Tổng quan về Trị liệu bằng thú cưng (Pet Therapy)
Trị liệu bằng thú cưng là một loại hình tương tác có hướng dẫn rõ ràng giữa một người và một loài động vật đã được huấn luyện. Hình thức này có sự góp mặt của người điều khiển con vật.
Trị liệu bằng thú cưng là một loại hình tương tác có hướng dẫn rõ ràng giữa một người và một loài động vật đã được huấn luyện. Hình thức này có sự góp mặt của người điều khiển con vật.
Mục đích là giúp một ai đó hồi phục hoặc đối phó được với một vấn đề sức khỏe hay rối loạn tâm thần nào đó.
Chó và mèo là những loài động vật phổ biến nhất trong liệu pháp nàylà những loài động vật phổ biến nhất trong liệu pháp này. Tuy nhiên, cá, chuột lang nhà, ngựa,..cũng đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Loại động vật được chọn tùy thuộc vào mục tiêu điều trị của người bệnh.
Trị liệu bằng thú cưng được gọi là Liệu pháp điều trị có sự hỗ trợ của động vật (AAT). AAT là một chuỗi các phiên trị liệu có kết cấu giúp người bệnh đạt được mục tiêu cụ thể trong điều trị, bao gồm các buổi gặp mặt khi con vật và người điều khiến chúng tương tác với một hoặc nhiều người đang cần an ủi và hỗ trợ.
LỢI ÍCH CỦA TRỊ LIỆU BẰNG THÚ CƯNG?
Trị liệu bằng thú cưng được xây dựng dựa trên mối gắn bó từ xa xưa giữa con người và loài vật.
Nó giúp giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch nói chung.
Nó cũng có thể giúp giải phóng endorphin tạo hiệu ứng êm dịu. Từ đó giúp giảm bớt cơn đau, giảm căng thẳng và cải thiện thể trạng tâm lý nói chung của người bệnh. Khiến bạn vui vẻ hơn, giảm trầm cảm, cải thiện góc nhìn của bạn về cuộc sống, bớt cô đơn và nhàm chán.
Trị liệu bằng thú cưng được áp dụng bằng nhiều cách, sự tiến bộ của bạn sẽ được ghi nhận, theo dõi theo từng phiên trị liệu.
MỤC TIÊU CỦA TRỊ LIỆU BẰNG THÚ CƯNG BAO GỒM:
+ Cải thiện kỹ năng vận động cơ thể và chuyển động xương khớp.
+ Hỗ trợ giúp người bệnh tự vận động hoặc vận động có trợ giúp.
+ Tăng lòng tự trọng.
+ Phát triển các kỹ năng xã hội. Tăng giao tiếp bằng lời.
+ Sẵn lòng tham gia vào các hoạt động khác. Cải thiện tương tác với mọi người.
+ Tạo động lực tập thể dục thể thao.
AI NÊN TIẾP NHẬN HÌNH THỨC TRỊ LIỆU NÀY?
Trị liệu bằng thú cưng có thể rất hữu ích cho:
– Người đang điều trị bằng hóa chất.
– Bệnh nhân nội trú trong thời gian dài.
– Bệnh nhân nhập viện điều trị suy tim mãn tính.
– Cựu chiến binh mắc rối loạn căng thẳng sau sang chấn.
– Người bị đột quỵ, đang trải qua vật lý trị liệu
– Người mắc các rối loạn tâm thần.
Trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ ít rơi vào tình trạng lo âu hơn trước đây, sẽ có động lực hồi phục và tham gia trị liệu hơn. Người gặp các khuyết tật về giác quan đôi lúc có thể trò chuyện một cách dễ dàng hơn với một con vật. Điều này khuyến khích người bệnh tương tác nhiều hơn với y bác sĩ và những người khác.
NGUY CƠ CỦA HÌNH THỨC TRỊ LIỆU NÀY?
Một trong những nguy cơ lớn nhất trong trị liệu thú cưng là yếu tố an toàn và vệ sinh. Người dị ứng với lông động vật sẽ có phản ứng trong quá trình trị liệu. Những con vật trong hình thức trị liệu sẽ được tầm soát về sức khỏe và hành vi. Chủ và người huấn luyện cũng phải tham gia tập huấn và các bài đánh giá nhằm đảm bảo những trải nghiệm tích cực.
