10 hành vi của cha mẹ khiến con 'trục trặc' khi trưởng thành
Hầu hết chúng ta đều nhận ra lạm dụng hoặc bỏ rơi có thể ảnh hưởng lâu dài đến trẻ. Nhưng còn nhiều hành động nhỏ mà gây hại khác bạn không ngờ tới.
Hầu hết chúng ta đều nhận ra lạm dụng hoặc bỏ rơi có thể ảnh hưởng lâu dài đến trẻ. Nhưng còn nhiều hành động nhỏ mà gây hại khác bạn không ngờ tới.
Nhà tâm lý Mary Trump (cháu gái của Tổng thống Mỹ Donald Trump) - tác giả cuốn sách "Too Much and Never Enough: How My Family Created the World's Most Dangerous Man" (đã xuất bản ở Việt Nam với tựa đề: Quá Nhiều Và Không Đủ - Gia Đình Tôi Đã Tạo Nên Người Đàn Ông Nguy Hiểm Nhất Thế Giới Như Thế Nào) bán được gần một triệu bản vào ngày phát hành mới đây - đã phân tích, rối loạn chức năng gia đình sẽ ảnh hưởng đến trẻ. Dưới đây là 10 hành vi của cha mẹ ảnh hưởng vô cùng xấu tới con được liệt kê trong cuốn sách.
Đặt sách tại Fahasa: https://shorten.asia/fxDmn6u1
1. Bảo vệ trẻ quá mức
Sợ con ngã, sợ tiếp xúc với chó mèo con sẽ bị ho, trời chưa trở gió đã che quấn cho con ấm áp... Rất nhiều bậc phụ huynh đang bao bọc con thế này.
Xa hơn, họ lo trước cho con trường lớp, xử lý giúp con mọi rắc rối với các mối quan hệ xung quanh. Những đứa trẻ được bao bọc quá mức thế này thường không có kinh nghiệm sống khi lớn lên. Kết quả chúng dễ thất bại và một khi gặp thất bại thì không có năng lực tự đứng lên. Đó mới là bất hạnh.
2. Làm mất cảm xúc của con
Bạn cứ hay bảo "đừng lo con", "nín đi con", thực ra thông điệp gửi đi này rất phản tác dụng. Bởi vì bạn đang dạy con che giấu cảm xúc của mình, dìm cảm xúc đó xuống, từ đó khiến con che giấu cảm xúc hoặc làm tê liệt cảm xúc bằng các cách không lành mạnh khi trưởng thành.
Dìm cảm xúc của trẻ gây hại nhiều hơn lợi. Ảnh: Business Insider.
3. Chỉ khen ngợi thành tích
Khi cha mẹ khen trẻ đạt điểm tuyệt đối trong bài kiểm tra hoặc điểm cao nhất trong trò chơi, bạn đang dạy con rằng thành tích quan trọng hơn mọi thứ khác.
Những đứa trẻ chỉ nghe lời khen về thành tích có thể dung dưỡng suy nghĩ phải thành công bằng mọi giá. Chúng có thể nói dối, gian lận để thành người chiến thắng.
Cha mẹ hãy khen con trong suốt quá trình, để cho con thấy bản thân đã chăm chỉ mới đạt được thành công hoặc sẵn sàng dũng cảm làm một điều gì đó mà ban đầu không dám vượt qua.
4. Bắt con sống theo cách mình muốn
Rất nhiều cha mẹ có những vết thương lòng chưa lành, nên đã muốn con thực hiện việc mình chưa làm được, như một cách để chữa lành những vết thương. Những đứa trẻ thế này sẽ lớn lên không có niềm tự hào về bản thân, kém năng lực chịu trách nhiệm. Chúng có thể bực bội với cha mẹ, đồng thời cũng phụ thuộc cha mẹ để giúp đưa ra quyết định.
5. Mong đợi sự hoàn hảo
Đặt mục tiêu cao có thể tốt cho trẻ. Điều này dạy trẻ biết rằng bản thân có thể làm được nhiều điều hơn những gì trẻ nghĩ. Nhưng hoàn hảo cũng là con dao hai lưỡi bởi đây là giá trị không thể đo lường được. Trẻ có thể lớn lên với suy nghĩ rằng bản thân chưa đủ tốt vì chưa thể đạt được những gì bố mẹ mong muốn.
6. Dùng nỗi sợ để trẻ phục tùng
Cha mẹ khiến trẻ sợ, đe dọa khiến trẻ xấu hổ, hoặc đánh để con nghe lời. Cách này vô cùng phản tác dụng. Có nhiều khả năng trẻ đưa ra quyết định dựa trên nỗi sợ hãi chứ không phải những gì con tin là đúng. Điều này có thể khiến con khi lớn lên bị lệch chuẩn đạo đức lành mạnh.
7. Cố gắng tranh giành tình yêu của con
Nhiều cặp vợ chồng ly thân hay ly hôn thường có thói nói xấu bạn đời cũ, mục đích để mình được con trẻ ủng hộ. Việc này có thể làm cha mẹ thoải mái trong giây lát, nhưng hậu quả là hại những đứa con. Con bạn có thể trở thành những người thao túng người khác khi lớn lên.
8. Khiến con thấy tội lỗi
Thường xuyên nhắc nhở con rằng bạn đã làm việc chăm chỉ như thế nào để mua đồ của chúng hoặc nhấn mạnh chúng cần biết yêu thương bố mẹ vì bố mẹ đã chăm lo cho chúng, có thể khiến trẻ cảm thấy tội lỗi về những gì chúng muốn.
Điều này cũng khiến trẻ có thể trở thành mục tiêu dễ dàng cho những kẻ muốn lừa đảo lấy thông tin của trẻ hoặc lợi dụng trẻ làm công cụ cho chúng bằng việc sử dụng các tội lỗi tương tự. Trẻ cũng có thể sẽ biến thành người sử dụng cảm giác tội lỗi như một vũ khí chống lại những người thân yêu.
9. Bắt trẻ gánh vai trò trụ cột
Thực tế có những bậc cha mẹ yếu đuối, không yên tâm về quyết định của mình nên phụ thuộc vào con cái. Đứa trẻ đáng lý được yêu thương, chăm sóc, nay lại phải chăm sóc, vỗ về lại cha mẹ. Nói cho trẻ cho trẻ nhiều thông tin và bắt gánh trách nhiệm nhiều hơn khả năng của trẻ sẽ làm tăng lo lắng. Lớn lên con sẽ là người luôn lo lắng, cố gắng kiểm soát mọi thứ xung quanh để có cảm giác an toàn.
10. Cho con vật chất hơn tinh thần
Câu này sáo rỗng nhưng là sự thật - trẻ em cần sự hiện diện của bạn hơn những món quà. Những bậc cha mẹ luôn dán mắt vào điện thoại hoặc quá bận rộn để kiếm tiền mà quên mất bồi dưỡng cảm xúc với con, sẽ có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển các mối quan hệ lành mạnh khi trưởng thành.
Bảo Nhiên dịch (Theo Business Insider)