Cần cù có bù được thông minh?

can-cu-co-bu-duoc-thong-minh

Chúng ta thường được nghe nói rằng cần cù bù thông minh. Nhưng có thật là khi chúng ta cố gắng thì sẽ thành công hơn những người được ông trời ưu ái?

Chúng ta là một sản phẩm của tạo hóa hay là một sản phẩm của sự rèn luyện?

Đây là một câu hỏi lớn kể từ khi ngành tâm lý học ra đời, và hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta chịu ảnh hưởng từ tự nhiên (di truyền) cũng như việc rèn luyện (thói quen và môi trường sống). Thế nhưng điều nào đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thành công trong cuộc sống?

Câu trả lời là khi hướng tới các mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong cuộc sống thì có lẽ tốt hơn hết bạn nên tập trung nhiều hơn và "sự chăm chỉ" hơn là vào sự "khả năng bẩm sinh" có trong bạn.

Đó là vì, sự thật đơn giản là không phải ai sinh ra cũng là thiên tài hay được ông trời ưu ái ban cho những khả năng đặc biệt. Và điều quan trọng nữa là bạn không thể thay đổi được mã genes của bạn.

Nhưng nếu chỉ vì như vậy mà bạn buông xuôi thì chẳng khác nào bạn nói "Tôi chẳng có bất cứ lựa chọn nào hay bất cứ cái gì để kiểm soát cuộc đời mình."

Nhưng nếu bạn tập trung làm việc chăm chỉ, bạn đã đặt lên đôi tay bạn sức mạnh cần thiết. Bạn chấp nhận rằng bạn sẽ lựa chọn nơi mà bạn muốn đến trong cuộc đời – và đó là điều quan trọng nhất để đạt được thành công và hạnh phúc.

Một nghiên cứu được công bố trên tờ Biological Psychology đã khẳng định lợi thế của việc tập trung làm việc chăm chỉ so với khả năng thiên bẩm.

Trong một thực nghiệm, những người tham gia sẽ được khen ngợi trí thông minh (Bạn thông minh quá!) hay ca ngợi nỗ lực của họ (Bạn đã làm việc thật chăm chỉ!) trước khi thực hiện nhiệm vụ. Khi nhiệm vụ trở nên khó khăn hơn, các cá nhân ở nhóm đầu tiên làm tệ hơn nhiều sau khi mắc nhiều lỗi so với nhóm được khen ngợi vì nỗi lực của họ.

Điều này là do khi chúng ta tập trung vào tầm quan trọng của việc nỗ lực, chúng ta dường như sẽ cố gắng học hỏi từ sai lầm của chúng ta và sau đó sẽ chỉnh sửa chúng.

Nhưng nếu chúng ta tin rằng những sai lầm là do khả năng bẩm sinh của chúng ta (hoặc những khiếm khuyết của chúng ta), thì chúng ta không có động lực để sửa sai. Thay vào đó chúng ta sẽ cảm thấy đó như là một điều đương nhiên, một điều mà bạn phải như thế.

Trong một thử nghiệm tiếp theo, các nhà nghiên cứu cho những người tham dự đọc 2 bài báo khác nhau trước khi thực hiện một nhiệm vụ trên máy vi tính. Những gì họ phát hiện ra là:

  • Nhóm đọc bài báo nói rằng trí thông minh là do di truyền thì tập trung sự chú ý nhiều hơn vào các phản ứng của họ, thay vì tập trung vào kết quả mà họ đạt được. Sự chú ý thái quá này dường như không liên quan đến những hoạt động cố gắng sửa sai sau khi phạm lỗi.
  • Ở nhóm ngược lại, những người đọc bài báo nói rằng sự thông minh là do sự thay đổi môi trường đã cho thấy mức độ phản ứng não bộ hiệu quả hơn khi họ phạm sai lầm, có thể là bởi vì họ tin rằng họ có thể làm tốt hơn ở lần thử tiếp theo. Sự chú ý của nhóm này vào những lỗi mắc phải đã khiến họ phản ứng nhanh hơn ở lần thử nghiệm tiếp theo.

Nếu chúng ta tin rằng sự thông minh, tính cách, và các kỹ năng của chúng ta là cố định không thể thay đổi (được quy định bởi genes) thì chúng ta sẽ thấy không cần phải cố gắng hay hoàn thiện bản thân.

Theo một nghiên cứu trên Psychological Science, khi bạn mắc một sai lầm, não của bạn sẽ gởi đi 2 tín hiệu. Tín hiệu đầu tiên là tín hiệu khi bạn nhận ra là bạn đã làm sai. Tín hiệu thứ 2 là khi bạn cố gắng điều chỉnh để lỗi đó không xảy ra lần nữa.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người tin vào sự cố gắng không chỉ dễ dàng nhận ra sai lầm, mà bộ não còn gởi đi tín hiệu dạng thứ 2 rất mạnh. Tín hiệu thứ 2 nói với chúng ta rằng "Tôi đã thấy bạn phạm lỗi, bạn nên tập trung chú ý vào lần tới."

Mặc dù genes quy định rất nhiều tiềm năng của chúng ta, tuy nhiên sự chăm chỉ lại quyết định bao nhiêu tiềm năng đó sẽ được khai phá. Và khi bạn chăm chỉ thì không cần biết xuất phát điểm của bạn ở đâu nhưng cuối cùng bạn sẽ tối đa hóa những gì bạn có thể đạt được.

Và cuối cùng thì, thà bạn đánh giá cao khả năng của mình và cố gắng rất nhiều, hơn là đánh giá thấp bản thân và khiến bạn không phát huy hết tiềm năng.

Thái độ này có thể thay đổi cách não bạn phản ứng lại những vấn đề trở ngại của cuộc sống. Đó thường là sự khác biệt giữa việc "từ bỏ" và "cố gắng". Và những người chăm chỉ thì thường cố gắng hơn là bỏ cuộc so với những người cho rằng mình thông minh.

Nguồn: http://www.theemotionmachine.com/why-you-should-believe-in-hard-work-over-genes/

menu
menu