20 Khái Niệm Chính Của Trị Liệu Tâm Lý

20-khai-niem-chinh-cua-tri-lieu-tam-ly

Trị liệu tâm lý là một trong những phát minh giá trị nhất trong 100 năm qua, với sức mạnh đáng kinh ngạc nhằm nâng cao sức khỏe tinh thần, cải thiện các mối quan hệ của chúng ta, trả lại bầu không khí gia đình và giúp ta khai thác tiềm năng nghề nghiệp.

Trị liệu tâm lý là một trong những phát minh giá trị nhất trong 100 năm qua, với sức mạnh đáng kinh ngạc nhằm nâng cao sức khỏe tinh thần, cải thiện các mối quan hệ của chúng ta, trả lại bầu không khí gia đình và giúp ta khai thác tiềm năng nghề nghiệp.

Nhưng nó cũng bị nhiều hiểu nhầm và là chủ đề của hàng loạt những mộng tưởng, hy vọng và nghi ngờ vô ích. Logic của nó hiếm khi được giải thích và giọng nói của nó hiếm khi được lắng nghe một cách đủ rõ ràng.

Sau đây là 20 khái niệm chính của trị liệu tâm lý:

Triệu chứng và nguyên nhân

Người ta thường tìm tới trị liệu khi họ đã có quá nhiều triệu chứng gây đau đớn mà không hiểu được nguyên nhân là gì. Tại sao lúc nào họ cũng buồn? Tại sao - dù chẳng làm gì sai - họ lại lo bị đuổi việc? Tại sao quan hệ tình dục không còn được như trước nữa?

Mục tiêu của trị liệu là đi sâu hơn vào bề mặt của “vấn đề hiện hữu” để xác định (và chữa trị) thứ thật sự đang gặp vấn đề.

Sigmund Freud, nhà phát minh ra phân tâm học và “người anh em”, trị liệu tâm lý, xứng đáng có một chỗ đứng trong lịch sử thế kỷ 20 nhờ hiểu biết sâu rộng của ông về cái cách mà các triệu chứng tách rời khỏi nguyên nhân thật sự của chúng. Chúng ta không thể nhớ hay dễ dàng tưởng tượng được điều gì đang khiến ta đau đớn và vì thế chúng ta không thể khỏi bệnh được. Nhìn vào bề mặt, chúng ta có thể bị choán với sự cần thiết phải dọn nhà một cách cực kỳ cẩn thận, nhưng trải qua nhiều lần điều trị tâm lý, chúng ta có thể sẽ nhận ra rằng chúng ta vô thức mong muốn xóa bỏ cảm giác bị ruồng bỏ bởi cha mẹ thờ ơ thuở nhỏ.

Không phải ngẫu nhiên mà Freud lại học về ngành y học. Trong y học vật lý, yếu tố quyết định đằng sau việc ốm đau thường (ban đầu) cực kỳ bất ngờ; đau ngón chân có thể liên quan đến vấn đề về bụng. Freud lấy mô hình này và áp dụng vào bệnh tâm lý, cho rằng những vấn đề về cảm xúc thường là dấu hiệu của những vấn đề ở nơi sâu kín của ký ức tuổi thơ. Điều trị tâm lý là phương pháp hứa hẹn đưa chúng ta trở về với quá khứ rắc rối của mình để cho chúng ta, ngay khi chúng ta xác định được nguyên nhân của những đau khổ, cơ hội để được giải phóng, bớt lo lắng hơn và một tương lai hứa hẹn hơn.

Chấn thương tâm lý thời thơ ấu

Theo tiếng Hy Lạp cổ, “chấn thương” nghĩa là vết thương vật lý. Trị liệu tâm lý được xây dựng theo ý tưởng rằng mỗi tuổi thơ đều chứa một mức độ chấn thương tâm lý nào đó. Không cần thứ gì đó quá xấu xa phải xảy ra để khiến chúng ta tổn thương đến mức ảnh hưởng đến cơ hội tìm được sự thỏa mãn khi trưởng thành. Trẻ con có thể bị tổn thương lớn bởi những thứ rất nhỏ: cha mẹ cãi nhau hoặc xao nhãng một chút; chúng cảm thấy sợ hãi khi họ giận dữ; đứa trẻ có thể cực kỳ sợ bị bỏ rơi và không được giúp đỡ - mặc dù chúng đang an toàn. Khi không là quái vật, một bậc phụ huynh có thể quá bao bọc hoặc cực kỳ thích kiểm soát, thay vì trở nên thờ ơ hoặc chỉ là không hứng thú lắm. Bản chất non nớt, yếu đuối của trẻ nhỏ có thể bị bóp méo và phá hủy bởi những trải nghiệm cực kỳ bình thường xảy ra từ lâu trước khi chúng có thể được xử lý và hiểu một cách đúng đắn.

Trong cuốn Sơ lược về phân tâm học, Freud định nghĩa chấn thương tâm lý thơ ấu là “khả năng giải quyết những thử thách cảm xúc đầu đời mà một người có thể chịu đựng sau này”. Nói cách khác, chấn thương không cần phải là thứ gì quá khủng khiếp để có tác động lớn và lâu dài đối với sự phát triển của chúng ta. Trưởng thành nghĩa là biết được chấn thương của chúng ta trước khi chúng có thể phá hoại gần hết cuộc sống trưởng thành của chúng ta.

