Bạn nghĩ sao về thủ thuật tâm lý này?

ban-nghi-sao-ve-thu-thuat-tam-ly-nay

Tình huống của Kartik Nagare:

Bạn nghĩ sao về thủ thuật tâm lý này?

Tình huống của Kartik Nagare:

Tôi đang làm việc trong lĩnh vực IT.

Ở nơi làm việc gần đây nhất của tôi, tôi đã gây ra một sai lầm nọ.

Quản lý của tôi giận điên lên. Anh ấy gọi tôi vào phòng họp và bắt đầu mắng tôi sa sả vào mặt.

Anh ấy hét vào mặt tôi đúng theo nghĩa đen luôn.

Bất kể đã có chuyện gì xảy ra, đấy cũng không hoàn toàn thuộc trách nhiệm của mình tôi. Người khác trong team cũng có liên quan. Anh ta là đàn anh của tôi và nhờ đề nghị của anh ấy, tôi đã làm ra một số điều chỉnh khiến một số tính năng của hệ thống bị hỏng. Tôi là một người mới và mới chỉ vào công ty này được 6 tháng.

Là một người bình thường, vì thế tôi có 3 lựa chọn.

  1. Giải thích cho quản lý rằng đấy không phải lỗi của mình tôi. Người khác cũng có liên quan. Vì thế, tôi có thể xoa dịu cơn giận của anh ấy một chút bằng cách chuyển một nửa cơn giận của anh ấy sang người khác. Điều đó sẽ phá hỏng mối quan hệ của tôi với người kia.
  2. Tôi cãi với anh ấy rằng đó không phải lỗi của tôi, anh ấy không nên hét vào mặt tôi như thế. Điều này sẽ phá hỏng mối quan hệ giữa cả tôi với quản lý và tôi với người khác.
  3. Tôi nên nhận hoàn toàn trách nhiệm và nhờ thế tôi sẽ cứu được người kia. Điều này sẽ dẫn đến việc quản lý nghi ngờ năng lực của tôi.

Tôi đã làm thế này:

Chỉ lắng nghe.

Tôi không nói một lời nào. Tôi nhìn anh ấy với vẻ mặt trống rỗng vô cảm. Tôi tiếp nhận những lời chửi mắng đó. Anh ấy tiếp tục gào thét trong 15 phút và tôi không tranh cãi, không đưa ra bất cứ lời giải thích nào, cũng không nhận bất cứ trách nhiệm nào.

Tôi lắng nghe, lắng nghe và lắng nghe.

Khi anh ấy ngừng lời, tôi nói “xin lỗi, tôi sẽ không để chuyện này xảy ra thêm lần nữa đâu” rồi đi ra khỏi phòng.

Sau bữa trưa, anh ấy gọi tôi lại.

Lần này anh ấy rất lịch sự. Anh ấy cười với tôi, hỏi tôi có ổn không. Sau đó anh ấy bình tĩnh giải thích mọi thứ rằng đây là một dự án cực kỳ quan trọng và chúng tôi phải cẩn thận blah blah.

Cơn tức giận, cơn thịnh nộ lúc trước đã hoàn toàn biến mất. Anh ấy lại trở lại làm Bruce Banner .

Lúc đó tôi mới kể cho anh ấy mọi thứ, rằng tôi làm thế dựa trên đề xuất của vị đàn anh kia. Sau đó tôi mới bảo, tôi cũng có trách nhiệm và tôi không muốn anh ấy đưa vấn đề này cho người kia vì như vậy có thể khiến chúng tôi xích mích với nhau.

Anh ấy trầm tư một chút rồi lại cười và nói cẩn thận lần tới nhé. Tôi cũng cười đáp lại và rời khỏi.

Thủ thuật tâm lý Kartik Nagare đưa ra:

Khi ai đó giận dữ, đừng cãi lại. Nghe những gì họ nói. Dù rằng điều họ nói rất khó chịu hay xúc phạm, hãy cố giữ bình tĩnh và chịu đựng.

Sau một lúc, cơn thịnh nộ sẽ dẫn đến cảm giác tội lỗi và cảm giác đó sẽ dẫn đến một lời xin lỗi. Và tin tôi đi, người đó sẽ không bao giờ gào thét hay giận dữ với bạn giống vậy nữa đâu.

Còn bạn, bạn sẽ làm gì?

_________________________

Source:  qr.ae/pNupsZ

_________________________

Nếu Bạn đang cần sự hỗ trợ về tâm lý, hãy gọi cho Psychologist Vietnam - Dịch Vụ Hỗ Trợ Sức Khỏe Tinh Thần cung cấp dịch vụ tham vấn, trị liệu cho trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và chủ doanh nghiệp có nhu cầu phát triển về thể chất, tinh thần, với nhiều nhà tham vấn trong nước và nước ngoài có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm.

Liên hệ với chúng tôi để được tham vấn và đưa ra lộ trình trị liệu (online, trực tiếp) phù hợp:

Phone: 0812151220 (Whatsapp/Viber/Telegram)

Facebook: https://www.facebook.com/PsychologistVietnam

Email: [email protected]

Địa chỉ: 136 Nguyễn Phạm Tuân, Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

menu
menu