7 cách để ngừng phản ứng thái quá trước căng thẳng 

7-cach-de-ngung-phan-ung-thai-qua-truoc-cang-thang 

Thừa nhận các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân  

Bạn đã bao giờ cảm thấy phản ứng của bạn trước những sự việc căng thẳng khá nhỏ lại gay gắt hơn người khác rất nhiều không? Bạn có thấy người khác điềm tĩnh đối phó với những khó khăn, ví dụ như phải sửa nhà khẩn cấp, những thay đổi bất ngờ trong công việc, hay bị ai đó xem thường, còn bạn thì lại cực kỳ lo lắng trước những tình huống này?

Nếu bạn từng có cảm giác mình phản ứng thái quá trước stress và muốn đạt được khả năng bước qua nó một dàng dễ dàng thì những gợi ý sau đây sẽ hữu ích cho bạn.

 Nguồn ảnh: zana pq/Unsplash

1. Từ bi với bản thân

Lòng từ bi với bản thân là một chiến lược thiết thực và tuyệt vời để gia tăng tính linh hoạt về nhận thức và hành vi của bạn. Cái hay của lòng từ bi với bản thân là nó không quan trọng nguyên nhân gây ra stress hay phản ứng của bạn. Bất luận nguyên nhân là gì, lòng từ bi với bản thân sẽ giúp bạn cảm thấy bớt tổn thương bởi stress và cho phép bạn tiếp cận được những phần sáng tạo và tài giỏi nhất (giống như trong việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo) của bản thân.

Tôi đã viết rất nhiều bài hướng dẫn để đạt được lòng từ bi với bản thân vì vậy tôi sẽ không nhắc lại ở bài này. Bạn có thể đọc lại ở đây, đây, và đây cho những người muốn bắt đầu.

2. Xử lý tổn thương tâm lý trong quá khứ.

Khi một ai đó (dường như) có phản ứng thái quá trước stress, chẳng hạn như sợ sệt, tê liệt và né tránh, hoặc tức giận thì điều này có thể phần nào xuất phát từ sang chấn tâm lý.

Lý do mà tôi dùng cụm từ "dường như phản ứng thái quá" là những phản ứng của bạn có thể không quá lố khi chúng xuất phát từ sang chấn trong quá khứ. Khi sang chấn quá khứ bị kích hoạt, bạn không chỉ đang phản ứng lại trước sự việc mới đó (có vẻ như tự nó chẳng phải là vấn đề lớn) mà còn dựa trên những trải nghiệm của bạn.

Không phải lúc nào chúng ta cũng nhận ra những ảnh hưởng của sang chấn vào lúc mà ta trải qua sang chấn. Đôi khi, mãi đến sau này chúng ta mới nhận ra khi sự việc mới kích hoạt những ký ức và phản ứng liên quan đến các sự kiện trong quá khứ. Ví dụ, tôi hiện đang mang thai đứa thứ hai và gần đây tôi mới nhận ra mình có khá nhiều sang chấn tâm lý liên quan đến chuyện sinh nở từ trải nghiệm sinh con đầu lòng của mình tại bệnh viện.

Những phản ứng trước sang chấn thường khá hợp lý khi được nhìn qua lăng kính của những trải nghiệm học hỏi (trải nghiệm cuộc sống) của bạn. Chúng ảnh hưởng đến kỳ vọng của bạn đối với người khác, với các nhân vật và tổ chức quyền lực v.v...

3. Xác định khi nào thì những trải nghiệm tiêu cực trước đây đang tô màu cho các phản ứng của bạn.

Một số trải nghiệm không phải là sang chấn, nhưng chúng vẫn ảnh hưởng đến những phản ứng của chúng ta trong tương lai. Ví dụ, gần đây tôi có trải nghiệm tồi tệ với các nhà thầu gas và hệ thống ống nước. Về cơ bản thì họ đã có rất nhiều mánh khỏe “bề trên” và bán hàng gia tăng (kỹ thuật bán sản phẩm mà người bán sẽ thuyết phục khách hàng mua những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng chính xác những gì khách cần và có mức giá cao hơn nhằm tăng doanh thu, khuyến khích khách chi tiền nhiều hơn so với dự định ban đầu), mà tôi biết rất rõ. Bởi vậy khi tôi phải liên hệ với các nhà thầu máy điều hòa không khí trong tuần này thì trải nghiệm vừa rồi khiến tôi căng thẳng và làm tôi đa nghi hơn.

