Sơ lược về rối loạn cư xử (Conduct disorder)

so-luoc-ve-roi-loan-cu-xu-conduct-disorder

Rối loạn cư xử (RLCX) bao gồm một nhóm các vấn về về cảm xúc và hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên. Trẻ mắc RLCX thường xuyên có những hành vi cực kỳ gây rối, không được xã hội chấp nhận, và thường bất hợp pháp...

Rối loạn cư xử (RLCX) bao gồm một nhóm các vấn về về cảm xúc và hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên. Trẻ mắc RLCX thường xuyên có những hành vi cực kỳ gây rối, không được xã hội chấp nhận, và thường bất hợp pháp, mặc dù vậy, chúng luôn bào chữa cho hành động của mình và không hoặc rất ít tỏ ra thấu cảm với các nạn nhân. Một số người có thể coi những đứa trẻ này là “hư đốn”, mà không nhận ra rằng chúng thực sự đang gặp rối loạn tâm thần. RLCX có thể được chẩn đoán ở người trưởng thành, nhưng các triệu chứng thường hay gặp từ độ tuổi 16. Một số trẻ mắc RLCX sẽ tiếp tục phát triển lên thành một bệnh lý Rối loạn nhân cách phản xã hội khi trưởng thành.Một số trẻ mắc RLCX sẽ tiếp tục phát triển lên thành một bệnh lý Rối loạn nhân cách phản xã hội khi trưởng thành.

Tỷ lệ mắc phải một số rối loạn cư xử (CD) khoảng 10%. Sự khởi phát thường xảy ra trong thời thơ ấu hoặc ở giai đoạn đầu của vị thành niên, và rối loạn này phổ biến hơn ở nam giới nhiều hơn nữ.

TIÊU CHÍ CHẨN ĐOÁN:

A. Khuôn mẫu hành vi lặp lại và liên tục xâm phạm các quyền cơ bản của người khác với các quy tắc của xã hội thể hiện bằng sự hiện diện của ít nhất ba trong số 15 tiêu chí sau trong 12 tháng, với ít nhất một tiêu chí hiện diện trong 6 tháng:

HUNG HĂNG VỚI NGƯỜI KHÁC HOẶC ĐỘNG VẬT!!

  1. Thường bắt nạt, hăm dọa hoặc thị oai người khác.
  2. Thường xuyên đánh nhau.
  3. Sử dụng vũ khí có thể gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất cho người khác (ví dụ: gạch, chai vỡ, dao, súng) khác.
  4. Tàn nhẫn, hung bạo với thể chất người khác.
  5. Tàn nhẫn, hung bạo với thể chất động vật.
  6. Trộm cướp ngay trước mặt với nạn nhân (ví dụ: lừa đảo, cướp ví, tống tiền, cướp có vũ trang).
  7. Ép buộc ai đó vào các hoạt động tình dục.

PHÁ HOẠI TÀI SẢN

  1. Cố tình tham gia phóng hỏa [engage in fire setting] với ý định gây thiệt hại nghiêm trọng.
  2. Cố tình hủy hoại tài sản khác [other than by fire setting].

LỪA DỐI HOẶC TRỘM CƯỚP

  1. Đột nhập vào nhà người khác, tòa nhà hoặc xe hơi.
  2. Thường nói dối để đạt được cái gì đó có lợi hoặc ưu đãi hoặc để né tránh các nghĩa vụ.
  3. Lén lút trộm cắp các vật phẩm có giá trị không tầm thường mà không để cho ai biết.

VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG CÁC QUY TẮC

  1. Thường ở ngoài vào ban đêm bất chấp sự cấm đoán của cha mẹ, bắt đầu trước 13 tuổi.
  2. Rời khỏi nhà qua đêm ít nhất hai lần khi chung sống cùng nhà với cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc một lần mà không trở về trong một thời gian dài.
  3. Thường xuyên trốn học, bắt đầu trước 13 tuổi.

B. Sự rối loạn trong hành vi gây ra sự suy yếu đáng kể về mặt lâm sàng trong hoạt động xã hội, học thuật hoặc nghề nghiệp.

C. Nếu cá nhân 18 tuổi hoặc hơn, các tiêu chí này không đáp ứng cho chẩn đoán nhân cách chống đối xã hội.

   Để chẩn đoán mắc bệnh, người được chẩn đoán phải có ít nhất 3/4 hành vi trên trong vòng 1 năm trở lại, và có ít nhất 1 hành vi xuất hiện trong vòng 6 tháng gần nhất. Số lượng triệu chứng thấy được, mức độ thương tổn hay hủy hoại ghi nhận được sẽ xác định liệu RLCX sẽ ở mức nhẹ, trung bình hay nghiêm trọng.

   Lưu ý: Rối loạn thách thức chống đối (ODD): Rối loạn đạo đức và rối loạn thách thức chống đối đều liên quan đến các triệu chứng khiến cá nhân xung đột với người lớn và các nhân vật khác (ví dụ: cha mẹ, giáo viên, giám sát viên). Các hành vi của rối loạn thách thức chống đối thường ít nghiêm trọng hơn so với hành vi của những người với rối loạn đạo đức, và không bao gồm sự hung hăng đối với những người khác hay những con vật, phá hoại tài sản, hay dấu hiệu trộm cắp hoặc lừa dối. Hơn nữa, rối loạn thách thức chống đối có những vấn đề về rối loạn cảm xúc (như tức giận và cáu kỉnh), những cảm xúc không thuộc về định nghĩa của rối loạn đạo đức. Khi tiêu chí được đáp ứng cho cả hai bệnh thì chẩn đoán cho cả hai có thể được đưa ra.

