Tại sao giai điệu một bài hát cứ lặp đi lặp lại mãi trong đầu chúng ta?
Bạn có bao giờ gặp phải tình huống là giai điệu của một bài hát cứ luẩn quẩn trong đầu óc? Hay một đoạn nhạc không rõ đã nghe được ở đâu, cứ lặp đi lặp lại.
Bạn có bao giờ gặp phải tình huống là giai điệu của một bài hát cứ luẩn quẩn trong đầu óc? Đó là khi bạn gặp phải hiện tượng khoa học có cái tên rất dễ thương là "sâu tai" (earworm)
Bạn có bao giờ gặp phải tình huống là giai điệu của một bài hát cứ luẩn quẩn trong đầu óc? Hay một đoạn nhạc không rõ đã nghe được ở đâu, cứ lặp đi lặp lại. Điều đặc biệt là bạn không hề cố ý ghi nhớ chúng, cũng có thể không hề thích chúng. Chắc rằng trong chúng ta, ai cũng từng gặp phải tình huống này vài lần.
Hiện tượng trên được gọi là earworms hay sâu tai hay giun tai. Theo thống kê từ một nghiên cứu của Đại học Harvard, hiện tượng khoa học này ảnh hưởng đến 98% dân số thế giới.
The nghiên cứu từ ĐH Durham (Anh) thu thập tên những bài hát gây ám ảnh nhất từ 3000 người tham gia cuộc khảo sát trực tuyến về chủ đề này. Kết quả cuối cùng cho ra danh sách 1558 giai điệu dễ nhớ từng xuất hiện trong bảng xếp hạng âm nhạc Anh, ngoại trừ tiếng chuông, giai điệu bài hát trẻ em và các tác phẩm cổ điển. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra có đến 400 bài hát được nhiều người cùng lựa chọn. Những bài hát càng phổ biến thì càng được nhiều người bình chọn có giai điệu gây ám ảnh.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sâu tai
Sâu tai hoạt động dựa trên mạng lưới não có liên quan đến nhận thức, cảm xúc, trí nhớ và suy nghĩ tự phát của chúng ta. Sâu tai xuất hiện khi bạn vô tình nghe một bài hát hay khi bạn đang lơ đãng, mơ màng về một điều gì đó. Những giai điệu ấy được tự động ghi vào não bộ và cứ liên tục được phát lên trong “studio” của não chúng ta.
Hiện tượng này thường xuất hiện khi bạn căng thẳng phải lo nghĩ về việc nào đó. Khi ấy khả năng tiếp nhận và chọn lọc âm thanh bị hạn chế đi, dẫn đến những âm thanh gây sâu tại dễ dàng len lỏi vào trí óc óc. Hoặc khi có khả năng về cảm thụ âm nhạc cũng rất dễ bị sâu tai ảnh hưởng vì bạn nhạy cảm hơn với những âm thanh nên dễ "mở cửa" hệ thần kinh và "mời" những âm thanh ấy ghé thăm. Bên cạnh đó, những người mắc hội chứng tâm lý như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, loạn thần kinh... cũng là đối tượng tiếp cận của sâu tai.
Bên cạnh sự phổ biến, một phân tích sâu hơn từ ĐH Anh cũng chỉ ra các đặc trưng riêng cũng rất quan trọng trong việc hình thành sâu tai. Các bài hát gây ám ảnh thưởng có kiểu mẫu chung trong sự "lên", "xuống" của cao độ. Những bài hát mang đặc điểm khác thường như sự thay đổi lớn trong cao độ cũng trở nên ám ảnh.
Điều này có gây ảnh hưởng sức khỏe?
Dựa vào việc cứ lặp đi lặp lại của giai điệu, chúng ta sẽ ghi nhớ tốt hơn bài hát của một ai đó. Và điều này thì những nhà sản xuất âm nhạc hay ca sĩ cực kỳ thích. Âm nhạc của họ dù muốn dù không sẽ luôn xuất hiện trong tâm trí bạn. Với cách này, ca khúc của những nghệ sĩ này được PR tự nhiên lại không tốn nhiều chi phí.
Đặc biệt, mỗi lần âm nhạc lặp lại, bạn sẽ nghe thấy nhiều thứ cảm nhận tinh tế khác nhau. Nghĩa là cùng một câu hát, cảm nhận của bạn sẽ thay đổi khi nghe nhiều lần. Nhìn thấy làn cảm xúc mà ngày lần đầu mình không phát hiện. Ngoài ra, sâu tai được xem là một dạng hoạt động tinh thần tự phát. Dạng tinh thần thế này góp phần giúp cho tư duy của chúng ta trở nên rõ ràng và sáng tạo hơn đó!
Cũng có rất nhiều nguy hại tiềm ẩn
Không phải tất cả các dạng giai điệu luẩn quẩn trong trí óc bạn đều lành tính, đặc biệt là với cảm xúc của bạn. Đôi khi sâu tai xảy ra cùng lúc với hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hội chứng loạn thần, hay đau nửa đầu… gây nên những tác động không tốt cho tâm lý của. Điều này dẫn đến việc bạn vẫn phải tiếp tục nghe thấy một âm thanh nào đó rất lâu sau khi biến mất.
Chưa kể nếu sâu tai kéo dài dai dẳng ( hơn 24 giờ) có thể gây ra nhiều căn bệnh khác nhau, như đột quỵ hoặc ung thư lên não. Vì khi này não bộ không tập trung ở cơ chế tốt nhất cho việc điều hoà hoạt động của cơ thể như kiểm soát lưu thông máu hay trao đổi chất.
Vậy nên khi gặp hiện tượng sâu tai ám ảnh quá lâu hãy liên lạc bác sĩ ngay nhé! Bác sĩ và chuyên gia y tế sẽ có phương pháp xác định loại sâu tai để xem mức độ nghiêm trọng của căn bệnh.
Theo Trí Thức Trẻ