8 Điều Mà Người Thành Công Làm Khi Họ Không Thích Ai Đó

8-dieu-ma-nguoi-thanh-cong-lam-khi-ho-khong-thich-ai-do

Nếu bạn không phải là người có tính cách dị thường, bạn chắc chắn sẽ gặp những người bạn không thích suốt cuộc đời bạn. Dù đó là mẹ vợ/chồng hay một trong những đồng nghiệp của bạn, bạn chắc chắn sẽ bắt gặp ai đó bạn không hợp.

Theo Deep Patel, tác giả cuốn sách “Lời nói dối của cậu bé bán báo: 11 nguyên tắc của thành công”, không ai là hoàn hảo cả. Bao gồm cả bạn.

Trong một bài đăng trên Entrepreneur.com, Patel nhấn mạnh một vài mẹo những người thành công sử dụng để đối phó với những người mà họ không thích. Rốt cuộc, bạn không thể nào cứ trốn tránh người bạn không thích – thực tế là, Patel cho rằng nếu bạn thu hẹp phạm vi của những người làm việc cùng bạn thì bạn chỉ giới hạn chính mình mà thôi.

Thay vì cứ trốn tránh sự việc, hãy thử và đổi cách nhìn của bạn theo cách mà những người thành công hay làm. Dưới đây là một vài cách từ Patel và một số nguồn như Psychology Today.

1. Chấp nhận sự thực rằng bạn không thể hòa hợp với tất cả mọi người

Mọi chuyện không đơn giản như việc chúng ta hy vọng rằng chúng ta sẽ thích tất cả những người ta gặp. Patel nói bước đầu để đối phó với người bạn không thích là chấp nhận rằng không ai hòa hợp với tất cả mọi người, và điều đó rất ổn. Điều này không có nghĩa là bạn hay họ là người xấu.

Theo bác sĩ tâm lý học Susan Krauss trong một bài đăng trên Psychology Today, có thể bạn và người kia chỉ không phải là một đôi hợp nhau. Nhà tư vấn, tác giả Beverly D. Flaxington giải thích trong một bài đăng khác trên Psychology Today rằng cách cư xử của chúng ta có thể chia rẽ con người. Một số người thích nổi bật, trái lại một số lại rụt rè. Một số người là những người lạc quan và số khác lại coi mình là “người thực tế”

Một văn bản nghiên cứu thực hiện bởi Hamstra và nhiều nhà nghiên cứu khác nhắc đến “điều tiết thích hợp”, nó có nghĩa là: chúng ta có xu hướng bỏ ra nhiều nỗ lực làm việc ta thích. Điều này giống như bạn không thích tiếp xúc với người bạn không thích, thế nên bạn không bỏ ra nhiều nỗ lực vào việc tiếp xúc với họ. Theo thời gian, sự thiếu nỗ lực sẽ biến thành sự khinh thường.

2. Cố gắng nghĩ những lời mà người bạn ghét nói theo hướng tích cực

Krauss nói bạn có thể thử sau đó quan sát xem mọi người cư xử khác nhau như thế nào. Họ hàng của vợ/chồng bạn có thể không cố ý ám chỉ là bạn ngu dốt, và đồng nghiệp của bạn có thể không cố phá hoại ngầm bạn.

Kể cả những người bạn không thích đang cố chọc bạn điên tiết một cách cố ý, giận dữ cũng chỉ làm bạn trông tệ hơn mà thôi. Vì thế hãy cố gắng giữ ý kiến của mình một cách trung lập cho đến khi mọi chuyện sáng tỏ.

3. Cẩn thận với chính cảm xúc của bạn

Patel nói rằng quan tâm đến cảm xúc của mình là điều cần thiết, nhưng cuối cùng thì chính bạn mới là người kiểm soát cách xử sự của mình. Mọi người chỉ có thể làm bạn bực mình khi bạn cho phép họ làm vậy. Thế nên đừng cả giận mất khôn. 

Nếu ai đó đang làm bạn bực mình, hãy phát hiện những cảm xúc ấy và tống khứ chúng đi mà không gây sự với người đó. Đôi khi chỉ mỉm cười và gật đầu cũng là cách hay.

Điều quan trọng nhất, Patel nói, chính là tôn trọng mỗi người bạn gặp như nhau. Điều đó không có nghĩa là bạn phải đồng  ý với người bạn không thích hay phải làm theo những gì họ nói, mà có nghĩa là bạn nên hành xử văn minh và lịch sự. Nếu làm được điều này, bạn sẽ trông tự tin với công việc của mình và không bị xem như là đang thù hằn cá nhân với ai đó, rồi điều này sẽ cho bạn lợi thế lớn.

4. Đừng chỉ nhìn từ góc độ của mình mình và hãy thư giãn

Đôi khi bất đồng quan điểm chỉ đến từ sự hiểu lầm. Còn nếu bạn thực sự bất đồng quan điểm với ai đó thì hãy thử nhìn nhận vấn đề từ góc độ của họ.

Tránh phản ứng quá mức bởi họ có thể phản ứng lại như vậy, và điều đó có nghĩa là căng thẳng leo thang nhanh và mãnh liệt hơn. Cố vượt qua nó bằng cách tập trung vào thực tế, và đừng quan tâm đến việc người kia phản ứng thế nào, dù phản ứng ấy lố bịch hay mất trí. Patel nói, tập trung vào việc làm bạn bực, chứ không phải người làm bạn bực.