  1. NGUYÊN NHÂN:

    Mặc dù nguyên nhân bệnh vẫn chưa được xác định rõ nhưng có nhiều yếu tố khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bao gồm việc bị lạm dụng, các hành vi bốc đồng, kết quả học tập kém, cha mẹ thiếu giám sát chặt chẽ, cha mẹ có thái độ vô cảm hoặc độc ác, cha mẹ hoặc bạn bè có triệu chứng phản xã hội, bị chấn thương, nghèo đói, và sống ở khu vực có tỷ lệ tội phạm cao hoặc thường xuyên chểnh mảng việc học.

   + Yếu tố sinh học: Theo một nghiên cứu, những chấn thương hoặc khiếm khuyết tại một số khu vực não bộ có thể gây ra rối loạn cư xử. Trên thực tế, bệnh lý này liên quan mật thiết đến vùng não kiểm soát cảm xúc và điều khiển hành vi. Nếu các tế bào thần kinh dọc vùng não này hoạt động bất thường, những triệu chứng sẽ được kích hoạt. Hơn nữa, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đang bị rối loạn cư xử cũng đồng mắc một số bệnh lý tâm thần khác (chẳng hạn trầm cảm, rối loạn học tập, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn lo âu, rối loạn lạm dụng chất kích thích…).Theo một nghiên cứu, những chấn thương hoặc khiếm khuyết tại một số khu vực não bộ có thể gây ra rối loạn cư xử. Trên thực tế, bệnh lý này liên quan mật thiết đến vùng não kiểm soát cảm xúc và điều khiển hành vi. Nếu các tế bào thần kinh dọc vùng não này hoạt động bất thường, những triệu chứng sẽ được kích hoạt. Hơn nữa, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đang bị rối loạn cư xử cũng đồng mắc một số bệnh lý tâm thần khác (chẳng hạn trầm cảm, rối loạn học tập, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn lo âu, rối loạn lạm dụng chất kích thích…).

   + Yếu tố tâm lý: Nhiều chuyên gia tin rằng, rối loạn cư xử có thể phản ánh những vấn đề về nhận thức đạo đức (nhất là sự thiếu cảm giác hối hận, tội lỗi) cùng các khiếm khuyết khác trong quá trình nhận thức và xử lý thông tin. Năm 1993, Dodge lần đầu tiên đã đưa ra mô hình xử lý thông tin (information-processing model) về nguồn gốc hành vi gây hấn trong các mối tương tác xã hội. Mô hình này giả định rằng trẻ có xu hướng gây hấn tập trung vào khía cạnh đe dọa từ hành động của người khác, suy diễn ý định thù địch từ những hành động trung lập và hầu hết lựa chọn và ủng hộ cách giải quyết theo kiểu gây hấn đối với các thử thách từ xã hội.

   + Trẻ bị các vấn đề cư xử có mối quan hệ với các bạn cùng tuổi kém hơn so với trẻ không bị rối loạn ở chỗ chúng có xu hướng kết giao với các trẻ có hành vi chống đối xã hội giống mình, tương tác bất hòa với những trẻ khác và bị từ chối bởi bạn cùng độ tuổi không có hành vi lệch chuẩn (Vitaro và cộng sự, 2001). Ba giả thiết quan trọng đã được thử nghiệm và đã tìm thấy bằng chứngcho cả ba điều này. Đó là (1) hành vi chống đối xã hội của trẻ dẫn tới các vấn đề với bạn cùng tuổi; (2) hoặc mối quan hệ với bạn có hành vi lệch chuẩn dẫn đến hành vi chống đối xã hội; (3) hoặc một số yếu tố chung dẫn đến cả hai.

   Với giả thiết các vấn đề cư xử dẫn đến những khó khăn với bạn cùng tuổi, có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em đã có vấn đề về hành vi từ trước nhiều khả năng xảy ra xung đột với những trẻ khác và dễ bị từ chối bởi bạn cùng tuổi không có hành vi lệch chuẩn hơn (Coie, 2004). Sự từ chối bởi bạn này đã được chứng minh là góp phần làm giảm thành tích học tập và gia tăng gây hấn trong năm đầu bậc tiểu học (Coie, 2004). Hậu quả của việc bị bạn bình thường từ chối là: ngay từ lúc năm tuổi, trẻ hung hăng - chống đối xã hội buộc phải kết giao với các trẻ có hành vi lệch chuẩn khác (Farver, 1996; Fergusson và cộng sự, 1999).

  1. ĐIỀU TRỊ:

   Nếu được quan tâm đúng cách và có hệ thống hỗ trợ tại chỗ tốt, RLCX có thể được kiểm soát tốt. Chẩn đoán càng sớm thì khả năng điều trị thành công càng cao. Điều trị thường là tâm lý trị liệu và liệu pháp hành vi kéo dài, thuốc cũng có thể được cân nhắc sử dụng để điều trị cả RLCX lẫn các bệnh lý đồng diễn liên quan. Thêm vào đó, các khóa đào tạo ngắn hạn cho phụ huynh cũng có thể giúp gia đình hiểu được vấn đề, học cách tương tác mới với trẻ và tái dựng mối quan hệ cha mẹ – con cái.

================

Tham khảo từ: 

https://www.psychologytoday.com/us/conditions/conduct-disorder- 

https://trangtamly.blog/2018/06/06/so-luoc-ve-roi-loan-cu-xu-conduct-disorder/

DSM V

Mai Hoàng Ngọc Anh sưu tầm và tổng hợp

menu
menu