Điều gì khiến bạn thoải mái thì cũng có thể làm cho bạn đau khổ

dieu-gi-khien-ban-thoai-mai-thi-cung-co-the-lam-cho-ban-dau-kho

Con người luôn truy cầu sự thoải mái và khoái cảm, nhưng nếu không biết điểm dừng thì chính nó sẽ quay trở lại nhấn chìm bạn.

Con người luôn truy cầu sự thoải mái và khoái cảm, nhưng nếu không biết điểm dừng thì chính nó sẽ quay trở lại nhấn chìm bạn.

CẢM GIÁC THOẢI MÁI TỪ ĐÂU MÀ CÓ?

Trong não người có một chất dẫn truyền thần kinh tên là dopamine. Khi một người bị kích thích bởi ngoại cảnh và cảm thấy thoải mái hoặc vui thích thì một lượng lớn dopamine sẽ được tạo ra. Ví dụ như một cái ôm, một lời khen ngợi đều có thể làm tăng dopamine. Dopamine có liên quan trực tiếp đến các ham muốn, vọng tưởng và các hành vi ‘nghiện’ của con người. Nếu kích thích quá mạnh, con người sẽ tiến vào một trải nghiệm giác quan như là say và mộng mị; tức là dâng lên từng hồi ‘khoái cảm’, cảm thấy rất ‘thoải mái’.

Những kích thích nhẹ như đùa giỡn, ăn uống, trêu chọc, khen ngợi, sôi động, thậm chí là hoảng sợ (đây là lý do khiến nhiều người thích xem phim kinh dị); những kích thích ở mức độ trung bình như hút thuốc lá, chơi game, trang điểm; những kích thích ở mức độ cao như tình ái, thuốc phiện, cờ bạc… đều có thể khiến chất dopamine được tạo ra.

Giờ đây con người càng ngày càng phóng khoáng hơn, bỏ đi rất nhiều sự câu thúc của văn hóa truyền thống, thoải mái theo đuổi các ‘khoái cảm’ của bản thân. Các loại hình giải trí ngày càng nhiều như để thỏa mãn sự trống rỗng của con người hiện đại.

ĐIỀU GÌ KHIẾN BẠN THOẢI MÁI THÌ CŨNG CÓ THỂ LÀM CHO BẠN ĐAU KHỔ

Điều đáng ngại là “điều gì khiến cho bạn thoải mái cũng có thể làm cho bạn đau khổ”. Ví dụ như thức ăn ngon có thể khiến bạn bị béo phì, sức khỏe suy giảm; những lời khen ngợi có thể làm bạn đánh mất chính mình, xa rời hiện thực; mỹ nữ có thể khiến con người sản sinh dục vọng, mất đi lý trí. Điều này cũng giống như trong “Đạo đức kinh” nói: “Ngũ sắc lệnh nhân mục manh, ngũ âm lệnh nhân nhĩ lung, ngũ vị lệnh nhân khẩu sảng“. Nghĩa là: Ngũ sắc làm người ta mờ mắt, ngũ âm làm người ta điếc tai, ngũ vị làm người ta tê miệng lưỡi.

Điều đáng sợ hơn nữa là con người dần ‘chai lì’ với khoái cảm. Khi một người đã quen với cảm giác kích thích và thỏa mãn, muốn tiếp tục đạt được khoái cảm thì phải liên tục tăng cường mức độ kích thích, càng ngày càng mạnh hơn, như vậy mới có thể đạt được trạng thái vui vẻ và sảng khoái.

NGƯỠNG KHOÁI CẢM NGÀY CÀNG TĂNG CAO

Ngưỡng khoái cảm của con người cũng vì vậy mà càng ngày càng cao. Ví dụ như người hút thuốc lá, lúc đầu là hai ngày một gói, rồi đến một ngày một gói, sau thành hai gói một ngày mà vẫn thấy chưa đủ. Thuốc phiện, tình dục, cờ bạc… cũng đều giống như vậy. 

DỤC VỌNG KHÔNG NGỪNG TĂNG CAO

Tại sao các nội dung khiêu dâm, cờ bạc, ma túy tổng hợp ngày càng nhiều? Chính vì dục vọng của con người ngày càng cao và khó đạt được trạng thái thỏa mãn, nên mới cần đa dạng về hình thức và nâng cao cường độ để hấp dẫn con người.

Có một thí nghiệm như sau: Có một điện cực được gắn vào trong não chuột. Chuột chỉ cần đạp lên bàn đạp thì sẽ tạo ra một dòng điện nhỏ truyền vào điện cực. Mỗi lần như vậy điện cực sẽ kích thích não tạo ra dopamine. Kết quả là những con chuột đã dậm chân với tốc độ hàng trăm lần mỗi phút cho đến khi chúng chết vì kiệt sức…

Dục vọng của con người cũng tương tự như vậy, càng nhiều lại thấy càng ít; đã có lại càng muốn nhiều hơn nữa, đến khi tự hủy hoại chính bản thân mình.

Ngày nay rất nhiều người đều đang ‘nghiện’ một thứ đó là internet. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi là tại sao bạn không thể rời xa được internet không? Đó là vì các ứng dụng giải trí được thiết kế ra để hấp dẫn bạn đến mức tối đa. Các mạng xã hội như Facebook đã phân tích hành vi, thói quen sử dụng của bạn và tìm mọi cách để níu chân bạn càng lâu càng tốt; khiến bạn cảm giác như không thể sống thiếu nó. 

“GIẢI TRÍ ĐẾN CHẾT”

Giống như những gì mà Neil Postman đã dự đoán trong cuốn sách “Giải trí đến chết” (Amusing Ourselves to Death) xuất bản năm 1985. Postman cho rằng phương tiện truyền thông điện tử đang nhấn chìm chúng ta. 

Đặt sách tại Tiki

Ông tiên đoán: Một thời điểm mà những cuộc đàm thoại sẽ “từ bỏ tính logic, lý trí, trình tự và quy luật của sự mâu thuẫn” để chuyển sang giải trí đơn thuần. Cụ thể là, về mặt thẩm mỹ thì xuất hiện phong trào nghệ thuật nổi loạn đi ngược lại những giá trị xã hội, chính trị, văn hóa đương thời; về mặt triết học thì có chủ nghĩa hư vô (chối bỏ tôn giáo và các nguyên tắc đạo đức, coi cuộc đời là vô nghĩa); về khía cạnh tâm lý học thì có chứng tâm thần phân liệt.

Chúng ta bị nhấn chìm bởi một luồng kích thích liên tục từ bên ngoài mà không cần một chút nỗ lực tư duy nào. Nó hoàn toàn mang tính cảm giác, chỉ hấp dẫn những dục vọng và bản năng thấp kém nhất của loài người — phần “con” trong mỗi chúng ta. Chính khả năng tư duy là yếu tố phân biệt con người với động vật. Do đó, sự tha hóa ở đây chính là sự tha hóa bản chất căn bản nhất của loài người: Nhân tính.

Phải chăng chúng ta đang sống trong thời đại “giải trí đến chết”? Truy cầu sự thoải mái không ngừng có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị chìm trong đó. 

menu
menu