luật pháp. Đế chế La Mã trong thời điểm Chúa Jesus cùng các tông đồ sinh sống dành hẳn một đặc ân cho những công dân La Mã được chứng nhận: miễn một số loại thuế và không bị đánh đòn trước hội đồng xét xét và có quyền kháng cáo lên hoàng đế. Điều này đã thay đổi khi hiến chương Magna Carta phủ nhận thứ quyền lực tập trung vào cá nhân đó và trao cho công dân, hay nói đúng hơn là Nhà Nước.

Qua thời gian, cụ thể là Vương quốc Anh, pháp quyền đã từng bước bổ sung và hoàn thiện kể từ khi hiến chương Magna Carta xuất hiện. Trong quá trình này, rất nhiều tranh luận từ chính trị cho tới chiến tranh dẫn tới việc đổ máu, chém đầu nhà vua, thì quyền lợi về pháp quyền mà bất cứ công dân nào đều được hưởng cô đọng trong những điều sau.

  1. Không thể bị trừng phạt, chịu tổn thương một cách hợp pháp về thân thể , trừ khi người đó được chính minh đã thực hiện một hành vi phạm pháp rõ ràng và được xét xử trên luật pháp đã được thiết lập.
  2. Pháp quyền là luật đứng trên mọi thứ luật, không có bất cứ ai đứng trên luật pháp. Khi vi phạm luật pháp, dù nhà vua hay dân thường cũng phải xét xử theo pháp quyền mà Quốc gia đã thiết lập.
  3. Pháp quyền được thiết lập không chỉ là trừng phạt hay bảo vệ xứ công bằng. Pháp quyền của mỗi Quốc gia phải xác định được cũng như đem tới những quyền lợi cho bất cứ công dân nào trong một vụ xử án.

Tuy nhiên, những đặc tính và quyền lợi mà pháp quyền đem lại chỉ hoạt động tốt dựa trên một nền tảng công lý được thực thi theo đúng những nguyên tắc ban đầu. Pháp quyền được tuyên bố trong hiến pháp và pháp quyền thực thi trong thực tế đôi khi hoàn toàn trái ngược. Thậm chí, một số Quốc gia lại sử dụng pháp quyền như một tấm bình phong và công cụ để thực hiện những hành động vượt ra khỏi giới hạn của luật pháp. 

PHÁP QUYỀN CÓ PHẢI CŨNG CHỈ LÀ MỘT SỰ TƯƠNG ĐỐI KHI ĐỨNG TRƯỚC LỢI ÍCH CỦA QUỐC GIA?

Như đã đề cập ở trên một trong những món quà có giá trị nhất mà pháp quyền đem lại chính đạo luật bảo toàn thân thể - trát bảo thân.

Khái niệm về trát bảo thân rất đơn giản: nó bảo vệ cho bất cứ công dân nào có quyền kháng cáo khi bị bắt giữ bất hợp pháp để đòi lại quyền lợi và trao trả tự do của mình trước toà án xét xử dựa trên pháp luật. Tính đơn giản của trát bảo thân vừa là sức mạnh vừa là ưu điểm của nó. Trát bảo thân đã được nhiều Quốc gia công nhận và sử dụng rộng rãi cũng như biện pháp hiệu quả nhất chống lại tình trạng vô pháp, lũng đoạt quyền lực của một số cá nhân.

Trước khi trát bảo thân được pháp quyền đưa vào sử dụng thì quyền lực và luật pháp của nhà vua (ở đây là nước Anh) cho phép các nhà cầm quyền được sử dụng hình thức tra tấn, tra khảo đối tượng nhằm đạt được mục đích có được lời khai, nhận tội của đối tượng. Kể từ khi hiến chương Magna Carta xuất hiện, các nhà luật pháp ở Anh liên tục đấu tranh không biết mệt mỏi nhằm xóa bỏ hình thức tra tấn này. Dựa trên Đại hiến chương, các thẩm phán kết luận “Theo luật pháp không được phép tra tấn, bởi trong luật pháp của chúng ta không chấp nhận hình phạt như vậy."

 Cuối cùng, vào giữa thế kỷ 17, nước Anh đã bãi bỏ hình thứ tra tấn và cũng là lúc trát bảo thân phát huy giá trị của mình. Kể từ giai đoạn này trở về sau, ngay cả những con người quyền lực nhất, nắm giữ luật pháp tối thượng trong tay cũng hiểu ra rằng có những điều sẽ không bao giờ thực hiện được.

Nhưng ngay cả luật pháp tối thượng cũng có những kẽ hở.

Trát bảo thân trên thực tế chỉ có hiệu lực ở trong vùng lãnh thổ của một Quốc gia đó. Vì thế bất cứ một cá nhân nào của Quốc gia đó bị giam giữ trên vùng đất khác không nằm trong biên giới Quốc gia thì trát bảo thân hoàn toàn vô hiệu hoá.

