Chọn bạn đời
Chúng ta nên cảm thông với chính mình. Những thách thức trong việc tìm kiếm bạn đời vô cùng phức tạp, hiếm khi có hệ thống và tương đối mới mẻ. Chúng ta đi tìm tình yêu theo cách ta vẫn làm hiện nay, cho đến giờ mới chỉ vỏn vẹn 260 năm. Ta vẫn đang trong
I. Từ Điều kiện tới Bản năng
Chúng ta nên cảm thông với chính mình. Những thách thức trong việc tìm kiếm bạn đời vô cùng phức tạp, hiếm khi có hệ thống và tương đối mới mẻ. Chúng ta đi tìm tình yêu theo cách ta vẫn làm hiện nay, cho đến giờ mới chỉ vỏn vẹn 260 năm. Ta vẫn đang trong quá trình bắt đầu xác định làm thế nào để có những mối quan hệ tốt đẹp. Dấu hiệu của những bước đi sai lầm vẫn đang tồn tại xung quanh chúng ta.
Hầu hết trong lịch sử, những mối quan hệ đều rất khác biệt theo hai hướng chính. Thứ nhất, người ta không cưới nhau vì yêu. Họ làm điều đó dựa trên những lý do về tình trạng hiện thời, tiền bạc, kỹ năng làm việc nhà và sắc đẹp. Chúng ta không mong đợi tình yêu từ đối phương; trong bối cảnh tốt nhất, ta hi vọng mình sẽ chịu đựng được họ. Chúng ta tạo nên cái gọi là "Kết hôn vì điều kiện". Thứ hai, chúng ta không phải tự tìm đối tượng để kết hôn. Nhiệm vụ tìm kiếm vợ/chồng đươc dành cho gia đình hay xã hội nhiều hơn. Chúng ta sẽ đợi để được ra mắt với những lựa chọn đã được kiểm tra theo tiêu chí khách quan.
Sau này, khoảng giữa thế kỷ 18 ở châu Âu, một cuộc cách mạng tư tưởng nổi lên và giờ đây lan rộng ra cả thế giới, một phong trào ngày nay được biết đến dưới cái tên Chủ nghĩa Lãng mạn. Chủ nghĩa Lãng mạn tuyên bố rằng nền tảng hợp pháp duy nhất cho một mối quan hệ là liên kết mãnh liệt của tình yêu. Tất cả những cân nhắc mang tính thực dụng (thừa kế, tình trạng, tài sản) đều được coi là không đáng kể hay không quan trọng. Từ kết hôn vì điều kiện biến thành kết hôn vì tình yêu. Hơn thế nữa, giờ đây chúng ta được phép tự chọn vợ/chồng cho mình mà không cần thông qua gia đình hay xã hội. Người yêu lý tưởng phải được nhận ra bởi Bản năng, không phải Điều kiện.
Tư tưởng của việc tuân theo Bản năng đóng một vai trò to lớn trong lịch sử tình yêu. Không còn là phút bồng bột thoáng qua, cảm giác "đang yêu" giờ đã được hiểu như một chỉ dẫn đáng tin cậy dẫn đến hạnh phúc trong hơn nửa thế kỷ hoặc hơn. Sự xuất hiện của cảm giác này được hiểu theo cách khá bí ẩn: ta không thể dự đoán, chứng minh hay bắt nó xảy ra theo ý mình. Nó chỉ tự nhiên rơi trúng vào ta dưới sự hiện diện của một số người nhất định bằng những lý do nằm ngoài hiểu biết có ý thức. Nó mang những điểm chung như một cuộc gặp gỡ với thần thánh trong tôn giáo. Một người có thể nhận thức được một loạt các biểu hiện được mô tả trong văn học và nghệ thuật: tim đập nhanh, cảm giác bùng cháy với "người ấy", khó ngủ, cảm giác thúc bách phải nói về người thương (cho cả thế giới biết) và khao khát được nghe nhạc, hòa mình vào thiên nhiên cùng "người ấy".
Niềm tin của Chủ nghĩa lãng mạn vào năng lực thu hút của bản năng đã chạm vào lòng người và mang đến cảm giác hứng thú, song nó cũng chứng tỏ nhiều vẫn đề. So với niềm hi vọng ta ấp ủ về tình yêu, thì cách mà hầu hết chúng ta đang sống lại có thể gây ra nỗi thất vọng lớn. Khi nhìn vào số liệu thống kê về những cuộc hôn nhân không hạnh phúc và ly dị, ta phải kết luận rằng chỉ bằng bản năng không được đánh giá là một phương pháp đáng tin cậy trong việc tìm kiếm bạn đời. Niềm tin của chúng ta vào bản năng không hỗ trợ cho ta trong việc tìm kiếm hạnh phúc. Ta không thể quay lại thời kết hôn vì điều kiện, nhưng ta cần tìm kiếm một tương lai vượt trên mối quan hệ dựa vào Bản năng. Ở School of Life, chúng tôi xem xét - và hiện đang cố gắng tạo ra những công cụ - cái mà chúng tôi gọi là Quan hệ Tâm lý học, một nơi mà những hiểu biết sâu sắc nhất về tâm lý học được đưa ra nhằm hỗ trợ cho công cuộc phức tạp tìm kiếm và duy trì tình yêu.
II. Vì sao chúng ta phải lòng một số người nhất định
GIỚI THIỆU
Thật hấp dẫn khi mô tả những thu hút bản năng của chúng ta với một số người nhất định đơn giản là bí ẩn. Nó cảm giác như ta vẫn nói một cách khéo léo, "Lãng mạn" không phân tích cảm xúc của ta mà chỉ đơn thuần tuân theo mệnh lệnh của nó với nỗi kính sợ và quy phục.
Song cảm xúc của ta không phải những nguyên tắc bí ẩn mà thông minh như ta thường ao ước. Phần lớn điều này dễ gây hiểu nhầm. Cảm giác yêu ai đó hiếm khi mở đầu cho một sự mãn nguyện lâu dài. Để các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn, ta phải nỗ lực để mắt đến những dấu hiệu tình yêu lãng mạn một cách hợp lý. Đây không phải là gạt bản năng sang một bên, mà chỉ đơn thuần là cải thiện nó.
Khía cạnh đặc biệt nhất của bản năng trong tình yêu là tính đặc thù của nó. Ta không có khả năng phải lòng bất cứ ai; ta được dẫn dắt một cách mạnh mẽ bởi "gu" của mình. Ta có thể từ chối rất nhiều ứng cử viên - trên lý thuyết - có vẻ là một nửa hoàn hảo của ta dưới con mắt của người khác. Ta không thể giải thích về những thiếu sót của họ bằng những lý lẽ rõ ràng ngoài việc nói một cách yếu ớt rằng "cảm thấy không đúng cho lắm". Và thay vào đó, ta có thể bị thu hút mạnh mẽ bởi những đối tượng khác rõ ràng ít phù hợp hơn, vì những lý do vượt ngoài ý thức của ta. Chúng ta thực sự vô cùng khó chiều.
