Cảm xúc nào thúc đẩy con người làm việc chăm chỉ nhất

cam-xuc-nao-thuc-day-con-nguoi-lam-viec-cham-chi-nhat

Nghiên cứu mới cho thấy những nhân viên rất dễ mặc cảm tội lỗi là một trong những đối tác có đạo đức và làm việc chăm chỉ nhất.

Nghiên cứu mới cho thấy những nhân viên rất dễ mặc cảm tội lỗi là một trong những đối tác có đạo đức và làm việc chăm chỉ nhất.

Không chỉ thế, những ai dễ mặc cảm tội lỗi cũng là người có đạo đức cao và ít có khả năng lợi dụng những kỹ năng của người khác để được trả lương nhiều hơn.

Các kết quả đến từ nghiên cứu được đăng trên tạp chí Tâm lý học Tính cách và Xã hội, trong đó các nhà tâm lý tiến hành 5 nghiên cứu để kiểm tra những tác động của cảm giác tội lỗi lên thành tích công việc (Wiltermuth & Cohen, 2014).

Tiến sĩ Scott S. Wiltermuth, tác giả đầu tiên của nghiên cứu, cho biết:

“Vì quan tâm đến tác động của hành vi của họ lên hạnh phúc của những người khác, người có xu hướng mặc cảm tội lỗi cao thường làm việc cần cù hơn những đồng nghiệp ít mặc cảm tội lỗi, lãnh đạo hiệu quả hơn và đóng góp nhiều hơn vào thành công của nhóm và những mối quan hệ hợp tác mà họ tham gia.”

So sánh với những thuận lợi đó, người mặc cảm tội lỗi có thể né tránh làm việc với những ai mà họ xem là có năng lực cao hơn họ.

Tiến sĩ Wiltermuth nói:

“Điều này có thể gây bất ngờ, nhưng các phát hiện của chúng tôi chỉ ra những người thiếu năng lực có thể không phải lúc nào cũng tìm kiếm năng lực ở những người khác khi lựa chọn đối tác làm việc."

Lý do là người có xu hướng mặc cảm tội lỗi sợ làm người khác thất vọng.

Trong những nghiên cứu khác, người có xu hướng mặc cảm tội lỗi cũng có nhiều khả năng muốn bù đắp, phản ánh năng suất của họ, hơn là cố gắng được trả lương nhiều hơn bằng cách xài chùa kỹ năng của những người tài năng hơn.

Tiến sĩ Wiltermuth cho biết:

“Khuynh hướng mặc cảm tội lỗi làm giảm phạm vi ảnh hưởng của hành vi trái đạo đức.

Người có xu hướng mặc cảm tội lỗi cao cũng là người có lương tâm. Họ ít có khả năng 'xài chùa' kỹ năng chuyên môn của những người khác, và họ sẽ hy sinh lợi ích tài chính vì lo rằng những hành động của họ sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc của người khác."

Tiến sĩ Wiltermuth kết luận:

“Các nhà quản lý có thể thử đảm bảo rằng người có xu hướng mặc cảm tội lỗi cao đang tạo ra những mối quan hệ hợp tác và có lẽ đảm đương những vai trò lãnh đạo của nhóm, mặc dù nỗi sợ của người có xu hướng tội lỗi cao là khi chấp nhận những vị trí lãnh đạo đó, họ có thể đặt bản thân họ vào vị trí làm cho những bạn trong nhóm của họ thất vọng."

 

Nguồn: The Emotion Which Drives People To Work The Hardest

menu
menu