Vì sao lơ đãng đôi khi cũng tốt?

vi-sao-lo-dang-doi-khi-cung-tot

Lơ đãng thường bị đánh giá không tốt, đặc biệt là trẻ em trong tuổi đi học nhưng đây là một điều bình thường bởi con người thường lơ đãng 47% thời gian thức giấc.

Lơ đãng thường bị đánh giá không tốt, đặc biệt là trẻ em trong tuổi đi học nhưng đây là một điều bình thường bởi con người thường lơ đãng 47% thời gian thức giấc.

Thuật ngữ lơ đãng (daydreaming) được nhà nghiên cứu Julien Varendonck đặt ra vào năm 1921 trong cuốn sách "The Psychology of Day Dreams".

Trong khi Varendonck nhận thấy những lợi ích của sự lơ đãng, nhiều nghiên cứu cho rằng đó là sự thất bại trong kiểm soát nhận thức. Một số nhà nghiên cứu của Đại học Harvard còn cho rằng "tâm trí lơ đãng không phải là một tâm trí hạnh phúc". Cụ thể hơn, nhà tâm lý học Jerome Singer chỉ ra ba kiểu lơ đãng, trong đó hai kiểu có thể có tác động tiêu cực và một kiểu có lợi.

Ảnh minh họa: Adobe Stock

Đầu tiên là chứng lơ đãng sợ hãi, tức là sự mất tập trung, nghĩ ngợi và sợ hãi về những việc đã xảy ra. Điều này xảy ra khi bạn nghĩ về quá khứ tiêu cực và những hậu quả của nó. Thứ hai là chứng lơ đãng bi thảm hóa tương lai, tức là tưởng tượng ra những thất bại bạn gặp phải trong khi thực tế chưa chắc như vậy. Cả hai điều này gây ra khả năng kiểm soát chú ý kém, trong đó một người gặp khó khăn trong việc tập trung vào một suy nghĩ hoặc nhiệm vụ cụ thể của hiện tại.

Tuy nhiên, loại thứ ba, lơ đãng mang tính xây dựng tích cực, nơi chúng ta hướng tâm trí về phía trước và tưởng tượng những khả năng trong tương lai theo cách sáng tạo, tích cực. Kiểu lơ đãng này có lợi vì chúng hữu ích cho việc lập kế hoạch và sáng tạo. Loại lơ đãng này là cầu nối liên kết các quan sát nội bộ với dự báo cần thiết cho hoạt động khám phá trong tương lai.

Các nghiên cứu chỉ ra, phần não liên quan nhất đến sự lơ đãng là "mạng chế độ mặc định" (DMN). Trong đó, thuật ngữ "chế độ mặc định" đề cập đến phần não liên kết với trạng thái nghỉ ngơi, chịu trách nhiệm về khả năng phản ánh ý thức và câu chuyện nội tâm của con người.

DMN chịu trách nhiệm cho phần lớn tư duy khái niệm trừu tượng, giúp xây dựng các tình huống xã hội để giúp chúng ta hiểu cuộc sống của mình có ý nghĩa. Khi DMN hoạt động tốt, nó giúp bạn hướng tâm trí về phía trước hoặc suy ngẫm về trải nghiệm trong quá khứ của mình một cách tích cực, đóng vai trò then chốt trong hoạt động tinh thần khỏe mạnh, củng cố trí nhớ, lập kế hoạch.

Trong khi sự lơ đãng cũng có những lợi ích nhất định, chúng ta đa phần cố gắng gạt bỏ sự lơ đãng, nếu không muốn bị gán mác là làm việc kém hiệu quả, kém cỏi.

Trên thực tế, những người đôi khi lơ đãng thường suy tư hơn, có lòng trắc ẩn sâu sắc hơn và đưa ra quyết định đạo đức hơn. Sau cùng, những đứa trẻ biết suy nghĩ, nhân ái và đạo đức có thể trở thành những người trưởng thành, xây dựng một xã hội tốt đẹp.

Thùy Linh (Theo Psychology Today)

menu
menu