Vô thức

Khái niệm về vô thức là trọng tâm của trị liệu tâm lý. Suy nghĩ được chia thành 2 phần. Một khu vực bé, gián đoạn được gọi là có ý thức và khu vực rộng lớn, phức tạp, ít được biết đến và vô tận được gọi là vô thức. Vì bản chất của suy nghĩ có ý thức là cực kỳ cẩn thận, chúng ta thường quên đi hoặc bỏ qua những sự việc quan trọng ảnh hưởng đến hành vi và tâm trạng chúng ta. Tuy nhiên, những sự việc này vẫn còn đó ở vùng vô thức. Một sự việc gây tổn thương - bị cự tuyệt hoặc bị bẽ mặt - xảy ra khi chúng ta còn nhỏ vẫn còn y nguyên trong suy nghĩ vô thức như thể nó mới xảy ra hôm qua và ảnh hưởng của nó đối với hành vi hiện tại của chúng ta có thể không tương xứng với những gì chúng ta thường nghĩ. Con người vô thức của chúng ta có thể vẫn đang cố xoa dịu một người bố nóng giận hoặc thoát khỏi kiểu cách của mẹ. Một phần trong chúng ta có thể vẫn tiếp tục sợ sẽ lại bị bẽ mặt hoặc suy sụp (những tai họa mà chúng ta sợ hãi trong tương lai nói chung là những thứ đã từng xảy ra với chúng ta trong quá khứ). Và những trận chiến này, hướng đến quá khứ bị lãng quên, có thể đe dọa đến cuộc sống trưởng thành của chúng ta.

Mục tiêu chính của trị liệu là tái kết nối chúng ta với phần lịch sử bị lãng quên: để cho chúng ta làm chủ được những phần trong cuộc sống tinh thần đã bị mất đi và mở rộng kiến thức về những trải nghiệm vô thức của chúng ta. Trị liệu nhằm hỗ trợ phục hồi những cảm xúc dường như đã xa để chúng ta có thể suy nghĩ lại về chúng khi đã là người lớn và giải thoát chúng ta khỏi những dư âm bí ẩn và đau đớn đeo bám chúng ta.

Bản năng tình dục

Trị liệu tâm lý nhận thức sâu sắc về việc có một cuộc sống tình dục viên mãn trong một thời gian dài với người mà ta yêu hiếm hoi và khó khăn đến mức nào. Mặc dù đây được coi là tiêu chuẩn bởi xã hội, trị liệu tâm lý lại hiểu ngược lại: nó hiểu con đường khó khăn mà bản năng tình dục của chúng ta phải vượt qua từ lúc còn sơ sinh cho đến khi trưởng thành. Trị liệu tâm lý cho rằng trẻ con có thứ mà chúng ta coi là những cảm giác tình dục đầu tiên và rằng sức khỏe tình dục khi trưởng thành phụ thuộc nhiều vào việc những cảm xúc này được quan tâm một cách đúng đắn khi ở nhà. Mức độ tội lỗi và xấu hổ vô cớ dễ dàng gắn liền với cơ thể, điều mà sau đó khiến cho việc gần gũi là không thể. Hơn nữa, thời thơ ấu, chúng ta học về tình yêu từ những người mà chúng ta không được phép quan hệ tình dục cùng, có nghĩa là khi chúng ta yêu ai khi trưởng thành, chúng ta cũng có thể nhận thấy có sự hứng thú về tình dục. Có vẻ như chúng ta chỉ ‘chán nản’, nhưng thực ra, những cảm giác mong manh này đang mâu thuẫn với dục vọng của chúng ta vì khái niệm loạn luân. Chúng ta có thể thấy việc được người lạ - những người chúng ta không hề có cảm xúc và tình yêu không phải là một lựa chọn - quyến rũ dễ dàng hơn rất nhiều. Bằng cách giải thích một cách điềm đạm và hợp lý về lý do chúng ta ở đây, trị liệu khiến cho việc này bớt bẽ mặt và xấu hổ hơn. Nó cũng cho phép chúng ta nhận ra mức độ không thỏa mãn về đời sống tình dục hoàn toàn là tự nhiên và là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống.

Nguyên tắc cơ bản

Khi đang cố miêu tả quá trình trị liệu, Freud nói rằng nó chỉ yêu cầu duy nhất một thứ từ bệnh nhân: rằng họ phải ‘nói ra mọi thứ trong đầu, kể cả khi họ có khó chịu vì phải nói ra’. Freud gọi đây là ‘nguyên tắc cơ bản’ của trị liệu - và là con đường duy nhất dẫn đến trị liệu thành công. Tất nhiên, nguyên tắc này sẽ biến mất khi chúng ta bốc đồng. Cuộc sống văn minh luôn đòi hỏi chúng ta, để được coi là tốt, hãy cẩn thận khi nói. Những cảm xúc và suy nghĩ thực sự của chúng ta rất ít khi được nói ra, hay thậm là không đọng lại trong suy nghĩ có ý thức lâu. Điều này có thể giúp chúng ta trong một vài tình huống nhất định nhưng nó cũng có thể, Freud biết rằng, khiến chúng ta cực kỳ khó ở. Có những suy nghĩ ma lanh hoặc khó chịu mà chúng ta cần để có thể giải trí mà không phải bỏ chúng đi - để chúng ta có thể tự giải phóng bản thân khỏi sự đeo bám bí mật. Theo lý thuyết trị liệu, chúng ta trở nên khó ở khi chúng ta không thể hiểu được những mong muốn và nỗi sợ của mình, khi câu chuyện mà chúng ta kể cho bản thân về chúng ta là người như thế nào không còn giống với sự thật - và phòng tư vấn là không gian độc đáo nơi mà chúng ta có thể dám nhìn xuống dưới bề mặt.

Về phần những nhà trị liệu, họ không hề sốc hay răn dạy đạo lý: họ biết bản chất con người, và những suy nghĩ của riêng họ, đủ sâu để không bị bất ngờ. Khi ta thấy họ chấp nhận những bí mật tăm tối nhất của chúng ta với thái độ bình tĩnh và kiên nhẫn, chúng ta thấy tự tin hơn về khả năng được chấp nhận của mình. Chúng ta không còn phải giữ quá nhiều thứ và thấy thoải mái hơn về sự kỳ lạ sâu thẳm và kỳ diệu - thứ mà chúng ta giống với khá nhiều người khác trên thế giới.