Vậy thì, tại sao chúng ta lại phải lòng một số người nhất định (mà không phải là những người khác)? Tại sao chúng ta có "gu" của mình? Điều gì thu hút chúng ta? Có thể xác định ba thành phần sau:
MỘT: BẢN NĂNG HOÀN THIỆN
Một trong những lực lượng mạnh mẽ nhất ẩn trong tình yêu là Bản năng về sự Hoàn thiện. Tất cả chúng ta về cơ bản đều không hoàn thiện: ta không chỉ thiếu một loạt các phẩm chất trong tính cách, tâm lý mà còn cả về thể chất. Ta có thể thiếu bình tĩnh, sáng tạo, kiến thức cơ bản, trí tuệ, sức mạnh, sự nhạy cảm… Như thể, ở đâu đó bên trong, ta nhận ra sự thiếu sót này và sẽ cảm thấy thu hút bất cứ khi nào rơi vào quỹ đạo của người sở hữu những phẩm chất ấy. Chúng ta tìm kiếm - thông qua tình yêu - để khắc phục những khiếm khuyết và hoàn thiện bản thân mình.
Do mỗi chúng ta đều có những kiểu khiếm khuyết khác nhau, nên đó cũng là lý do giải thích vì sao ta thấy cuốn hút bởi những người khác nhau. Một số đối tượng nhất định sẽ có những phẩm chất ta không hề để mắt đến - đơn giản vì ta đã có nó sẵn rồi: ví dụ, ta có thể không cần một người trầm tính ngang bằng với ta. Mọi chuyện sẽ không ổn chút nào nếu cả hai bên quá im lặng. Đó là chút kích thích của sáng tạo và nổi loạn mà ta có thể cần. Gu của chúng ta cũng đa dạng như những khiếm khuyết của mình vậy.
Cơ chế thu hút trong tình yêu cũng tương tự như cơ chế thu hút ta có liên quan đến phong cách kiến trúc và thiết kế. Khi nói đến các tòa nhà và thiết kế nội thất, ta cũng bật chế độ bản năng của sự hoàn thiện. Những nơi ta gọi là "tuyệt đẹp" (cũng như những người ta gọi là "hấp dẫn") thường mang những phẩm chất là muốn nhưng chưa có đủ. Hãy nhìn hai tòa nhà dưới đây:
Peterskirche, Vienna, 1733
Baptism Chapel, St Moritz Church, Augsburg, 2004
Nhiều khả năng chúng ta sẽ cảm thấy thu hút với một trong hai bức hình dựa trên nền tảng phẩm chất mà ta cảm thấy chưa có đủ trong bản thân mình. Những người cảm thấy mình còn thiếu cởi mở, sự kịch tính và ngông cuồng (và bị ngợp bởi sự ảm đạm và buồn chán) có thể thấy thu hút với tòa nhà Viennese Peterskirche. Những người cảm thấy lo lắng vì thiếu sự trầm tĩnh, gắn kết và thanh thản (và có quá nhiều những hỗn độn, hoạt động và áp lực) sẽ cảm thấy xúc động trước vẻ đơn giản gần như tuyệt đối của nhà thờ Moritz tại Augsburg.
HAI: BẢN NĂNG CHẤP NHẬN
Bản năng thứ hai thúc đẩy ta trong tình yêu là Bản năng của Sự chấp nhận. Chúng ta có nhiều vấn đề và cảm xúc phải trải qua một mình, bị hiểu lầm và hầu hết mọi người không hiểu hoặc không có hứng thú: có thể ta không thích một số người nổi tiếng nhất định, hoặc lo lắng về chuyện những người khác quá thẳng thắn, ta có thể buồn phiền vì dường như không có ai để chia sẻ, và ta có thể có những niềm hứng khởi hay sở thích không giống với bất cứ ai.
Do đó ta thường bị thu hút mạnh mẽ bởi những người dường như hiểu được khía cạnh đơn độc trong ta. Ta yêu họ vì khả năng chấp nhận những khía cạnh mong manh, cô lập và không dễ dàng. Họ "hiểu" ta - ngược lại với đám đông những người không đủ nhạy cảm để hiểu.
Cuối cùng khi ta được đồng hành với người bạn đời lý tưởng biết chấp nhận ấy, ta cảm giác như mình đang dự một phần nhỏ vào âm mưu chống lại phần còn lại của thế giới. Ta không cần phải giải thích quá nhiều về bản thân. Đơn giản là họ hiểu. Họ hiểu mọi chuyện rất nhanh mà không cần ta phải giải thích. Họ đọc được suy nghĩ của ta - và bởi vậy ta không cần phải nói ra theo cách thông thường, khổ sở. Tình yêu của chúng ta một phần là lòng biết ơn dành cho sự thấu hiểu kỳ diệu ấy.
Có lẽ chúng ta thích bị điều khiển bởi một nguồn năng lượng vô hình nào đó - một thú vui mà những đứa bạn lý trí của ta thường đem ra chế giễu. Hoặc một hứng thú tình dục mà ta hoàn toàn không dám chia sẻ với những đối tượng trước đây. Hoặc ta đồng cảm với một chính trị gia mà mọi người đều khinh thường. Hay ta có yêu quý mẹ nhưng lại cảm thấy ngộp thở vì mẹ - tất cả những điều ấy luôn thật kỳ quặc với người khác. Hay không ai có thể hiểu và tha thứ vì những căng thẳng ta phải chịu đựng trong công việc hành chính. Hoặc là ta từng yêu thích việc chui xuống gầm giường khi còn bé - và ta vẫn thích những tính cách đó bên trong mình nhưng không dễ dàng bộc lộ chúng ra bên ngoài. Tất cả những điều này, một người bạn đời lý tưởng đều biết.
BA: BẢN NĂNG QUEN THUỘC
Cách chúng ta tiếp cận tình yêu khi trưởng thành được định hình chủ yếu bằng cách ta trải nghiệm tình yêu khi còn nhỏ. Ở giai đoạn trưởng thành ta sẽ bị thu hút bởi những người khiến ta nhớ về những người ta yêu quý khi còn nhỏ(ít nhiều vô thức). Ý tưởng này mang cảm giác hoang mang bởi cảm xúc ghê tởm bản năng khi nghĩ đến cha mẹ là đối tượng của tình dục. Song đó không phải là điểm mấu chốt.
Không hẳn chúng ta bị thu hút bởi những người hoàn toàn giống cha mẹ mình. Chỉ là đối xứng với sự hoang mang, một số phẩm chất ta thấy thu hút nhất khi trưởng thành là những phẩm chất từng được bộc lộ ở những người chăm sóc ta khi còn nhỏ. Tình cảm của chúng ta với bạn đời có thể chốt lại bằng cảm giác quen thuộc. Trong vòng tay họ, về mặt cảm xúc ta cảm thấy mình đang ở nhà.
Và, chẳng có ai suy nghĩ quá nhiều về chuyện này, họ thường gọi ta một cách ngọt ngào là "baby" (cách gọi trẻ con)
III. Vấn đề của chúng ta với những người thu hút mình
GIỚI THIỆU
Xã hội chúng ta không khuyến khích việc phân tích đánh giá ba Bản năng (về sự Hoàn thiện, Chấp nhận và Quen thuộc) quá nhiều. Chúng ta khuyến khích việc "tuân theo cảm xúc" và "tin vào trực giác". Song sự khôn ngoan bắt đầu bằng việc hiểu rằng bản năng của chúng ta hoàn toàn dễ gây hiểu nhầm. Đây là một tính năng trong bản năng con người, không chỉ là kiểu tình cảm nhất thời. Ta chỉ cần nghiên cứu bản năng của mình dành cho thức ăn: môt nửa dân số giàu trên thế giới bị béo phì và nghiện chất béo, đường và muối quá mức. Chúng ta chẳng phải là chuyên gia trong việc biết điều gì là có lợi cho mình.