Mặc dù không thường gặp nhưng chấn thương có thể do sử dụng loài vật không phù hợp. Động vật cũng có thể bị thương hoặc bị lạm dụng khi không được đối xử đúng cách. Trong một số trường hợp, người bệnh có tính chiếm hữu quá cao với loài vật đang giúp mình và có thể không muốn trả chúng lại sau phiên trị liệu. Điều này có thể làm suy giảm lòng tự trọng của họ và trầm cảm.
THỰC HIỆN TRỊ LIỆU BẰNG THÚ CƯNG NHƯ THẾ NÀO?
Bác sĩ hoặc trị liệu viên sẽ thực hiện liệu pháp này.
Một huấn luyện viên đã qua đào tạo, thường là người chủ của con vật, sẽ mang chúng đến buổi thăm khám và làm việc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc trị liệu viên để điều trị. Việc thảo luận cách huấn luyện thú cưng phù hợp là vô cùng cần thiết giúp đảm bảo an toàn cho cả người tiếp nhận điều trị và thú cưng.
Bước đầu tiên trong quá trình trị liệu là chọn ra con vật phù hợp. Trước khi con vật và chủ nuôi tham gia vào hình thức trị liệu này, nhóm chuyên môn phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định, bao gồm:
+ Khám sức khỏe cho con vật để đảm bảo chúng được chủng ngừa, không mắc bệnh.
+ Một khóa huấn luyện giúp thú cưng biết cách nghe lời, từ đó đảm bảo rằng ta có thể kiểm soát được con vật.
+ Một khóa tập huấn giới thiệu giúp người huấn luyện biết được cách tương tác với những người khác trong quá trình trị liệu.
+ Một bài đánh giá tính khí và hành vi của vật nuôi với người huấn luyện
+ Một chứng nhận từ cơ quan tài trợ.
Các con thú sẽ sẽ được chỉ định tham gia vào trị liệu bằng thú cưng theo nhu cầu cụ thể của người bệnh. Loại thú cưng, giống, kích cỡ, độ tuổi và bản tính hành vi sẽ quyết định nơi nào phù hơp nhất với con vật.
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
Thành công của hình thức trị liệu tùy thuộc vào việc ta lập mục tiêu, mong đợi và cách đạt được chúng. Bạn và bác sĩ sẽ đặt ra những mục tiêu ngay từ đầu quá trình điều trị và thảo luận cách để đạt những mục tiêu này và bao lâu thì đạt được.
Bác sĩ sẽ giám sát tiến trình điều trị và giúp bạn duy trì để đạt được mục tiêu điều trị, và có thể thay đổi kế hoạch điều trị sao cho phù hợp.
Trị liệu bằng thú cưng có giúp cả trẻ nhỏ và người lớn trong rất nhiều các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần. Liệu pháp này có thể giúp giảm căng thẳng, lo âu và trầm cảm, cũng như làm tăng cường thái độ tích cực và khả năng hòa nhập xã hội.
================
Tham khảo
Animal-Assisted Activities/Therapy 101. (2012). Pet Partners. Retrieved October 1, 2013, from petpartners.org/AAA-Tinformation
ASPCA Animal-Assisted Therapy Programs. (n.d.). American Society for the Prevention of Cruelty to Animals (ASPCA). Retrieved October 5, 2013, from aspca.org/nyc/aspca-animal-assisted-therapy-programs
Cole, K. M., Gawlinski, A., Steers, N., & Kotlerman, J. (2007, November). Animal-Assisted Therapy in Patients Hospitalized With Heart Failure. American Journal of Critical Care, 16(6), 575-585. Retrieved October 4, 2013, from ajcc.aacnjournals.org/content/16/6/575.full
Guidelines for Animal Assisted Activity, Animal-Assisted Therapy and Resident Animal Programs. (2013). American Veterinary Medical Association. Retrieved October 1, 2013, from https://www.avma.org/KB/Policies/Pages/Guidelines-for-Animal-Assisted-Activity-Animal-Assisted-Therapy-and-Resident-Animal-Programs.aspx
Halm, M.A. (2008, July). The Healing Power of the Human-Animal Connection. American Journal of Critical Care, 17(4) 373-376. Retrieved October 5, 2013, from ajcc.aacnjournals.org/content/17/4/373.short
Pet Therapy: Man’s Best Friend as Healer. (2012, August 25). Mayo Clinic. Retrieved October 1, 2013, from mayoclinic.com/health/pet-therapy/MY02122
Nguồn: https://www.healthline.com/health/pet-therapy
Như Trang dịch - https://trangtamly.blog/2020/10/23/tong-quan-ve-tri-lieu-bang-thu-cung-pet-therapy/