Nếu bạn còn nợ ai đó một lời giải thích

neu-ban-con-no-ai-do-mot-loi-giai-thich

Khi đi qua cuộc đời này, và bạn vô tình để lại vài vết thương, hay sẹo cho ai đó, hay ai đấy vẫn đang đợi bạn một câu trả lời thì một cách tốt để giúp họ vượt qua là giúp họ kể một câu chuyện mạch lạc về trải nghiệm đó.

Khi đi qua cuộc đời này, và bạn vô tình để lại vài vết thương, hay sẹo cho ai đó, hay ai đấy vẫn đang đợi bạn một câu trả lời thì một cách tốt để giúp họ vượt qua là giúp họ kể một câu chuyện mạch lạc về trải nghiệm đó. (Cho dù bạn có đóng vai ác cũng được, miễn là họ có một câu chuyện).

Có người chia tay vài năm, và vẫn chưa giải thoát được mqh đó, vì họ vẫn còn những câu hỏi: Tại sao ấy lại bỏ tớ? Và vì còn Why, nên bức tranh của họ nó cứ vụn vỡ, vì thiếu vài mảnh ghép quan trọng, như lý do tại sao mình tốt đến thế, mà họ lại ko đáp trả lại thứ tương xứng.

Chúng ta vẫn nghĩ mình nhìn thực tại như nó là, nhưng phần lớn là sự diễn giải. Bạn không nhìn quả cam, bạn diễn giải quả cam trước khi cả bạn nhìn thấy nó (màu này với tần số này, tạo ra trải nghiệm màu này; quả này là để uống, giúp tăng Vitamin C).

Vậy nên, một vụ mất ví, thủng xăm, hay bất cứ trải nghiệm gì ta-ở-hiện-tại nghĩ là tiêu cực có thể trở nên tích cực, hoặc trung tính bằng cách thay đổi sự diễn giải của bạn về nó, kiểu như vì thủng xăm mà bạn đi muộn, nên tránh được vụ kiểm tra đầu giờ.

Vấn đề là với những trải nghiệm bi thương quá, thì người ta không thể kể một câu chuyện mạch lạc nào về nó. Nó vượt quá ngưỡng giải thích của họ, như kiểu người thân mất đột ngột, bị bạo hành, bị phản bội... và thậm chí sau cả vài năm, họ vẫn còn tiếp tục sốc.

Tất nhiên, một cách là mở rộng tính lý trí của họ (đọc nhiều sách lên để nâng cao khả năng giải thích), nhưng có cách dễ hơn (và có các nghiên cứu bổ trợ), như trong cuốn "Chuyển hướng: Thay đổi câu chuyện mà chúng ta trải qua" (tiếng Anh: "Redirect: Changing the Stories We Live By"), khuyến nghị là có thể tập viết (viết trị liệu - expressive writing).

Tại sao lại viết? Vì con người có nhu cầu cần sự mạch lạc (ví dụ : )), không phải dấu hai chấm + hai dấu mở ngoặc, nó là khuôn mặt cười haha), nên chúng ta sẽ luôn muốn các câu chuyện ít nhất phải có ý nghĩa gì đó (chúng ta ghét các bộ phim này vô nghĩa).

Vậy nên, viết giống nhau cái kim chỉ, để bạn xâu chuỗi các sự kiện lại, lấp những kẽ hở, tìm ra mạch và ý nghĩa của câu chuyện đó.

Nhưng chú ý là bài tập có tác dụng tốt nhất khi hai điều kiện sau được đáp ứng: mọi người phần nào đã cách xa nó (sau một thời gian nhất định, 3 tháng hoặc 18 tháng với những thứ quá xót xa) và họ phân tích Tại sao nó xảy ra (chứ không chỉ làm sống lại nó).

Nghĩa là viết không phải để sống lại trải nghiệm đó, mà hãy dùng phương pháp người thứ 3, tưởng tượng mình đang quan sát chính mình vào lúc đó trong quá khứ, đi theo nhân vật, và tìm ra lý do Why. "In short, don’t recount the event, take a step back and reconstrue and explain it.”

Tuy nhiên, không phải ai cũng tự mình tìm đc nguyên nhân, vậy nên, nếu bạn nợ ai một lời giải thích, và họ cần biết để sống tốt hơn, thì một email hay một buổi cafe để giúp họ có thể lắp nốt mảnh ghét quan trọng vào câu chuyện của họ, để họ cuối cùng cũng kể được một câu chuyện mạch lạc, thì chắc cũng không quá khó.

Khi cô ấy, cuối cùng cũng biết, anh kia bỏ đi, vì sắp đi du học, thì ít ra lý do này cũng giải thích đc nhiều thứ, và thôi ngừng tìm, hay tưởng tượng ra các lý do khác tệ hơn, mà đặt dấu chấm hết (tạm thời) cho câu chuyện bi thương dài vài năm.

 

Nguồn: https://www.facebook.com/mdaongoc/posts/10211071351939010

menu
menu