Ngoại hành vi

‘Ngoại hành vi’ là tên gọi chuyên môn cho hành động sai trái và cẩu thả, tuy nhiên lại tiết lộ điều gì đó cơ bản về bản thân chúng ta. Phổ biến hơn, khái niệm này được biết đến là ‘sai lầm Freud’. Ví dụ yêu thích của Freud bao gồm làm mất chìa khóa, quên tên người, làm vỡ lọ, va vào người khác, phá hỏng bài thuyết trình bằng tiếng leng keng của đồng xu trong ví trong khi người khác đang nói, lỡ tàu hoặc quên giờ hẹn. Những vấn đề này có vẻ nhỏ nhưng thường cho chúng ta biết được điều gì đang diễn ra trong tâm hồn một người. Sự ghét bỏ vô thức có thể là nguyên nhân cho việc liên tục quên tên người nào đó; chúng ta có thể che giấu một mong muốn bí mật nhưng nguy hiểm muốn vượt qua đối thủ bằng cách phá hỏng kết quả làm việc.

Sự hứng thú đối với trị liệu nằm ở chỗ ngoại hành vi cho chúng ta tiếp cận những phần có hoạt động, nhưng bị chối bỏ của chúng ta. Thay vì chỉ là những sai lầm đơn thuần, chúng được điều khiển bởi suy nghĩ và cảm giác tụ lại sâu trong tâm trí chúng ta. Nó có thể cực kỳ quan trọng khi chúng ta nói ‘giường’ (bed) thay thế, khi có vẻ ý chúng ta muốn nói là ‘bánh mỳ’ (bread) - hay ‘vợ’ (wife) thay vì ‘cuộc sống’ (life). Những sai lầm đó có thể cho thấy bản thân tình cảm hơn, không thân thiện hơn, tự phá hủy bản thân hơn, ham muốn hơn hay sợ hãi hơn chúng ta thường tưởng tượng. Mục đích nghiên cứu những sai lầm không phải để bắt quả tang chúng ta mà là để ta nhận ra những phần kỳ lạ và yếu đuối hơn của con người ta: những phần đang cần thấu hiểu và giúp đỡ. Nó là một phần của mong muốn tìm hiểu thứ gì đó quan trọng từ những thứ dường như nhỏ nhặt.

Chuyển dịch (Transference)

Chuyển dịch nói đến cách mà, khi chúng ta đã điều trị một thời gian, chúng ta bắt đầu bỏ, hoặc chuyển tới những động lực quan hệ mang tính hàn gắn được phát triển từ lịch sử tâm lý của chính chúng ta. Ví dụ, chúng ta có thể cảm thấy tin tưởng rằng nhà trị liệu yếu đuối hoặc một chút thất bại hoặc rằng họ có cuộc hôn nhân vui vẻ (hoặc không) hoặc đua đòi hoặc ngưỡng mộ ta hoặc không thân thiện - một vài hoặc tất cả mọi thứ liên quan đến cuộc sống hoặc suy nghĩ thật của nhà trị liệu, về người mà chúng ta dường như không biết gì hết. Thay vì cố hủy bỏ những ảo tưởng này, trị liệu lại sử dụng chúng. Nhà trị liệu sẽ ra hiệu chỗ mà chúng ta có xu hướng tập trung vào những thái độ và quan điểm mà họ không có - và bằng cách này, mối quan hệ mang tính hàn gắn sẽ được sử dụng như một phương tiện để tìm hiểu về những xu hướng cảm xúc rất nhỏ. Nhà trị liệu sẽ (với sự tốt bụng) chỉ ra rằng chúng ta đang phản ứng như thể chúng ta bị tấn công, khi mà họ chỉ hỏi có 1 câu hỏi; họ có thể thu hút sự chú ý của chúng ta với việc chúng ta sẵn sàng nói về tình hình tài chính của mình như thế nào (tuy nhiên họ vẫn thích chúng ta) hoặc chúng ta có vẻ như đồng ý vội vàng với những ý tưởng của họ như thế nào khi họ mới chỉ thử ý tưởng mà chính họ cũng không chắc chắn.

Mối quan hệ với nhà trị liệu trở thành một hình mẫu cho việc chúng ta hình thành mối quan hệ với người khác, thoát khỏi những thủ đoạn và suy đoán mà chúng ta có từ khi còn nhỏ, và có thể ngăn cản chúng ta rất nhiều hiện tại.

Cơ chế phòng vệ (Defence Mechanisms)

Trị liệu tâm lý hiểu rằng chúng ta thích chối bỏ bản thân phần lớn vì những thứ mà ta thấy nguy hiểm. Chúng ta có thể thấy rằng chúng ta chỉ nổi giận với những người mà chúng ta yêu thương. Hoặc chúng ta có thể thấy rằng mặc dù muốn trở thành người tử tế, tuân thủ pháp luật, chúng ta lại cho phép những ảo tưởng xuất hiện theo hướng cực kỳ khác thường. Để che giấu suy nghĩ của mình, chúng ta dùng một loạt những thứ mà trị liệu tâm lý gọi là “cơ chế bảo vệ”. Chúng ta nghiện thứ gì đó; chúng ta là con nghiện khi quá phụ thuộc vào thứ gì đó, bất kỳ thứ gì, để tránh xa những cảm giác tăm tối và không ổn định hơn. Chúng ta nói dối chính mình bằng cách tấn công và chê bai thứ mà ta yêu - nhưng không thể có được. Chúng ta bỏ qua những người mà chúng ta từng muốn làm bạn, những công việc chúng ta hy vọng sẽ có được một ngày nào đó, cuộc sống mà chúng ta cố đạt được. Chúng ta nói dối thông qua những lời chê bai chung chung, thứ mà chúng ta nhắm vào mọi thứ và mọi người để gạt đi sự khổ sở về 1-2 thứ cụ thể. Chúng ta nói rằng mọi người đều kinh khủng và mọi hoạt động đều được dàn xếp - để nguyên nhân cụ thể cho nỗi đau của chúng ta không bị dị nghị và có cảm giác xấu hổ. Chúng ta nói dối bằng cách lấp đầy suy nghĩ bằng những ý tưởng ấn tượng, thứ hiển nhiên công bố sự thông minh của chúng ta với cả thế giới nhưng ngầm đảm bảo rằng chúng ta không còn chỗ để khám phá ra cảm giác bị bỏ lơ hoặc bối rối - lý do cho sự phát triển về tính cách của chúng ta không bao giờ dừng lại.