Bản năng không phải là điều dễ dàng giảm thiểu hay loại bỏ, nhưng ta có khả năng cải thiện và huấn luyện nó đến một cấp độ cao hơn. Chúng ta sẽ luôn là những sinh vật bản năng, nhưng ta có thể học cách điều khiển bản năng một cách hiệu quả hơn. Bằng cách đó, ta sẽ cải thiện triệt để cơ hội tìm kiếm người mình yêu một cách thành công trong dài hạn.
MỘT: RẮC RỐI VỚI BẢN NĂNG HOÀN THIỆN
Bản năng hoàn thiện thúc đẩy ta hướng đến những điểm mạnh ở người khác hứa hẹn bù đắp cho những thiếu sót trong bản chất của ta. Trong thực tế điều này có nghĩa là để trở nên hoàn thiện, có hai điều phải xảy ra: ta cần sẵn sàng học hỏi, và người bạn đời phải sẵn sàng dạy cho ta. Và ngược lại. Thành công trong tình yêu sẽ phụ thuộc vào thành công của việc Học & Dạy.
Đáng tiếc, chúng ta có xu hướng thất bại thảm hại trong cả hai lĩnh vực. Ta có thể quyết định rằng mình không thực sự muốn được dạy. Ta không muốn thay đổi; thay đổi rất đau đớn. Do đó trong khi ta bị thu hút bởi điểm mạnh ở người khác, ta không nhất thiết phải chấp nhận rằng ta phải khắc phục điểm yếu ở chính mình, vốn là thứ châm ngòi cho sự thu hút ngay từ đầu. Chúng ta đòi hỏi - trên thực tế - được người khác chỉ bảo song ta lại không xem xét việc mình có thể trở thành một học trò miễn cưỡng. Chốt lại, ta chống đối lại những bài học mà ta bị thu hút từ xa - để rồi cuối cùng cảm thấy bị đối phương hạ thấp, bẽ mặt và "bị nhìn thấu".
Ngoài ra, bạn đời của ta có thể không phải lúc nào cũng là giáo viên khôn ngoan và khoan dung. Mặc cho sự kiên nhẫn mà họ có trong những bối cảnh khác, họ có thể sợ hãi và cảm thấy bị xúc phạm vì những thiếu sót của chúng ta. Họ có thể trở thành những giáo viên không đúng mực với nỗi sợ hãi tràn ngập rằng họ đã kết hôn với một kẻ ngu xuẩn và đời họ thế là tiêu. Không ngạc nhiên khi họ có thể đưa ra bài học một cách mỉa mai hay hăm dọa làm nhục.
HAI: RẮC RỐI VỚI BẢN NĂNG CHẤP NHẬN
Kịch bản lãng mạn của tình yêu nói với ta rằng người tình đích thực sẽ và phải thấu hiểu chúng ta dù không nói ra. Họ sẽ chấp nhận nỗi cô đơn, bối rối và khía cạnh khó chấp nhận của ta bằng trực giác.
Chuyện này nghe thì cảm động, nhưng trong dài hạn đó là một vấn đề lớn, vì nó ngăn không cho ta thực hiện công việc khó khăn nhưng cần thiết là giãi bày về bản thân mình: ta cần gì, ta cảm thấy thế nào, vì sao ta buồn, điều gì khiến ta kích động. Chúng ta bắt đầu tin rằng một người tình lý tưởng nên biết rõ những gì trong tâm trí ta mà không cần ta phải nói ra. Thực tế là họ đọc được vài phần suy nghĩ của ta khá tốt, nên tự nhiên, từ một điểm cụ thể dẫn đến cảm giác phản tác dụng là họ hiểu toàn bộ tâm trí ta mọi lúc - điều này gây ra một sự miễn cưỡng rõ ràng (phải nói là không Lãng mạn cho lắm).
Vấn đề nền tảng là chúng ta là những sinh vật vô cùng phức tạp. Trên thực tế không một người nào có khả năng hiểu được bằng trực giác mọi ngóc ngách trong tâm trí người khác. Điều này có nghĩa rằng trong nhiều tình huống quan trọng với ta, và trong chính những lúc ta lý tưởng rằng đối phương sẽ hiểu mà không cần nói, ta thường sẽ không tìm được sự thấu hiểu nhanh chóng và dễ dàng từ người mà bản năng dẫn dắt ta đến. Trong nhiều trường hợp, những đòi hỏi không được nói thành lời của ta lại được đáp ứng bằng vẻ mặt trống rỗng khó hiểu hay phản hồi sai gây khó chịu.
Một trong những mối nguy lớn nhất của Bản năng Chấp nhận là khi thất bại nó dẫn đến bùng phát cơn hờn dỗi. Hờn dỗi là hiện tượng vô cùng đặc biệt trong tâm lý tình yêu. Quan trọng là ta không tự nhiên hờn dỗi với người dưng. Ta hờn dỗi với những người ta tin là hiểu mình nhưng vào những dịp nhất định thì lại không. Dĩ nhiên ta có thể giải thích điều này, nhưng nếu làm thế điều đó có nghĩa là họ đã thất bại trong việc hiểu ta bằng trực giác và do đó, họ không đáng để yêu nữa. Hờn dỗi là một trong những món quà kỳ quặc của tình yêu. Ta có niềm tin mãnh liệt rằng một người tình tuyệt vời thì nên tự biết giải thích chuyện gì đã xảy ra trong bữa tiệc khi họ vô tình làm ta bẽ mặt, trong khi ta chỉ ngồi im lặng trong xe trên đường về và chỉ lẳng lặng trả lời "không có gì" khi người yêu hỏi có chuyện gì vậy. Và khi về đến nhà, ta sẽ biến thẳng vào phòng tắm và đóng sập cửa lại - và khi họ hỏi lại lần nữa, "có chuyện gì nói anh/em nghe đi", thì ta vẫn khoanh tay im lặng, vì ta ngầm tin rằng một người tình đích thực, một người xứng đáng với tình cảm của ta, bẩm sinh có khả năng đọc được ý định của ta qua cửa phòng tắm, qua vẻ bề ngoài của ta và tiến thẳng vào hang động của linh hồn đang đau khổ và bùng cháy của ta.
BA: RẮC RỐI VỚI BẢN NĂNG QUEN THUỘC
a) Động lực lặp lại
Chúng ta được bản năng dẫn dắt tới những đối tượng tiềm năng mang cảm giác thân thuộc. Tình yêu trưởng thành chủ yếu là công cuộc tìm kiếm những cảm xúc đã xuất hiện từ thời thơ ấu. Để chứng minh sự hào hứng và thu hút, đối tượng mà ta chọn phải gợi lên nhiều cảm xúc mà ta từng có quanh những hình ảnh thuộc về cha mẹ.