Trong lịch sử, các nhà nước cổ đại từng lưu đày các trí thức, những đối thủ chính trị bất đồng chính kiến tới những nơi hoang vu xa xôi để cô lập và phong tỏa sự ảnh hưởng của nó. Trong thời hiện đại, một số Quốc gia phương Tây, điển hình như Mỹ đã tận dụng kẽ hở này để bắt giữ và tra khảo các tội nhân, khiến họ không được hưởng quyền trát bảo thân cũng như được pháp luật bảo vệ. Điển hình nhất là vụ nhà tù Guantanamo. Nhưng có nhiều thông tin phỏng đoán, Mỹ thiết lập không ít những nhà tù như thế trên khắp thế giới để giam giữ và bức cung một cách hệ thống. Một điều trớ trêu ở đây là nhiều nhà sử học lẫn luật pháp đều nhận định rằng luật pháp Mỹ cũng dựa trên một số quan điểm trong hiến chương Magna Carta, bao gồm cả quyền không được giam giữ và tra tấn bất hợp pháp.

Lý do để bao biện cho hành động này của Mỹ cần phải thay đổi chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của công dân Mỹ trước chủ nghĩa khủng bố hay bất cứ Quốc gia có thái độ thù địch với Mỹ. Vì thế, các quan chức Mỹ bằng một số cách đã chủ động loại bỏ quyền trát bảo thân trên các vùng lãnh thổ khác để có quyền tự do đối xử với những cá nhân bị giam giữ theo cách họ không thể làm được ở quê nhà. 

Điều này khiến cho không ít luật sư, thẩm phán và báo chí lên tiếng chỉ trích vô cùng gay gắt khi tuyên bố “Nếu Mỹ tin rằng hành động tra tấn là một lá chắn bảo vệ quốc gia, thì Mỹ vẫn sẽ tiến hành bất chấp luật pháp”.

Thông qua câu chuyện của Mỹ cho chúng ta một ấn tượng về việc giá trị của pháp quyền chỉ thực sự có giá trị trong giới hạn của một Quốc gia chứ không hề mang tính phổ quát như một kiểu công ước Quốc tế? Và liệu giá trị của pháp quyền, của luật pháp có thực sự là tối thượng khi các Quốc gia luôn tìm cách lách qua kẽ hở và bao biện dưới danh nghĩa bảo vệ công dân và đất nước mình?

PHÁP QUYỀN ĐẠI DIỆN CHO QUYỀN LỰC HAY SỰ CÔNG BẰNG?

Những hành động khủng bố được thực hiện với ý đồ rõ ràng là gây thương vong và hiệu quả về sinh mạng là một điều vô nhân tính nhưng đang diễn ra hàng ngày trong thế giới ngày nay.

Đối với một số những Quốc gia, những nhà cầm quyền và lãnh đạo chủ trương sẽ làm mọi cách để bảo vệ công dân và an ninh đất nước bằng cách triển khai quyền lực và sức mạnh để dập tắt khủng bố. Ngay cả việc phải bước ra lằn ranh giữa hợp pháp và bất hợp pháp thì đó cũng không phải vấn đề.

Điều này khi nhìn nhận trên một số khía cạnh, có thể thuyết phục và mủi lòng những người lý trí nhất. Nhưng ngược lại, khi các Quốc gia văn minh và dân chủ xử lý vấn đề khủng bố theo cách này thì sẽ phát sinh một số lỗ hổng lớn đủ để phá huỷ giá trị của pháp quyền. Việc bỏ qua luật pháp để sử dụng bất cứ nguồn lực và lựa chọn nào nhằm ngăn chặn khủng bố sẽ làm xói mòn các giá trị mà pháp quyền đem lại. Ngoài ra khi hành xử đầy cứng rắn và bất chấp, các chính quyền đang bị chủ nghĩa khủng bố dẫn dắt vào cái thòng lọng chúng răng gia : sử dụng luật rừng để giải quyết vấn đề. Như vậy một nhà nước văn minh và một đám người tâm thần không hề khác gì nhau.

Việc ban hành luật pháp sẽ chẳng có ý nghĩa nếu không có một cơ chế giám sát việc thi hành luật và kiểm soát những vi phạm khi ai đó, tổ chức nào đó hành động vượt ra khỏi giới hạn. Nền quốc gia pháp quyền phải thiết lập những cách thương triển khai luật pháp độc lập và thống nhất. Đây chính là tấm khiên chắn hữu hiệu nhất trước tình trạng vô pháp. Nếu pháp quyền không phải là luật đứng trên mọi luật ở một quốc gia, thì sớm hay muốn quốc gia này sẽ đối mặt với nguy cơ trở thành một chính phủ độc tài và chuyên quyền. 

Khi đứng trước vấn đề này, nhà tư tưởng Christopher Dawson đã viết rằng “Ngay cả khi một cá nhân quyết định sử dụng mọi phương tiện để tiêu diệt cái ác thì họ không còn phân biệt được cái thiện với cái ác họ muốn diệt trừ nữa”. 

Nhận định này ở một góc độ nào cũng đúng với Pháp quyền của nhiều Quốc gia. Liệu Pháp quyền sẽ đại diện cho sự công bằng và tự do hay nó chỉ là một công cụ chứng minh cho quyền lực nhưng những nhà nước chuyên chế trong quá khứ?

Đây là câu hỏi và cũng là sự cảnh báo cho bất cứ Quốc gia nào khi đứng trước quyết định sẽ giải quyết một vấn đề nghiêm trọng bằng cách tuân thủ pháp luật hay bỏ qua pháp luật nhằm đạt được mục đích cuối cùng.      

Chia sẻ từ độc giả Đức Nhân 

Tìm hiểu thêm về cuốn sách “Về pháp quyền” tại: https://bit.ly/3OPmtjn 

menu
menu