Bảo vệ là phản ứng với nỗi sợ, vì vậy một phần quan trọng của trị liệu là tạo ra một môi trường mà ở đó chúng ta cảm thấy chắc chắn rằng chúng ta sẽ không bị tấn công để chúng ta có thể thử chế độ bảo vệ của chúng ta.

Phân chia và hợp nhất

Melanie Klein (1882 – 1960) là một nhà trị liệu người Áo, người đã nghiên cứu về xu hướng thầm kín của con người tên là phân chia. Trong suốt cuộc đời, nhưng đặc biệt là hồi còn nhỏ, chúng ta gặp phải sự tức giận và thất vọng. Chúng ta bị làm cho thất vọng và tổn thương bởi người mà chúng ta muốn tin tưởng. Sự tức giận này có thể không chịu đựng nổi, chúng ta bảo vệ mình bằng cách phân chia người khác thành người tốt và người xấu. Chúng ta chê bai những tính cách cụ thể để bảo toàn hy vọng quanh mọi người. Những người làm phiền chúng ta là kẻ xấu, những người làm vừa lòng chúng ta thì hoàn hảo. Phản ứng với việc phân chia là nhẹ nhàng di chuyển chúng ta đến thứ được gọi là hợp nhất. Với sự giúp đỡ của một nhà trị liệu, chúng ta biết lý do vì sao chúng ta phân chia nhưng sau đó chậm rãi và đau đớn nhận ra hiện thực phức tạp hơn. Phụ huynh có thể gây khó chịu theo cách nào đó nhưng vẫn yêu con mình; ai đó có thể phê bình chúng ta, nhưng không có ý nhỏ nhen hay ngu ngốc; chúng ta có thể mắc nhiều lỗi nhưng vẫn là người tốt. Phân chia thường được quan sát trong đời sống tình cảm, nơi mà chúng ta có chuyển từ người này sang người khác, thường cực kỳ yêu và sau đó đột nhiên chia tay khi phát hiện ra lỗi lầm. Trị liệu dạy chúng ta tha thứ cho bản chất mâu thuẫn của mọi người - ngay cả bản thân chúng ta. Chúng ta có thể thừa nhận mình sai mà không cần cảm thấy xấu hổ. Chúng ta có thể xin lỗi và chấp nhận lời xin lỗi từ người khác. Thế giới trở nên xám hơn, nhưng cũng dễ chịu hơn.

Suy sụp

Theo trị liệu tâm lý, suy sụp không phải là một vấn đề to tát như người ta thường thấy. Suy sụp không chỉ đơn giản là một phần ngẫu nhiên của sự điên rồ, nó là một phần rất thật - nhưng rất không rõ ràng - của sức khỏe. Nó là nỗ lực của 1 phần suy nghĩ của chúng ta để ép phần còn lại vào một quá trình phát triển, tự hiểu bản thân và tự phát triển, thứ mà cho đến nay nó từ chối tiếp nhận. Nếu chúng ta có thể nói một cách ngược đời, nó là nỗ lực để bắt đầu trở nên khỏe hơn, thông qua việc bị ốm.

Lý do mà chúng ta suy sụp là bởi vì qua nhiều năm, chúng ta không mềm dẻo. Có những thứ chúng ta cần phải nghe trong tâm trí mà chúng ta khéo léo để qua một bên, có những thông điệp chúng ta cần chú ý, việc tìm hiểu cảm xúc và giao tiếp mà chúng ta không làm - và giờ, sau khi trở thành bệnh nhân một thời gian dài, quá dài, con người đầy cảm xúc đang cố để nó được lắng nghe theo cách duy nhất mà giờ nó đã biết. Nó đã trở nên hoàn toàn tuyệt vọng - và chúng ta nên hiểu và thậm chí thông cảm với cơn giận dữ thầm lặng của nó. Khi sự suy sụp nói với chúng ta rằng nó không còn là chuyện nhỏ nhặt như mọi khi - và rằng mọi thứ cần phải thay đổi hoặc (và điều này có thể hơi đáng sợ) cái chết có thể sẽ tốt hơn.

Trong khi suy sụp, chúng ta thường tự hỏi liệu có phải chúng ta đã phát điên hay không. Không hề. Rõ ràng chúng ta cư xử kỳ lạ, nhưng sâu dưới bề mặt, chúng ta đang trong một cuộc tìm kiếm sức khỏe vừa sâu kín vừa logic. Chúng ta chưa ốm; mà chúng ta đã ốm. Khủng hoảng của chúng ta, nếu vượt qua được, là một nỗ lực để đánh bật chúng ta khỏi tình hình độc hại hiện tại và là một lời kêu gọi để xây dựng lại cuộc sống trên một nền tảng thật và chân thành hơn.