Song những hình ảnh này có thể chỉ đơn thuần liên quan đến sự dịu dàng và thấu hiểu. Họ có thể đã pha trộn tình yêu của mình với một loạt thành phần rắc rối. Ví dụ, họ có thể từng buồn phiền, thiếu tin tượng, bị xấu hổ hay rơi vào trạng thái hỗn độn. Những phẩm chất này giờ đây là thứ ta chủ động tìm kiếm ở người khác trước khi ta trải nghiệm cảm giác yêu họ. Ta có thể từ chối đối tượng không có những khuyết điểm nhất định - dù không hiểu lý do tại sao, ta vẫn thường nói họ "quá tử tế" hoặc "hơi nhàm chán" - những thuật ngữ nhằm ám chỉ: "không có khả năng mang lại cho tôi cảm giác quen thuộc, không khiến tôi chịu đựng theo cách tôi cần để yêu".
Ta có thể nói rằng: chúng ta không chủ đích muốn được hạnh phúc với bạn đời của mình. Ta muốn một người để cảm thấy quen thuộc - vốn là điều có thể thúc đẩy ta đến với những hoàn cảnh không hạnh phúc, nếu tình cảm chúng ta biết khi còn nhỏ gắn kết chặt chẽ với nỗi đau.
Theo những hình mẫu đã được dựng lên thời thơ ấu, ta có thể nói: Tôi cảm thấy mình đang trong một mối quan hệ thân thiết khi người khác ra lệnh cho tôi, không chú ý đến tôi và có xu hướng kìm nén tình cảm, bị kích động vì những điều nhỏ nhặt mà tôi làm hay không làm, có cảm giác là bề trên với tôi và khiến tôi cảm thấy ngượng ngùng và xấu hổ về cơ thể mình.
Động lực lặp lại là xu hướng kỳ quặc trong mối quan hệ - điều rất khó để tự nhận ra nhưng lại dễ dàng nhận thấy ở người khác - nơi ta liên tục tìm kiếm bạn tình với những khuyết điểm bản năng không cho phép ta phát triển hay tìm kiếm hạnh phúc. Đó có thể là một sai lầm, nhưng dường như lại có tính chủ đích hơn thế. Ở mức độ vô thức, ta không có lựa chọn nào khác ngoài đi theo con đường mà tình yêu không hạnh phúc trải dưới tuổi thơ.
Không có sự đổ lỗi nào ở đây. Nhiều người quan tâm đến chúng ta có những khía cạnh rắc rối mà bản thân họ không được lựa chọn. Cho dù có khiến ta phiền muộn nhưng họ không hề cố ý. Dù vậy ta vẫn phải đối mặt với những rắc rối này.
b) Động lực tương phản
Những trải nghiệm thách thức trong quá khứ có thể định hình bản năng về mối quan hệ của chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Thay vì bị thu hút bởi một người khiến ta nhớ đến cha mẹ mình, bản năng lại có thể chuyển hướng mạnh mẽ theo hướng ngược lại. Có điều gì đó trong những trải nghiệm hồi nhỏ của ta quá khó khăn đến mức bất cứ điểm tương đồng nào giữa bố mẹ và bạn đời tương lai đều trở nên khó chịu. Chúng ta gọi đó là Động lực Tương phản.
Lý do điều này có thể gây rắc rối là hầu như mọi bậc cha mẹ đều có mặt tốt cũng như xấu. Khi chúng ta phải chịu đựng Động lực Tương phản, ta có thể muốn thoát khỏi mặt Xấu song trên đường đi, ta có thể lại phát triển cảm giác dị ứng không thể cưỡng lại với mặt Tốt. Có thể cha mẹ vô cùng sáng tạo, nhưng lại vô cùng nóng tính: giờ thì ta không thể chịu nổi những người sáng tạo. Có thể cha mẹ rất thông minh, nhưng lại hay hạ nhục người khác: giờ ta cũng không thể chịu nổi mấy người thông minh. Có thể cha mẹ làm kinh doanh tốt, nhưng lại lạnh lùng xa cách: Giờ thì hết chịu nổi với những người thành công trong kinh doanh.
Vì vậy có thể trong thâm tâm ta không lựa chọn như vậy song cuối cùng lại kết đôi với những người không có những phẩm chất có lợi cho ta, những điều nuôi dưỡng ta và khiến ta cảm thấy đồng cảm một cách tự nhiên với nó. Bạn bè ta có thể hơi lúng túng. Họ có thể hỏi tại sao một người sáng tạo như vậy - có thể là mẹ của ai đó - lại sống chung với một người như thế…Hay một người đến từ gia đình kinh tế khá giả lại kết hôn với một tên vô công rồi nghề…Trong những hoàn cảnh đó, chúng ta nên tìm kiếm các bằng chứng về Động lực Tương phản.
Chúng ta không bất lực trước bản năng của mình. Bằng việc thấu hiểu cách thức hoạt động của nó, ta có thể từng bước làm suy giảm những hậu quả tệ hại nhất do nó gây ra. Ta có thể học để trở nên nghi ngờ một cách thông minh những rung động đầu tiên của mình - và kiểm tra một cách hợp lý trước khi tuân theo chúng.
IV: Cải thiện Bản năng Mơ hồ của bản thân
MỘT: CẢI THIỆN BẢN NĂNG HOÀN THIỆN
Chúng ta không chỉ cần những người sở hữu phẩm chất ta cần, mà ta còn yêu cầu một điều khác mà bản năng đã không báo cho ta: sự sẵn sàng lắng nghe bài học và bước những bước giúp ta trở thành những con người hoàn thiện và cân bằng hơn như ta mong muốn. Thực tế là việc đối phương sở hữu những tính cách liên quan không dẫn đến việc ta sẽ học hỏi nó một cách hiệu quả từ họ. Có điểm yếu không có nghĩa là ta tự động trở thành một học trò sẵn sàng và tiếp thu nhanh. Ta cần trở thành một người học trò xuất sắc hơn về cái mà ta muốn người kia dạy cho mình.
Bản năng của ta hướng đến sự hoàn thiện nhưng lại thất bại lớn trong việc ghi nhận những khó khăn của quá trình trở nên hoàn thiện. Bản năng có thể đưa chúng ta đến với những người mà theo nguyên tắc thực sự có những điểm mạnh mà ta đang thiếu. Song mối quan hệ trở nên đau đớn khi ta cảm thấy bị xúc phạm bởi ý tưởng học tập. Chúng ta cảm thấy mình đang sống cùng với một bạo chúa chuyên áp bức và chỉ nhìn thấy những thất bại của ta.
Không phải bản năng của chúng ta đã sai lầm một cách ngu ngốc khi chỉ dẫn cho ta. Chỉ là nó không hoàn toàn triệt để. Đó là một bản năng tốt, nhưng nó tạo nên cơ hội lớn cho những phiền muộn trong mối quan hệ. Một mối quan hệ vững bền nên là một diễn đàn trong đó ta dạy cho người khác nhiều điều và học tập lại từ họ. Nếu ta hiểu mình một cách chính xác, ta sẽ biết có nhiều mặt trong con người ta cần cải thiện. Tình yêu hướng đến vùng an toàn mà ở đó hai người có thể dịu dàng dạy và học lẫn nhau để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Dạy và học không tượng trưng cho sự từ bỏ tình yêu; đó là nền tảng cơ bản dựa trên những gì ta có thể phát triển để trở thành người tình tuyệt vời hơn, và rộng hơn là người tốt hơn.
