3 yếu tố nguy cơ đi đôi với việc gặp ác mộng

3-yeu-to-nguy-co-di-doi-voi-viec-gap-ac-mong

Một nghiên cứu mới cho thấy, thái độ tiêu cực với bản thân, kiệt sức và mất ngủ là ba yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn đến việc thường xuyên gặp phải ác mộng.

Một nghiên cứu mới cho thấy, thái độ tiêu cực với bản thân, kiệt sức và mất ngủ là ba yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn đến việc thường xuyên gặp phải ác mộng.

Nghiên cứu này cũng phát hiện 3,9% dân số thường có triệu chứng này.

TS Nils Sandman thuộc Trung tâm Khoa học Thần kinh Nhận thức, ĐH Turku – Phần Lan, người đứng đầu nghiên cứu cho biết:

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa ác mộng và mức độ khỏe mạnh thể lý – tinh thần.

Nó xuất hiện rõ nhất trong tương quan giữa ác mộng và trầm cảm, đồng thời có mặt trong nhiều phân tích khác có liên quan đến ác mộng cùng những câu hỏi về việc đo lường sức khỏe và mức độ hài lòng cuộc sống.”

Kết luận trên được đúc kết từ khảo sát bao gồm 13922 người trưởng thành ở Phần Lan từ năm 2007 đến năm 2012 (Sandman et al., 2015).

Những người tham gia hoàn thành một bảng hỏi về sức khỏe và được hỏi về bất kỳ ác mộng nào họ đã gặp trong vòng 30 ngày trở lại.

Có 45% người tham gia cho biết thỉnh thoảng gặp ác mộng trong khi hơn một nửa lại trả lời không hề có ác mộng trong vòng 30 ngày gần nhất.

So với đàn ông (2,9%), ác mộng xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ (4,8%).

Trong số những người có triệu chứng trầm cảm nặng, 28,4% thường xuyên gặp ác mộng.

Triệu chứng trầm cảm thường đi đôi với tần suất ác mộng nhiều nhất là “thái độ tiêu cực đối với bản thân”

Đối với những người mất ngủ, khoảng 17,1% cho biết gặp ác mộng thường xuyên.

Những khảo sát dạng này không cho chúng ta biết được liệu trầm cảm có gây ra ác mộng hay không, tuy nhiên, các kết quả vẫn rất đáng quan tâm.

TS Sandman chia sẻ:

“Có thể ác mộng hoạt động như một chỉ báo khởi phát trầm cảm và nó có khả năng mang giá trị chẩn đoán mà trước đây ta chưa lưu ý.

Bên cạnh đó, do ác mộng, mất ngủ và trầm cảm hay đi chung với nhau, vậy liệu ta có thể điều trị cả 3 vấn đề trên chỉ với một can thiệp trực tiếp với ác mộng được hay không?”

 

Link nguồn: http://www.spring.org.uk/2015/04/nightmares-the-three-biggest-risk-factors.php

Dịch: Saigon Psychub – Hành lang Tâm lý

menu
menu