Gắn bó tránh né (Avoidant Attachment)

Nhà trị liệu tâm lý người Anh, John Bowlby (1907 - 1990) là động lực chính đằng sau sự phát triển của ‘thuyết gắn bó’, việc nghiên cứu cách mà trẻ con hình thành mối liên kết cảm xúc với người chăm sóc chúng, thứ trở thành nền tảng mà dựa vào đó sau này chúng quản lý các mối quan hệ với người trưởng thành. Như một phần công việc, Bowlby xác định thái độ ‘tránh né’ mà ở đó chúng ta theo thói quen cư xử lạnh lùng với những người mà chúng ta muốn đến gần. Bowlby nói, chúng ta làm vậy vì khả năng tin tưởng của chúng ta đã bị hủy hoại hồi còn nhỏ và chúng ta học cách cắt đứt sự gắn kết như một cách để bảo toàn sự chính trực của chúng ta. Không hề nhận ra chúng ta đang làm điều này (vì chúng ta đã quên đi quá khứ), mỗi khi vấn đề nảy sinh với người yêu, chúng ta sợ rằng chúng ta sẽ bị bỏ rơi, chúng ta giấu nhu cầu của mình đằng sau vẻ ngoài thờ ơ. Vào thời điểm chính xác mà chúng ta muốn gần gũi, chúng ta nói mình bận, chúng ta giả vờ như suy nghĩ của mình ở chỗ khác, chúng ta trở nên mỉa mai và khô khan; chúng ta ngụ ý rằng nhu cầu được tái bảo đảm là thứ cuối cùng xuất hiện trong tâm trí. Chúng ta có thể yêu đương, nỗ lực cứu lấy thể diện cuối cùng để trở nên xa cách - và thường là một cách sai lầm để khẳng định rằng chúng ta không cần tình yêu của đối phương (thứ mà chúng ta quá kín đáo để yêu cầu).

Trị liệu cho chúng ta cơ hội để nhận ra lý do cho những gì chúng ta làm và để quay lại và chữa trị vết thương ban đầu. Với Bowlby, nhà trị liệu kích hoạt một hình mẫu liên kết mới và tốt hơn: cái mà ở đó chúng ta được lắng nghe cẩn thận và những tiết lộ được đón nhận một cách ấm áp và từ đó chúng ta rút ra một bài học cứu rỗi cả cuộc đời: thực ra chúng ta có thể đưa ra yêu cầu đối với người ta yêu.

Gắn bó lo âu (Anxious Attachment)

Gắn bó lo âu ám chỉ cách liên hệ với người yêu mà do đó, khi có khó khăn, chúng ta trở nên lăng xăng, khuôn khổ và thích kiểm soát. Chúng ta cảm thấy đối phương đang trốn thoát chúng ta về mặt cảm xúc, nhưng thay vì thừa nhận sự mất mát, chúng ta phản ứng bằng cách cố giữ họ một cách cứng nhắc. Chúng ta bực mình quá đà vì họ đến muộn 8 phút, chúng ta trừng phạt họ vì họ không làm việc nhà… Tất cả những điều đó thay vì chấp nhận sự thật: “Em lo rằng anh không còn quan tâm em nũa…”

Mục tiêu không thật sự là quản lý mọi lúc, chỉ là chúng ta không thể thừa nhận rằng chúng ta cần đối phương đến mức nào. Một vòng tròn tai họa từ đó bắt đầu. Chúng ta hay la hét và không vui. Với người kia, dường như chúng ta không thể yêu họ nữa. Tuy nhiên sự thật là chúng ta có thể: chúng ta chỉ đang sợ hơi nhiều rằng họ không yêu ta nữa. Nếu hành vi này có thể được hiểu cặn kẽ, nó sẽ được tiết lộ không phải là sự từ chối, mà là sự cầu xin sự quan tâm bị bóp méo một cách kỳ lạ - nhưng rất thật và rất cảm động.

John Bowlby không thấy thói quen khó chịu này là cố định. Trong trị liệu, chúng ta có thể dẹp bỏ mong muốn kiểm soát nhà trị liệu, thất bại, và vẫn xem những gì chúng ta làm, tuần này sang tuần khác, giữ lại tình cảm của nhà trị liệu - thứ cho chúng ta tự tin rằng chúng ta có thể mang trở lại về cuộc sống của chúng ta. Chúng ta học được bài học mà thời thơ ấu của chúng ta có thể đã chối bỏ chúng ta: rằng người mà chúng ta không thể kiểm soát có thể vẫn trung thành với nhu cầu của chúng ta.

 

Cảm giác thay vì suy nghĩ

Suy nghĩ rất quan trọng - nhưng chỉ mình nó, trong trị liệu, thì nó không phải là chìa khóa để sửa chữa những vấn đề tinh thần của chúng ta. Có một sự khác biệt lớn giữa việc nhận thức, ví dụ, rằng chúng ta hơi dễ xấu hổ khi còn là trẻ con và lại trải qua thứ kiểu như bị dọa nạt, bị bơ và việc liên tục cảm thấy sợ bị cự tuyệt hay mỉa mai. Hoặc chúng ta có thể biết, theo một cách trừu tượng, rằng mẹ không tập trung vào chúng ta lắm khi chúng ta còn nhỏ. Nhưng lại hoàn toàn khác khi tái kết nối với những cảm giác đáng sợ chúng ta có khi chúng ta cố cho bà ấy thấy thứ mà chúng ta thích hoặc nói cho bà ấy biết tâm sự của mình và bà ấy không hề hứng thú chút nào.

Trị liệu dựa trên ý tưởng quay trở lại những cảm xúc sống. Chỉ khi chúng ta liên hệ với cảm xúc thì chúng ta mới có thể sửa chữa chúng với sự giúp đỡ của nền tảng trưởng thành hơn - và do đó giải quyết những vấn đề thật sự của cuộc sống trưởng thành. Kỳ lạ (và thú vị) là điều này nghĩa là những người có trí thức có thể có một khoảng thời gian cực kỳ ma lanh trong trị liệu.

Họ thấy hứng thú với ý tưởng. Nhưng họ không dễ dàng tái tạo và phơi bày nỗi đau của phiên bản ít phức tạp hơn của chính mình, mặc dù đây thực ra chính những phần trong con người chúng ta mà cần phải được giải quyết, lắng nghe và - có thể lần đầu tiên - an ủi và tái đảm bảo. Trị liệu yêu cầu chúng ta đừng nên quá thông minh và chấp nhận việc cần phải cảm thấy mất mát và bối rối.