HAI: CẢI THIỆN BẢN NĂNG CHẤP NHẬN
Sự hờn dỗi và niềm tin của ta vào thấu hiểu qua trực giác có mặt xúc động của nó, gợi lên niềm tin to lớn vào khả năng diễn dịch của người bạn đời. Song để trưởng thành ta phải tin rằng mình không thể tiếp tục kỳ vọng một cách hoang đường rằng người khác sẽ đọc được tâm trí mình nếu trước đây ta không đưa nó ra thông qua từ ngữ. Kể cả một người tình thông minh và nhạy cảm nhất cũng không thể trông đợi tiếp tục điều chỉnh quanh ta mà không có sự biểu lộ bằng lời nói một cách kiên nhẫn về những khao khát và ý định của ta.
Những lời đoán biết may mắn cuốn hút thuở ban đầu về những gì đối phương cảm nhận sẽ không đánh lừa được ta lâu. Thậm chí trong một mối quan hệ hoàn hảo, thì việc trông đợi người tình hiểu được đối phương mà không cần nói cũng chỉ rất ít. Chúng ta không nên giận dữ khi người yêu của mình đoán không đúng. Thay vì im lặng và hờn dỗi, ta nên có can đảm để cố gắng giải thích: để dạy họ một cách điềm tĩnh.
BA: CẢI THIỆN BẢN NĂNG QUEN THUỘC
a) Động lực lặp lại
Bản năng Quen thuộc dẫn ta đến hai trường hợp khó: những người có phẩm chất xấu tương tự như bố mẹ của ta. Hoặc những người không có bất kỳ phẩm chất xấu nào như bố mẹ ta, nhưng lại cũng chẳng có phẩm chất tốt nào.
Hai giải pháp cho vấn đề này thường đến từ người ngoài: rằng ta nên rời xa kẻ rắc rối và ta nên thay đổi gu của mình. Cả hai đều vô cùng khó khăn. Tại School of Life, chúng tôi có phần bi quan về việc liệu con người có thể thay đổi hoàn toàn kiểu người mà họ thấy thu hút. Do đó chúng ta có một giải pháp khác: ta tin rằng mình nên hướng nổ lực vào việc thay đổi cách thức đối phó đặc trưng với những khó khăn mà ta bị thu hút. Hiện tại, cách ta thường dùng để đối phó với những trở ngại mà ta bị thu hút là cách cư xử của ta khi còn là một đứa trẻ. Mô hình phản ứng của chúng ta bị lúng túng với một số vấn đề mà một người trẻ có thể gặp phải. Ví dụ: ta cá nhân hóa những vấn đề mà ta không phải chịu trách nhiệm, ta không giải thích sự khó chịu của mình, ta hoảng loạn, ta trốn trong im lặng. Ta hờn dỗi.
Nói cách khác, có một cơ hội to lớn để chuyển từ mô hình phản ứng của trẻ con sang người trưởng thành khi đối mặt với những khó khăn mà ta bị thu hút. Điều khiến mối quan hệ của chúng ta tồi tệ không đơn giản là, ta bị thu hút bởi một người hơi nóng nảy, xa cách hay bận rộn, mà là ta tiếp tục phản ứng với những vấn đề ấy theo cách ta đã từng làm khi gặp chúng lần đầu cách đây rất lâu, khi còn là một đứa trẻ.
Có một kiểu phản ứng trưởng thành và hợp lý - ít kích động, ít yếu ớt hơn - mà theo nguyên tắc ta có thể làm để thay đổi gần như mọi thứ.
Với những đặc điểm phức tạp nhất mà ta có thể bị thu hút một cách bản năng, ta có thể phân biệt phản ứng của một đứa trẻ và phản ứng của một người trưởng thành lý tưởng.
Quá khứ có thể đã chỉ định cho ta một bản năng hướng đến những con người phức tạp. Nhưng cách ta đối mặt với họ - khi đã kết đôi với nhau - có thể thay đổi. Sẽ vô cùng khác biệt nếu ta có thể chuyển từ cột B sang cột C.
b) Động lực tương phản
Trong Động lực Tương phản, một mô hình hành vi được xem là nguy hiểm khi một người tìm kiếm điều ngược lại như một lối thoát bản năng. Họ vừa tệ hại nhưng lại có học thức, ngăn nắp, lịch sự, sáng tạo, giàu có… - do đó những thuộc tính sau trở nên độc hại. Chúng ta cảm thấy rằng những người không có nó thì sẽ tử tế: ta tìm kiếm phẩm chất tương phản với phẩm chất độc hại.
Vấn đề là, theo thời gian, những phẩm chất tương phản này có xu hướng khiến ta khó chịu. Ban đầu, thật dễ chịu khi ở cạnh những người không mang những đặc điểm khiến ta dị ứng. Rồi sau đó ta bắt đầu chỉ trích bạn đời của mình vì chính những phẩm chất mà bản năng của ta đã tìm kiếm. Không ngạc nhiên khi ta làm điều này bởi ta đã được các chuyên gia (khi còn nhỏ) dạy cách hạ thấp những kiểu người như vậy.
Các bậc cha mẹ khó tính của chúng ta không chỉ tạo nên những điểm mạnh độc hại của họ, mà đồng thời còn dạy ta cách chỉ trích những người thiếu các điểm mạnh đó. Những ký ức của chúng ta ghi nhớ một sự giáo dục rõ ràng trong việc tấn công những điều tương phản ta bị thu hút. Chúng ta có kỹ năng tốt trong việc đè bẹp: ta được dạy bởi những chuyên gia trên thế giới từ thời kỳ tăm tối!
Một đề xuất đơn giản là dừng việc hẹn hò với những người Tương phản. Lời khuyên là chuyển đổi bản năng của chúng ta (hay ghi đè lên chúng) và học cách bị thu hút bởi những người mang các phẩm chất tốt của cha mẹ, mặt tốt chứ không phải mặt gây rắc rối của họ. Nhưng điều này rất khó. Một mục tiêu thực tế hơn là chấp nhận rằng ta có thể luôn bị thu hút bởi những phẩm chất tương phản nhưng ta có thể học cách điều khiển để chúng bớt gây khó chịu và có một khả năng tha thứ cao hơn.
Ta có thể học cách cảm thấy khác biệt với những người mang phẩm chất tương phản, vì bản thân những phẩm chất này không hề xấu.
Chúng ta gặp vấn đề với bạn đời của mình không chỉ vì trên thực tế họ thật tệ hại. Mà bởi vì ta học cách phản ứng với những phẩm chất tương phản của họ theo kiểu trừng phạt. Có một cách khác để xử lý chúng. Điều đầu tiên là hãy nhớ kỹ rằng đối phương đang giúp đỡ ta: ví dụ, một người kém thông minh có thể miễn cho ta cảm giác bị hạ thấp khi ở cạnh những người trí thức uyên bác. Những người bừa bãi giúp ta cảm thấy thoải mái hơn khi ở cạnh những người có tính tổ chức và ngăn nắp cao. Ta cũng nên nhớ nhắc bản thân về sự thật khó xử rằng các phẩm chất nhất định rất khó cho ta. Không phải sai lầm khi ta bị thu hút đến với kiểu người đó. Ta nên hoan hỉ vì mình không có nhiều thủ đoạn. Nhiệm vụ không phải là ghét bạn đời vì những điểm yếu của họ; mà là quan tâm một cách tử tế đến sự phát triển của họ
V: Những trở ngại trên con đường tìm kiếm tình yêu
I) Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở?