Nếu bạn cần không gian thư giãn thì hãy làm vậy. Bạn hoàn toàn có quyền để thiết lập giới hạn cho mình và quyết định rằng khi nào mình nên tiếp xúc với ai. Nếu bạn thấy mình bị kích động, hãy nghỉ ngơi và tìm không gian để thở. Chủ tịch của TalentSmart, ông Travis Bradberry đã giải thích điều này đơn giản trong một bài đăng ở LinkedIn:  Nếu ai đó đang hút thuốc thì liệu bạn có ngồi đó cả chiều để hít khói thụ động không? Không, bạn sẽ rời đi và tìm nơi có không khí trong lành.

5. Bộc lộ cảm xúc của một một cách từ từ và thử tìm người giảng hòa

Thông thường, cách bạn giao tiếp quan trọng hơn những gì bạn nói. Nếu ai đó thường xuyên làm phiền bạn và điều đó dẫn đến rắc rối lớn thì theo Patel đã đến lúc để lên tiếng.

Tuy nhiên, đối đầu không có nghĩa là phải hung hăng. Patel khuyên rằng bạn nên sử dụng đại từ nhân xưng “tôi”, ví dụ như “Tôi cảm thấy bực mình khi bạn làm điều này, vì thế bạn hãy làm khác đi.”

Bạn nói càng cụ thể về vấn đề của bạn thì người nghe sẽ càng hiểu rõ những gì bạn nói. Điều đó cũng sẽ cho đối phương cơ hội để chia sẻ chuyện của họ.

Krauss nói rằng sẽ là một ý hay khi để một người khác hòa giải trong những cuộc tranh luận như vậy vì người đó sẽ mang đến sự khách quan. Các bạn có thể sẽ không là bạn như trước nữa nhưng bạn sẽ tìm ra cách hiệu quả để nói chuyện và làm việc cùng nhau. Bà ấy nói rằng học cách để làm việc với người mà bạn thấy khó hợp tác cùng là một trải nghiệm thú vị, và điều đó cho thấy bạn có thể làm tốt thế nào để vượt qua rào cản.

6. Tự chọn chiến thuật cho bạn

Đôi khi cứ mặc kệ mọi thứ thì sự việc sẽ trở nên dễ dàng. Không phải cái gì cũng đáng để bạn bỏ thời gian và sự chú ý vào nó. Bạn phải hỏi chính bản thân mình rằng liệu bạn còn thực sự muốn gắn bó với người đó hay không, hay là tốt hơn bạn nên bỏ công sức tập trung vào việc của bạn hoặc bất cứ việc gì bạn đang làm. 

Patel nói cách tốt nhất để giải quyết điều này là cân nhắc sự việc theo tình huống. Cuối cùng liệu sự việc khó xử có nhòa dần, hay chỉ tệ hơn? Nếu tình huống của bạn là cái thứ hai, thì bỏ công sức để hòa giải có lẽ sẽ tốt hơn. Nếu đó chỉ là vấn đề hoàn cảnh, bạn sẽ vượt qua nó nhanh thôi.

7. Đừng phòng thủ

Nếu bạn thấy ai đó đang cố gắng hạ bệ bạn hoặc cứ chăm chăm vào lỗi lầm của bạn, đừng trả thù. Điều tệ nhất bạn có thể làm là phòng thủ. Patel nói rằng điều đó sẽ chỉ làm người ấy mạnh thêm. Thay vào đó, hãy chuyển sự chú ý sang họ và hỏi họ những câu hỏi thăm dò, ví dụ như rắc rối của họ có liên quan gì với việc bạn đang làm.

Nếu họ bắt đầu bắt nạt bạn, hãy thách đấu họ. Nếu họ muốn được bạn tôn trọng, họ cũng phải cư xử lịch sự với bạn. Ông Berit Brogaard, một nhà khoa học chuyên khoa thần kinh, trong một bài đăng trên Psychology Today giải thích rằng nói xấu và bắt nạt ở nơi làm việc là một kiểu cậy lớn bắt nạt bé, một kiểu bắt nạt khiến người khác phải phục tùng.

Nếu bạn lén lút muốn người khác đồng ý với bạn về điều gì, bạn có thể sử dụng một vài thủ thuật tâm lý học. Nghiên cứu khuyên rằng bạn nên nói nhanh hơn khi bất đồng quan điểm với ai đó vì như thế sẽ khiến họ có ít thời gian để tiếp thu những gì bạn nói. Nếu bạn cảm thấy ai đó đang tán đồng bạn, hãy nói chậm hơn để họ hiểu thông điệp của bạn.

8. Cuối cùng, hãy nhớ rằng chính bạn điều khiển hạnh phúc của mình

Rất khó để nhìn nhận vấn đề ở góc độ lớn hơn khi ai đó đang làm bạn tức điên lên. Tuy nhiên, đừng bao giờ để người khác cản trở hạnh phúc hay thành công của bạn.

Nếu bạn thấy những lời phê bình của người khác nhắm vào bạn, hãy hỏi bản thân bạn rằng tại sao họ lại làm vậy. Bạn đang tự ti về điều gì, hay bạn đang lo lắng về công việc? Nếu là như vậy thật thì bạn nên tập trung giải quyết điều này hơn là nghe lời phàn nàn của người khác.

Bạn có quyền kiểm soát hạnh phúc của mình, vì thế đừng so sánh bản thân mình với ai khác. Thay vào đó, luôn nhắc bản thân bạn nhớ về thành tựu của mình, và đừng để ai lấy đi sức mạnh của bạn chỉ vì họ đang tạm thời làm bạn buồn rầu.

 

Link bài gốc: https://www.independent.co.uk/life-style/8-ways-to-deal-with-people-that-you-don-t-like-a7810126.html

Dịch giả: Ngọc Mai – Bookademy

menu
menu