Cái siêu tôi

‘Cái siêu tôi’ là bản dịch nghe có vẻ không hay lắm bởi dịch giả đầu tiên của Freud, từ cụm từ tiếng Đức thẳng tuột và thanh lịch hơn ‘Uber-ich’, nghĩa là ‘Siêu-tôi’. Bằng cụm ‘Siêu-tôi’, Freud muốn nói một khía cạnh của suy nghĩ chúng ta mà vượt trên cả ý thức hàng ngày, đánh giá hành vi của chúng ta và bảo vệ những tiêu chuẩn và đạo đức xã hội.

Siêu-tôi là sự chủ quan hóa những người mà chúng ta đã gặp lúc còn bé, thường là cha mẹ, và đặc biệt là bố. Không để ý quá trình, chúng ta kết hợp những giọng nói mà chúng ta nghe xung quanh mình để rồi chúng ta nói với bản thân mình giống cách mà người khác nói với chúng ta. Đôi lúc, giọng nói của Siêu--tôi có thể khuyến khích và thuộc về họ nội. Chúng ta bảo bản thân thử lại lần nữa và cấp trên sẽ hiểu và bỏ qua cho chúng ta. Nhưng sau đó ở thời điểm khác, Siêu-tôi của chúng ta có thể cực kỳ tàn nhẫn. Nó có thể được hình thành bởi những giọng nói thiếu kiên nhẫn, thiếu thiện chí và khó tính nhất mà chúng ta từng nghe. Trong mối quan hệ với thất bại, nó sẽ khiển trách chúng ta và khiến chúng ta tin vào lý do chúng ta không xứng đáng để tồn tại. Nó có thể - khi đạt đến đỉnh điểm - đẩy chúng ta đến con đường tự tử.

Thường thì cái siêu tôi của chúng ta bi quan hơn nhiều so với những gì thực sự xảy ra. Nó có thể khiến chúng ta cảm thấy như thể phạm phải tội nặng nhất, mặc dù lỗi thực sụ của chúng ta khá nhỏ. Nó có thể khiến chúng ta cảm thấy ghê tởm khi nhắc đến tình dục và nói chung là cảm thấy tội lỗi vì có niềm vui.

Một trong những mục tiêu lớn của trị liệu là giáo dục lại cái siêu-tôi. Chúng ta có thể thay thế cái siêu-tôi huênh hoang, bất công, thất bại mà chúng ta đã hình thành từ lúc còn nhỏ với giọng nói sáng suốt hơn nhiều của nhà trị liệu. Chúng ta học cách tự nói với bản thân mình (và những người khác) theo cách nhẹ nhàng, hữu ích giống như cách mà nhà trị liệu nói với chúng ta. Chúng ta vẫn có lương tâm, nhưng chúng ta không còn cảm thấy mình vô giá trị hay (một cảm giác phổ biến) nên chết đi.

Bản chất thật và giả

Thuyết tâm lý về bản chất thật và giả này là công trình của nhà phân tích tâm lý người Anh Donald Winnicott. Tất cả chúng ta, trong con mắt của Winnicott, đều được sinh ra với một bản chất thật. Bản chất thật của một đứa bé là nó không hứng thú với cảm xúc của những người khác, nó không được xã hội hóa. Nó hét khi nó thấy cần - kể cả khi khi đó là nửa đêm hay trên một con tàu đông đúc. Nó có thể cáu giận, cắn và - trong con mắt của những người khắt khe về cách cư xử và những người ưa sạch sẽ - gây sốc và hơi ghê tởm. Winnicott thêm vào rằng nếu một người có cảm giác thật khi trưởng thành, thì người đó chắc hẳn đã tận hưởng khoảng thời gian mà bản chất thật của họ được thoải mái tự do. Dần dần, bản chất giả có thể phát triển, thứ có khả năng cam chịu thực tế bên ngoài (trường họ, công việc,...). Winnicott không hẳn là kẻ thù của bản chất giả; ông chỉ đơn giản nhấn mạnh rằng nó thuộc về sức khỏe chỉ khi trước đó đã được trải nghiệm bản chất thật tự do.

Không may thay, rất nhiều người trong chúng ta không có được cơ hội để thể hiện bản chất thật. Có thể mẹ buồn, hay bố thường xuyên cáu gắt, có thể có người anh hoặc em gặp khủng hoảng và cần mọi sự chú ý. Kết quả là chúng ta đã học cách cam chịu từ quá sớm; chúng ta trở nên nghe lời, bù lại thì mất đi khả năng cảm nhận bản chất thật của chúng ta.

Phương pháp trị liệu cho chúng ta cơ hội thứ hai. Chúng ta được phép thoái lui trước khi chúng ta bắt đầu sống giả, trở lại với thời gian khi mà chúng ta cực kỳ cần được sống thật. Trong phòng của nhà trị liệu, được bao bọc bởi sự chín chắn và ân cần của họ, chúng ta có thể học cách - một lần nữa - sống thật; chúng ta có thể ăn nói không đúng mực, khó tính, không quan tâm đến bất kỳ ai ngoài bản thân ra, ích kỷ, không gây ấn tượng gì, cáu kỉnh và gây sốc. Và nhà trị liệu sẽ tiếp nhận điều đó - và nhờ đó giúp chúng ta trải qua cảm giác được sống đáng nhẽ nên tồn tại ngay từ đầu. Yêu cầu cần phải sống giả, thứ không bao biến mất, trở nên có thể chịu đựng được bởi vì chúng ta thường xuyên được phép, trong căn phòng riêng tư của nhà trị liệu, một tuần hoặc vậy, sống thật.

Sự thăng hoa (Sublimation)

Cụm từ ‘sự thăng hoa’ có nguồn gốc từ khoa học thời Trung cổ, nơi nó tượng trưng cho quá trình mang tính chất gợi ý mà ở đó vấn đề cứng rắn được chuyển sang thể khí, giống như khi một cục than nóng bốc cháy. Nó liên quan nhiều đến ý tưởng rằng thứ gì đó cơ bản và không ấn tượng được chuyển thành thứ gì đó tuyệt diệu và khác thường.