Ai cũng nghĩ rằng tất cả chúng ta đều muốn được yêu nhưng khi tình yêu bắt đầu được hồi đáp mọi thứ trở nên thật đáng ngờ đến lạ. Chúng ta bắt đầu có những suy nghĩ xấu về người mà ta đã để ý trong khoảng thời gian trước đó. Chúng ta thường đổ lỗi cho tình yêu ở hai mặt sau:
Chúng ta cảm thấy họ thật quá ngây thơ khi nghĩ ta là một người tuyệt vời. Họ chỉ thích ta vì họ chẳng có khả năng đọc được bản chất con người. Họ quá dễ dãi và ai cũng có thể gạt được họ. Thật khó để tôn trọng những người khờ dại như vậy. Họ chẳng có khả năng đọc đúng được con người ta. Họ không nhìn ra phần kém hấp dẫn và những thứ gây khó chịu ở ta hay những góc tối mang bản chất ta. Vì vậy Tình yêu thương của họ có vẻ như đáng ngờ và nguy hiểm, có thể họ vẫn chẳng quan tâm khi họ phát hiện ra sự thật về ta nhưng điều đó còn khủng khiếp hơn. Và từ đó chúng ta thật thận trọng khi cho đi từng mảnh tình riêng của mình. Chúng ta lại cảm thấy cô đơn trong tình yêu bởi phần lớn của ta vẫn chưa được thấu hiểu.
Và rồi ra đổ lỗi cho người yêu của ta đã quá đòi hỏi. Họ đã dựa dẫm vào ta và muốn nhiều thứ ở ta. Họ còn có vẻ yếu đuối và trẻ con nữa. Ta thầm nghĩ rằng tại sao họ không thể đứng trên đôi bàn chân như một người trưởng thành cơ chứ?
Chúng ta đỗ mọi tội lỗi lên người mình yêu nhưng sự thật thì có một phần lỗi lớn thuộc về chúng ta. Chúng ta nên ngẫm lại tại sao chúng ta áp đặt những tính từ như “ngây thơ” và “hay đòi hỏi” lên người ta yêu. Chẳng phải sự ngây thơ của họ xuất phát từ hành động của ta sao? Trong mắt họ ta thật hoàn hảo chẳng phải bởi về đó là vở kịch ta đang diễn cho thế giới xem sao? Chúng ta đã quá thành công trong vai trò một kịch sĩ khi đem giấu tất cả mặt yếu kém của mình vào một góc tối. Không phải họ đã cả tin mà do ta đã nói dối quá tài tình mà thôi. Trong giai đoạn cưa cẩm, việc trưng ra phần con người tuyệt vời nhất của ta là điều rất bình thường, nhưng việc này cũng có những tác dụng phụ riêng, Sự quyến rũ đến cực đoan, một thôi thúc nào đó làm ta muốn giấu nhẹm luôn tất cả những phần khiếm khuyết trong nhân cách của ta.
Thứ nằm sau sự quyến rũ rũ đến cực đoan này chính là lòng thù ghét bản thân. Thẳm sâu trong ta, ta nghĩ rằng ta là một người không thể được chấp nhận và rằng không ai sẽ đem lòng yêu ta nếu họ biết được con người thật của ta, vì thế ta đã tự trang bị khả năng ngụy trang tài tình để đối mặt với thế giới. Nó hiệu quả đến bất ngờ, nhưng cái giá phải trả đó là nỗi cô đơn tàn phá tâm hồn ta.
Đổ lỗi cho người khác vì họ quá cả tin không phải là cách. Hãy học cách phô ra con người thật của bạn một cách đầy thận trọng, sự nghi ngờ về bản thân qua đó cũng dần tan biến đi. Đôi khi cách duy nhất là thực hiện một cú nhảy niềm tin đầu tiên với hy vọng bản thân sẽ được ai đó chấp nhận sau khi họ đã biết rõ về con người ta hơn. Ta không cần phải lúc nào cũng nói dối để đổi lấy tình yêu. Hơn nữa, không hẳn là người ấy đã cả tin, họ đã nhìn thấu ta từ lâu, họ thấy cử chỉ vụng về cảu ta lúc tán tỉnh, họ thấy cách ta điên cuồng để chiều ý họ, họ cũng thấy ta xấu hổ về con người thật của mình. Chỉ là họ chẳng cần quan tâm. Họ biết ta chẳng phải là người này người nọ, nhưng họ chấp nhận điều đó. Và sự thật là: Họ đã không chọn sai. Vậy ra từ đầu người ngây thơ là ta chứ không phải họ. Họ không phải là “chàng ngốc” như ta tưởng. Họ hiểu về bản chất mỗi người, họ biết rằng ai trong chúng ta đều có góc khuất trong tâm hồn. Họ không chạy trốn góc khuất của họ và họ muốn ta đối diện với góc khuất của ta. Họ tin rằng họ và tất cả chúng ta đều xứng đáng được yêu. Họ bỏ đi sự quyến rũ cực đoan (Extreme Seduction) và thay vào đó là nghệ thuật thể hiện bản thân: Nghệ thuật bóc tách từng lớp tâm hồn dẫn đến bản chất con người thật sự và chỉ dành cho vị khán giả với con mắt bao dung, độ lượng.
Nói về sự đòi hỏi, cụm từ này mang đến cho ta hình ảnh xấu xí về một con người không biết giới hạn và tham muốn không thể thỏa mãn của họ. Có thể họ gọi cho ta ba lần một giờ để kiểm tra hay lo sốt vó khi ta sang phòng khác. Thật sự thì có một số những người dính lấy người yêu của họ như vậy nhưng thật ngạc nhiên đó là đôi khi vấn không phải ở họ mà là ở người họ yêu.
Chúng ta sẽ cảm thấy ai đó luôn cần ta một cách quá đáng khi chúng ta tự thấy mình không xứng đáng với nhu cầu của họ. Ở đâu đó trong tâm hồn, chúng ta không tin rằng chúng ta là một người đáng tin cậy, mạnh mẽ, đứng đắn và đáng ngưỡng mộ; chúng ta chưa đủ trưởng thành và những người cần ta chắc hẳn có vấn đề và là người dễ bị dụ dỗ. Khi cảm thấy ai đó bắt đầu tin tưởng vào ta, ta lưỡng lự ngay lập tức. Chúng ta nghi ngờ rằng ai đó cần ta đến mức tin tưởng ta sẽ cho họ một ngày cuối tuần vui vẻ chắc đầu óc họ có vấn đề.
Nhưng cố thay đổi người ta yêu không phải là cách. Đừng nói với họ ngưng đòi hỏi quá mức. Có thể họ chẳng đòi hỏi nhiều chút nào cả. Họ đơn giản là dám thể hiện phần dễ bị tổn thương của họ. Dám nói ra nhu cầu là biểu hiện của tính mạnh mẽ chứ không phải yếu đuối. Chúng ta nên xem lại cách tự nhìn nhận bản thân mình, để nhận ra rằng ta là một người có bờ vai vững chải để ai đó nương tựa những lúc yếu lòng.
