Các nhà tâm lý học chỉ ra 4 sai lầm trong tranh cãi có thể giết chết mối quan hệ của bạn

cac-nha-tam-ly-hoc-chi-ra-4-sai-lam-trong-tranh-cai-co-the-giet-chet-moi-quan-he-cua-ban

Dành cả đời mình để nghiên cứu các cặp đôi, tiến sĩ tâm lý học Gottman đã tìm ra rằng, tất cả những anh chị "đường ai nấy đi" đều mắc phải 4 sai lầm sau trong những cuộc cãi vã. 

John Mordecai Gottman là một nhà nghiên cứu tâm lý và bác sĩ tâm lý người Mỹ đã làm việc hơn bốn thập kỷ về dự đoán ly hôn và ổn định hôn nhân. Ông có thể dự đoán chính xác đến 91% các mối quan hệ tình cảm sẽ chấm dứt, nếu mắc phải 4 sai lầm trong tranh cãi sau.

Bát đũa vô tri còn có lúc va chạm, huống chi hai con người, hai tính cách, hai hoàn cảnh, hai nền tảng giáo dục hoàn toàn khác nhau, đã chấp nhận ở cạnh nhau là phải lường trước được sẽ có những tranh cãi. 

Dành cả đời mình để nghiên cứu các cặp đôi, tiến sĩ tâm lý học Gottman đã tìm ra rằng, tất cả những anh chị "đường ai nấy đi" đều mắc phải 4 sai lầm sau trong những cuộc cãi vã. 

1. Chỉ trích

Có thể bạn sẽ nghĩ: "Ô hay, cãi nhau mà không chỉ trích thì cãi làm gì?". 

Tuy nhiên, chỉ trích ở đây là cách giải quyết vấn đề rất tiêu cực, bao gồm đổ lỗi và cả hạ thấp người khác. Khi bạn chỉ trích người yêu của mình, bạn sẽ kể lể ra những điểm sai sót thâm căn cố đế, không thể thay đổi ở người yêu. Dấu hiệu của chỉ trích bao gồm những từ ngữ như "luôn luôn", "lúc nào cũng", "chưa bao giờ" và lôi những tội lỗi, sai lầm từ thập kỷ trước ra để đổ thêm dầu vào lửa. Nếu thường xuyên dùng những từ ngữ trên thì bạn đúng là một bậc thầy chỉ trích rồi.

Nếu bạn vẫn muốn phân định đúng sai, nhưng không muốn làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của mình, tiến sĩ Gottman có vài lời khuyên cho bạn đây. Đừng bao giờ dùng những từ ngữ độc hại như "luôn luôn", "lúc nào cũng", "không bao giờ". Nói thẳng vào vấn đề: bạn thấy chuyện này sai ở đâu, cảm xúc của bạn như thế nào, bạn đề nghị cả hai nên làm gì để thay đổi tình hình. 

2. Coi thường 

40 năm nghiên cứu các cặp đôi, tiến sĩ Gottman đã chỉ ra rằng sự coi thường là lí do chính dẫn đến li hôn. Khi bạn nói chuyện với người khác bằng sự coi thường và thiếu tôn trọng, bạn có khuynh hướng móc mỉa, chỉ trích, réo tên cúng cơm, lườm nguýt. Không một ai chịu đựng nổi điều này, vợ/chồng/người yêu của bạn sẽ cả thấy vô dụng, vô nghĩa và muốn mau chóng được giải thoát khỏi bạn. 

3. Phòng bị thái quá

Chính là "đóng vai nạn nhân" chứ còn gì!

Bạn luôn có lí do để bào chữa cho mọi hành vi của mình, ra vẻ mình là nạn nhân, thi thoảng đổ lỗi cho đối phương để họ "bớt bớt cái mồm lại". Tuy nhiên, những "lí do lí trấu" mà bạn bịa ra chỉ ngầm báo với người kia rằng bạn là người vô trách nhiệm với hành động của mình, không coi cảm xúc của người khác ra gì. 

Dấu hiệu của việc đóng vai nạn nhân là gì? "Ủa em làm gì sai nhỉ?, "Đây đâu phải lỗi của anh, là lỗi của em chứ?". Nếu bạn muốn thay đổi thái độ đó, thử một trong các cách sau:

  1. Lắng nghe đối phương. 
  2. Nhận sai và có trách nhiệm với hành động của mình, nếu bạn thật sự sai. Nói xin lỗi một cách chân thành.

4. Chiến tranh lạnh và vũ khí im lặng

Chiến tranh lạnh diễn ra khi cả 3 sai lầm tranh cãi phía trên đã chạm đến giới hạn chịu đựng của mỗi người, và cả hai quyết định không nói gì với nhau nữa. "Vâng, tôi chỉ thế thôi, dừng ở đây nhé", rồi mỗi người ra một góc. Bạn dừng cuộc tranh cãi không phải vì thiện chí làm lành mà đơn giản là bạn không thể cãi thêm được nữa và cần một chút yên tĩnh để "nạp đạn" cho một trận chiến khác. 

Nếu bạn không biết làm gì khi nước sôi lửa bỏng, cứ thở sâu thôi. Một hơi thở sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn rất nhiều đấy.

Hy vọng sau khi đọc bài viết này, các bạn có thể tránh được những sai lầm cơ bản trong cãi vã để có một mối quan hệ suôn sẻ và lành mạnh nhé!

Theo Bright Side

menu
menu