Trong trị liệu, ‘sự thăng hoa’ được mở rộng nghĩa để bao hàm cách mà một kích thích thường là vô ích có thể được chuyển thành một tham vọng mới. Vậy ví dụ như, bản năng cáu kỉnh muốn đá hay đánh có thể chuyển thành khả năng thể thao; mong muốn được khoe mẽ có thể trở thành nền tảng cho khả năng diễn thuyết trước khán giả về thứ gì thật sự đáng giá với họ; một cảm giác rằng không ai lắng nghe có thể sản sinh ra nghề văn học. Freud đặc biệt hứng thú với cách mà các nghệ sĩ biến hiện thực hỗn loạn của cuộc sống họ trở thành thứ gì đó được sử dụng trong cộng đồng. Nghệ sĩ hay nhà văn đưa ‘chuyến bay cá nhân từ hiện thực’ vào việc sáng tạo một vật được sử dụng rộng rãi mà làm lay động, gây hứng thú và truyền cảm hứng cho người khác. Nhà phân tích tâm lý người Pháp Jacques Lacan tập trung vào sự thăng hoa mà có thể biến dục vọng thành nghệ thuật lãng mạn; thơ tình, ông lập luận, hưng thịnh khi tình dục bị cấm.

Thăng hoa là một trong những mục tiêu của phương pháp trị liệu. Nhà trị liệu biết rằng không phải tất cả các ước muốn của chúng ta đều thành sự thật, nhưng điều này không có nghĩa là lúc nào cũng tuyệt vọng. Chúng ta có thể rẽ vấn đề theo hướng mang tính xây dựng nhất có thể. Nó có thể không phải là nghệ thuật mà chúng ta sẽ tạo ra, nhưng chúng ta nên, với sự trợ giúp của trị liệu, tìm cách nào đó để biến nỗi thất vọng thành hành động giải khuây, chuộc lỗi.

Sự tuân thủ

Sự tuân thủ, nghĩa là làm theo yêu cầu của người khác, thường có một cái tên hay. Nó thể hiện bản chất có trách nhiệm, dễ bảo. Nó nghe có vẻ đáng quý khi có một đồng nghiệp, bạn bè hay người dễ bảo. Chúng ta thường cho rằng người nghe lời là tốt. Họ không gây ra những vấn đề tức thì, họ giữ phòng ngủ sạch sẽ, làm bài về nhà đúng giờ và rất lịch sự. Nhưng những nỗi đau thầm kín rất thật - và cả những khó khăn - của một người dễ bảo gắn với sự thật rằng họ cư xử như thế này không phải vì họ lựa chọn như thế, mà bởi vì họ cảm thấy một áp lực không thể cưỡng lại. Dần dần, dưới áp lực, những người nghe lời này có thể có những triệu chứng: nỗi đau thầm kín, đột nhiên cáu kỉnh và những cái rất khắt khe đối với sai lầm của họ.

Người nghe lời thường có vấn đề về tình dục. Khi còn là trẻ con, họ có thể được khen là ngây thơ và đơn thuần. Khi trưởng thành, phần dục tính của họ bị cho là hư hỏng và ghê tởm và cực kỳ khác biệt với con người mà họ muốn trở thành. Người dễ bảo cũng có thể gặp vấn đề trong công việc. Họ rất muốn tuân theo luật, không bao giờ gây rắc rối hay làm phiền ai. Nhưng hầu hết những thứ thú vị hay đáng làm sẽ vấp phải sự phản đối và sẽ cực kỳ gây khó chịu cho vài người. Người dễ bảo bị gò bó vào sự tầm thường của công việc và việc làm hài lòng người khác.

Khát vọng sống tốt là một trong những thứ đáng yêu nhất trên đời, nhưng để có một cuộc sống thật sự tốt, chúng ta đôi lúc sẽ cần phải (theo tiêu chuẩn của người dễ bảo) khó tính một cách tích cực và dũng cảm. Trị liệu là một phạm vi mà ở đó chúng ta có thể an toàn kết nối với khía cạnh nổi loạn, ‘khó tính’ và tự khẳng định.

Sự buồn rầu

Năm 1917, Freud phát hành một bài văn tên là “Sự buồn rầu và căn bệnh u sầu”. Trong đó ông phân biệt 2 cách cảm thấy buồn. Cách đầu tiên, than thở, chúng ta chịu đựng sự mất mát và có ý thức nhận ra rằng chúng ta như thế. Sau đó chúng ta bước vào giai đoạn mà ở đó mọi thứ đều có vẻ vô giá trị và không sức sống và chúng ta luôn nghĩ về một người, hoặc tham vọng hoặc hy vọng mà chúng ta đã mất. Nhưng dần dần, than thở sẽ kết thúc. Chúng ta nhận ra rằng thế giới, dù có mất đi thứ gì thật sự tốt mà chúng ta từng biết, thì vẫn đáng chịu đựng và khám phá.

Trạng thái thứ hai của nỗi buồn, căn bệnh u sầu, có kết thúc mở hơn và khó giải quyết hơn. Ở đây, chúng ta cũng trải qua sự mất mát và thế giới trở nên buồn bã và chán nản. Vấn đề là chúng ta không nhận thức được thứ mà chúng ta đã mất. Mất mát quá khó để chúng ta chấp nhận được, có thể nó xảy ra trước khi chúng ta hiểu rõ tình huống và có thể nó cảm giác như một sự sỉ nhục đối với hình ảnh cá nhân của chúng ta. Chúng ta có thể đã quên mất chúng ta nhớ ai đó đến nhường nào; chúng ta có thể từ bỏ tình yêu vì tham vọng; chúng ta không thể chịu đựng được suy nghĩ rằng cha mẹ đã làm tổn thương ta nhiều đến mức nào.

Trong những tình huống đó, chúng ta không còn đơn giản chỉ là buồn nữa, chúng ta chết lặng đi. Chúng ta không thể chỉ đích danh nguồn cơn của sự buồn bã và vì thế mọi thứ trở nên vô vọng và vô nghĩa. Chúng ta suy sụp.