Để giảm đi lòng thù ghét với bản thân không phải bằng cách tự tung hô chính mình. Chúng ta học cách tha thứ cho bản thân không phải bằng niềm tin rằng ta là một người “đỉnh của đỉnh” mà do ta biết rằng ai ai cũng có lúc thì rất ổn nhưng lúc khác lại hơi tệ hại. Căn bệnh kinh niên nghi ngờ bản thân này có thể được chữa bởi nhận thức đúng đắn hơn về “sự bình thường”. Tất nhiên tất cả chúng ta đều có phần yếu đuối, lười nhác và ngốc nghếch. Tất cả điều đó chẳng có gì to tát cả, mọi người đều như vậy. Ta chẳng ngờ nghệch hơn thằng cha đứng kế bên là bao. Ta hãy ấp ủ hy vọng rằng sẽ luôn có người chờ ta ở cuối con đường tình yêu bởi tất cả chúng ta đều có phần nào đó quái đản và hơi…lỗi. Người ta yêu cần ta không có gì là sai cả, đó chỉ là một lời thỉnh cầu của một tâm hồn yếu đuối bé bỏng dành cho một tâm hồn yếu đuối khác.
Để đối xứng đúng mực hơn đối với tình yêu đang được hồi đáp, chúng ta cần phân biệt sắc thái của tình yêu mà chúng ta tin tưởng. Chúng ta khiếp sợ khi tình yêu của mình được hồi đáp do bởi ý tưởng về một tình yêu hoàn hảo chỉ toàn màu hồng. Điều đó làm cho ta có cảm giác rằng ta chỉ có quyền được yêu bản thân khi ta trong sạch khỏi mọi tội lỗi và được yêu kẻ khác khi họ hoàn mĩ đến tuyệt đối. Nhưng dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều có khiếm khuyết. Nguồn gốc những giấc mơ tình yêu màu hồng bắt nguồn từ những bậc cha mẹ không thể chấp nhận mặt xấu của con cái mình. Lúc nào đó trong quá khứ, một đứa trẻ phải trở nên hoàn hảo để đổi lại sự thương yêu. Lỗi lầm, thói quen xấu và những suy nghĩ tầm phào phải bị loại bỏ hoàn toàn. Đứa trẻ ngoài mặt là một thiên thần nhưng bên trong nó cảm thấy xấu hổ và tủi thân. Chúng ta phải tiến đến một hình mẫu tình yêu nhân văn và trưởng thành hơn, một tình yêu có thể thông cảm cho sự bất toàn và thiếu thống nhất trong tư tưởng, nghĩa là chúng ta phải tâm niệm rằng ta sẽ thương lấy ta dù ta có nhiều lầm lỗi cũng như thương lấy người khác dù họ đầy rẫy những lỗi lầm. Đây chính là cảnh giới cao nhất của tình yêu.
ii) Nỗi sợ mang tên hạnh phúc
Ai ai cũng muốn tìm thấy hạnh phúc trong tình yêu
Cảm giác kì cục và khó chịu khi ta thấy mình đôi khi hành xử như thể đang cố tự đánh mất cơ hội đạt được thứ mà mình hình như rất muốn. Đang trong buổi hẹn hò với một đối tượng mà ta rất có cảm tình, đột nhiên ta cư xử như kiểu một kẻ cứng đầu hay cãi cố. Hay khi đang trong một mối quan hệ với người trong mộng của ta, ta hết lần này đến lần khác đổ lỗi và gay gắt với nửa kia của mình - như thể ta luôn sẵn sàng biến một ngày thành ngày tồi tệ, họ sẽ phải bỏ đi đâu đó. Dù trong lòng đang rất thông cảm, nhưng họ không thể chịu nổi sự nghi ngờ và tính hay gây chuyện của ta.
Hành vi đó không thể được biện minh là do xui xẻo được. Nó cần được định nghĩa mạnh mẽ và chính xác hơn: Hành vi hủy hoại bản thân. Chúng ta đã quá quen với nỗi sợ thất bại, nhưng dường như thành công có thể mang đến những lo lắng tương tự, dấn đến ý muốn đánh đổi niềm hạnh phúc của tình yêu để có được sự an ủi trong tâm hồn.
Thẳm sâu trong nỗi âu lo này tồn tại một sự thật. Khi ta yêu một ai đó, ta mạo hiểm có thêm thứ để mất. Họ có thể hết yêu ta, mất vì một căn bệnh hay yêu một người nào đó khác. Không ai có thể chắc chắn những điều này không xảy ra. Không có cách nào loại bỏ hoàn toàn những khả năng này cả. Điều khác biệt giữa người có xu hướng hủy hoại bản thân và người bình thường không phải ở khả năng nhận ra những điều này, nhưng họ bị ảnh hưởng sâu sắc hơn nhiều hơn bình thường. Cũng như mọi khi, gốc rễ của vấn đề bắt nguồn từ thời thơ ấu. Người có xu hướng hủy hoại bản thân phải trả cái giá cho hy vọng quá đắt. Khi còn nhỏ, đôi khi chúng ta gặp phải những nổi thất vọng ê chề và khi đó chúng ta còn quá nhỏ để chịu đựng điều đó. Có thể ta đã hy vọng ba mẹ có thể sống với nhau nhưng họ đã rời xa. Hay ta hy vọng cha ta sẽ đi công tác trở về nhưng ông đã ở lại đó. Có thể khi lớn lên ta đã dám yêu nhưng sau một khoảng thời gian hạnh phúc, người ta yêu đã thay đổi và tim ta tan vỡ một lần nữa.Trong tâm hồn ta, một sợi dây liên kết giữa hy vọng và sự nguy hiểm đã được đúc kết từ kinh nghiệm – theo với đó là sở thích sống vùi mình trong thất vọng hơn là tự do trong hy vọng.
Cách tháo gỡ đó là tự nhủ bản thân rằng dù cho nỗi sợ vẫn còn đó, ta có thể sống sót dù hy vọng chết đi. Chúng ta không còn là con người luôn thất vọng và luôn dè dặt hôm qua nữa. Những thứ đã làm nên sự e dè này không còn là một thực tế khi ta trưởng thành nữa. Vô thức có thể đang diễn đạt cho bạn thực tại dưới ống kính cũ nát của vài thập kỉ trước, nhưng điều chúng ta luôn lo sợ sẽ xảy ra đã xảy ra và qua mất rồi. Chúng ta đang mang nỗi khổ đó vào tương lai trong khi nơi ở của nó là quá khứ. Chúng ta đang trải qua một thứ gọi là sự Thiếu chín chắn cục bộ (Kí ức của ta về một thứ gì đó vẫn còn nguyên như thể ta là một đứa trẻ). Phần đó của ta không thể trưởng thành và phẩy bỏ cơn ác mộng của nó. Nỗi sợ càng mạnh mẽ hơn khi ta nghĩ rằng ta chỉ có thể đối mặt với vấn đề đó giống như cách ta từng làm khi xưa, khi còn là một đứa trẻ. Ta cảm thấy ngu ngốc như một đứa trẻ khi gặp phải mất mát tương tự.