4. Giải quyết các lỗi về nhận thức.

Kiểu xử lý nhận thức của bạn ảnh hưởng đến cách bạn diễn giải các sự việc.

Tôi thường viết rằng đôi lúc tôi hay phản ứng thái quá trước những email liên quan tới công việc. Vì tôi là người dễ lo lắng, cho nên khi không có nhiều sự tích cực, tôi thường đọc ra giọng điệu thù địch, khinh thường hay bực bội trong các email dù thực tế không phải vậy. Tôi biết chuyện này thường xảy ra nhất khi tôi làm việc với đồng nghiệp mới hơn là những người mà tôi đã biết rõ và tin tưởng lẫn nhau.

Vì tôi biết kiểu mẫu này nên tôi đã tập thói quen đọc lại bất kỳ email nào gây ra kiểu phản ứng này sau 24 giờ. Khi làm điều này, tôi luôn phản ứng khác đi rất nhiều.

Xử lý các lỗi nhận thức của bạn trên cơ sở từng trường hợp cụ thể không phải là cách hiệu quả. Bạn sẽ bỏ sót rất nhiều. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều có những kiểu mẫu mà ta có thể nhận diện được. Sau đó bạn có thể tập cho mình những thói quen để dung hòa lối suy nghĩ của bạn, như trong ví dụ của tôi.

Một chiến lược đơn giản nữa là: bất cứ khi nào bạn nghĩ đến điều tồi tệ nhất có thể xảy ra thì bạn cũng hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp nhất có thể xuất hiện. Điều này sẽ thúc đẩy bạn nghĩ đến các tình huống nằm giữa hai thái cực xấu nhất và tốt nhất. 

5. Thừa nhận các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân.  

Khi gặp stress, chúng ta thường nghĩ về những phản ứng của mình theo quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, sẽ có nhiều yếu tố nằm ngoài bản thân bạn đang tác động đến phản ứng của bạn. Ví dụ, sự căng thẳng khi mới sinh con sẽ giảm đi rất nhiều nếu bạn được nhận chế độ nghỉ thai sản thoải mái. Là một phụ nữ phải giao dịch với các nhà thầu sẽ dễ dàng hơn nếu thế giới này bớt phân biệt giới tính, và nếu nhiều công ty không mang thái độ phải vét sạch tiền của khách hàng và gây áp lực lên nhân viên của họ để làm việc này.  

Thừa nhận những yếu tố liên quan đến bản thân và thế giới rộng lớn ngoài kia, và chúng tương tác với nhau như thế nào, có thể giúp bạn có được cách phản ứng khéo léo và từ bi với chính mình hơn.

6. Biết được những thế mạnh của mình.

Khi gặp stress, việc xử lý nó sẽ bao gồm tận dụng những điểm mạnh hoặc loại bỏ điểm yếu của bạn. Càng biết những thế mạnh của mình là gì thì bạn càng dễ dàng kết nối một hay hai thế mạnh đó với vấn đề cần giải quyết trước mắt (ví dụ, giải quyết vấn đề sáng tạo, giao tiếp, kiên nhẫn, tận tâm hay đại loại thế).

7. Phát triển những thế mạnh mới.

Những kỹ năng đương đầu với thách thức của bạn không hề cố định. Bạn sẽ đạt được các kỹ năng và mài dũa thế mạnh của mình thông qua kinh nghiệm giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chủ động học hỏi những kỹ năng mới. Ví dụ, cuốn sách của tôi Stress-Free Productivity dạy cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, xác định điểm mạnh của bạn và hiểu bạn có khả năng tốt nhất để xử lý khó khăn vào thời điểm nào trong ngày/tuần

Bạn thấy ý tưởng nào là hữu ích với bạn trong số 7 ý tưởng này? Bất cứ khi nào tôi nói đến sang chấn tâm lý trong bài này thì tôi muốn chỉ ra với độc giả rằng họ nên chọn những chiến lược nào thu hút họ. Nếu bạn cảm thấy tệ với bất kì lời khuyên nào thì hãy bỏ qua.

 

Nguồn

https://www.psychologytoday.com/sg/blog/in-practice/202206/7-ways-stop-overreacting-stress

menu
menu