Mục đích của trị liệu là để cố tái gắn kết những cảm xúc buồn bã của chúng ta với những sự kiện đã bị lãng quên mà sẽ, đâu đó trong quá khứ, kích thích chúng. Với nhà trị liệu ở đó để an ủi chúng ta, chúng ta có thể sẽ cảm thấy dũng cảm hơn để khám phá những thảm kịch mà đến nay quá lớn để chúng ta có thể cảm nhận được. Chúng ta nhận ra chúng ta không buồn vì mọi thứ; chỉ vì một vài thứ quá khó để đối mặt. Trị liệu biết điều đó, khi chúng ta có thể khóc vì thứ gì đó cụ thể, chúng ta đã bước trên con đường hồi phục rồi.

‘Vừa đủ tốt’

Nhà phân tam học Anh, Donald Winnicott, người chuyên làm việc với cha mẹ và con cái, thấy khó chịu khi mà thường xuyên phải gặp mặt những phụ huynh cực kỳ thất vọng vì bản thân. Họ cảm thấy họ là bậc cha mẹ thất bại và do đó căm ghét bản thân đến cùng cực. Họ xấu hổ vì những trận cãi vã của họ, sự bùng nổ cơn giận của họ, thời gian chán chường khi ở cùng con và những lỗi lầm của họ. Tuy nhiên, điều khiến Winnicott ngạc nhiên là những người này thường không phải là những phụ huynh tồi. Họ tràn đầy tình yêu thương, rất tốt bụng, rất chú ý đến con, họ cố hết sức để đáp ứng nhu cầu của chúng và để hiểu vấn đề của chúng sâu nhất có thể. Với tư cách là cha mẹ thì họ - theo như Winnicott tóm gọn bằng một cụm từ cực kỳ dễ nhớ và quan trọng - ‘vừa đủ tốt’.

Winnicott đã chạm đến một vấn đề quan trọng. Họ thường tự dằn vặt mình vì họ có trong suy nghĩ một tầm nhìn cực kỳ đòi hỏi, và thực tế là bất khả thi về mình trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Tầm nhìn này không bắt nguồn từ việc nghiên cứu sâu về con người. Thay vào đó nó là ảo tưởng, chủ nghĩa cầu toàn, do văn hóa mà ra.

Với cụm ‘vừa đủ tốt’, Winnicott muốn đưa chúng ta thoát khỏi sự lý tưởng hóa. Lý tưởng nghe có vẻ hay, nhưng nó lại đem đến vấn đề kinh khủng ngay sau đó: nó có thể khiến chúng ta cảm thấy tuyệt vọng về những thứ khá tốt mà chúng ta đã làm và sở hữu. Bằng việc hạ thấp hy vọng, khái niệm ‘vừa đủ tốt’ khiến chúng ta nhạy cảm với những đức tính nhỏ bé hơn, nhưng lại rất thật mà chúng ta vốn đã sở hữu, nhưng những hy vọng không thật của chúng ta đã khiến chúng ta bỏ qua chúng.

Một cuộc sống ‘vừa đủ tốt’ không phải là một cuộc sống tệ. Đó là sự tồn tại tuyệt vời nhất mà con người có thể có.

Mục tiêu của phương pháp trị liệu

Trị liệu không thể khiến chúng ta vui vẻ mỗi ngày. Nhưng những lợi ích của nó thì lại dễ nhận thấy. Sau một khóa trị liệu, chúng ta sẽ học cách cảm thấy tự do hơn nhiều. Chúng ta sẽ nhận ra rằng những gì mà chúng ta tin là tính cách di truyền thực ra chỉ là cái mà chúng ta dùng để trốn tránh với môi trường quanh chúng ta. Và khi đã biết về tình huống thật sự hiện tại, chúng ta có thể chấp nhận rằng có thể có những cách đủ an toàn khác cho chúng ta.

Thêm nữa: chúng ta học cách xấu hổ và im lặng. Nhưng sự tốt bụng và chú tâm của nhà trị liệu đã khuyến khích chúng ta bớt ghê tởm chính bản thân mình và cảm thấy xấu hổ vì những nhu cầu của bản thân. Một khi đã cất tiếng nói về nỗi sợ và ước muốn, nói về chúng với người khác sẽ dễ hơn.

Và chúng ta có thể trở nên bao dung hơn: trong khóa trị liệu, chúng ta sẽ không thể tránh khỏi việc nhận ra người khác đã khiến chúng ta thất vọng đến đâu. Có thể đổ lỗi cho phản ứng tự nhiên. Nhưng phản ứng sau này, trưởng thành hơn (dựa trên sự thấu hiểu về những lỗi lầm của chính chúng ta) sẽ hiểu hành động của họ là kết quả của sự nhiễu loạn trong bản thân họ. Những người gây ra vết thương lớn cho chúng ta thường không cố ý làm vậy; chính bản thân họ đang bị tổn thương và đang vật lộn để chịu đựng nó. Chúng ta có thể nhìn thế giới bằng con mắt buồn bã nhưng bao dung hơn mà ở đó những nỗi đau và nỗi lo lắng được truyền qua các thế hệ một cách mù quáng. Sự thấu hiểu không chỉ đúng với trải nghiệm, giữ nó trong suy nghĩ đồng nghĩa với việc ít nỗi sợ hơn. Những người làm tổn thương chúng ta không phải là cá thể siêu phàm, ấn tượng mà biết được yếu điểm của chúng ta và tấn công vào đó. Chính bản thân họ là những sinh vật cực kỳ điên cuồng, tàn tạ đang cố để đối mặt với những nỗi đau thầm kín mà cuộc sống buộc chúng ta gặp phải.

 Dịch giả: Phạm Hà Thủy Linh - ToMo: Learn Something New

Link: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/twenty-key-

menu
menu