Nhưng thực tế thì chúng ta đã lớn rồi. Chúng ta có khả năng để xử lí hoàn toàn tốt. Nếu mối quan hệ này tan vỡ, ta sẽ buồn đó nhưng không phải là cuộc đời chấm hết. Chúng ta không phải đang gặp nguy hiểm như điều mà bộ não sơ khai của chúng ta đang nghĩ. Chúng ta không còn là một đứa trẻ không thể chịu đựng được sự mất mát nữa.
III) Ái dục
Một trong những trở ngại thường gặp khi tìm kiếm tình yêu đó là ta lỡ si mê cho một người nào đó nhưng vì một lí do nào đó lựa chọn của ta dường như không có tiềm năng hoặc không thực tế chút nào. Có thể người đó ở một quốc gia khác, họ đã có ai đó, không chút hứng thú với ta, hay tệ hơn là không còn trên cõi đời này nữa.
Sự si mê chính là bản án dành cho kẻ si tình rằng chỉ có một người duy nhất trên đời mà anh ta có thể yêu bằng cả trái tim – dù rằng chẳng có cơ hội nào để đến với người anh yêu cả. Khi một người mới bước vào cuộc đời ta, người thực sự có tiềm năng sẽ là một người yêu lí tưởng, ta lại từ chối họ. Chúng ta nghĩ rằng nếu ta không làm vậy thì sẽ phản bội người mà ta thầm thương trộm nhớ - trong khi họ thậm chí chẳng biết hay quan tâm chút nào về việc đó cả.
Lòng si mê tự ngụy trang cho mình dưới lớp vỏ của một tình cảm lãng mạn. Tình yêu của ta không được hồi đáp, không có chút hy vọng nào, trớ trêu thay nó vẫn có vẻ đặc biệt nồng cháy và thuần khiết. Câu chuyện tình yêu nổi tiếng nhất thế kỉ 18, Nỗi đau của càng Werther của tác giả Goethe về một tình yêu cuồng si không được hồi đáp. Werther yêu nàng Charlotte đến tê dại nhưng nàng chẳng có tình cảm với chàng và sau đó nàng kết hôn với một người khác. Có rất nhiều người phụ nữ độc thân xinh đẹp khác say mê chàng nhưng chàng chẳng có thời gian để nghĩ về họ. Người duy nhất chàng yêu là Charlotte, một và chỉ một nàng Charlotte - người con gái chưa từng yêu chàng - mà thôi.
Nghe thì có vẻ lãng mạn nhưng để thoát khỏi sợi dây xiềng xích này ta phải dũng cảm nhận ra rằng mong muốn “tử vì đạo” cho một tình yêu không hồi đáp bản chất chỉ là một cách hoa mĩ để chắc chắn rằng ta sẽ không dính vào bất kì mối quan hệ tình cảm nào cả. Nói cách khác, sự say mê đó chỉ là nỗi sợ phải có một mối quan hệ tình cảm nghiêm túc.
Nỗi sợ có thể được củng cố bỏi sự e ngại về một mất mát có thể xảy ra, hay lòng thù hận bản thân hoặc do dự không muốn cho người khác biết được bí mật của mình. Có nhũng vấn đề gốc rễ chúng ta phải giải quyết thay vì chỉ chú ý vào những rắc rối bề mặt như làm sao để thuyết phục người không yêu ta yêu ta hay cố giải thích vì sao sự từ chối của họ hấp dẫn ta đến vậy.
Một khi chúng ta thấy được bản chất của lòng si mê, giấc mơ về một người không thể thiếu trong cuộc đời không còn có vẻ là một thứ gì đó vĩ đại hay hy sinh vì tình yêu nữa.
Một cách sai lầm khác đó là tự nhủ với bản thân ta không thích người đó hay cố quên đi cảm giác nhớ thương họ. Lựa chọn đúng đắn đó là hãy thận trọng và suy xét sự cuốn hút đó đến từ nơi đâu. Ta sẽ thấy rằng những điểm thu hút đó có ở rất nhiều người khác mà ta có thể có cơ hội rõ ràng hơn. Chiêm nghiệm về thứ làm ta thổn thức trong tim làm ta thấy được rằng tình yêu này cũng có thể dành cho người khác.
Thấu hiểu về “khẩu vị” của bản thân về người khác là một cách giúp chúng ta vượt qua sự si mê vô lý. Bằng cách chú trọng vào sở thích một tính cách nào đó ta sẽ làm giảm đi sự ràng buộc với một cá nhân nhất định. Khi chúng ta đã hiểu được điều làm chúng ta mê đắm một ai đó, chúng ta có thể nhận ra điều đó ở những người khác nữa. Chúng ta không phải yêu người “là một, là riêng, là duy nhất này”, mà chính là những đặc điểm vốn có ở nơi họ. Bởi vì họ là đại diện nổi bật nhất của những đặc điểm đó, bạn đã đặt quá nhiều tình cảm vào họ và thứ bạn nhận đựợc thì lại rất khiêm tốn.
Nhưng sự thật thì những đặc điểm đó không phải độc quyền ở nơi họ. Chúng có thể được duy truyền và tồn tại ở nhiều người khác nữa, nhưng ở một số người khác thì chúng ẩn sâu hơn, và bạn cần một đôi mắt tinh đời để phát hiện ra kho báu đó. Đây không phải là một bài tập luyện để quên đi người ta say đắm. Đây là một giải pháp giúp bạn mở rộng tầm mắt và thấy rằng những thứ bạn khao khát tồn tại ở nhiều nơi khác chứ không phải chỉ ở nhân vật là nguồn gốc của mọi đau khổ kia.
iv) Chọn con tim hay là nghe lí trí?
Người người trong số chúng ta, thử thách lớn nhất để tìm thấy một tình yêu đích thực đó là vì ta không thể rời bỏ một mối quan hệ không hạnh phúc nhưng ta đã lỡ lún quá sâu rồi.
Mặc dù ta muốn được chạy trốn, ta không thấy đủ động lực để chạy thật xa. Người yêu hiện tại dường như rất hài lòng về ta, họ tỏ ra tin tưởng và hoạch định tương lai với ta. Chúng ta sợ hai trường hợp xảy ra: rằng họ có thể sẽ gục ngã nếu không có chúng ta và rồi hạnh phúc không bao giờ đến với họ nữa. Hay lời chia ly của chúng ta sẽ làm cho họ trở nên phẫn nộ và thù hận. Ta cùng một lúc vừa quan ngại vừa lo sợ.
Như mọi khi, nỗi sợ chúng ta vượt ngoài phạm vi của những thứ thực tế đang diễn ra. Duyên đến rồi duyên tàn, mọi sự chỉ trong mảy may một sớm chiều. Điều rắc rối là tại sao chúng ta phải quá sợ hãi việc làm người khác buồn như vậy, ta khuếch đại sự yếu đuối của họ lên, nhưng sự thật thì không hoàn toàn là vậy.
Người người trong số chúng ta, thử thách lớn nhất để tìm thấy một tình yêu đích thực đó là vì ta không thể rời bỏ một mối quan hệ không hạnh phúc nhưng ta đã lỡ lún quá sâu rồi.
Mặc dù ta muốn được chạy trốn, ta không thấy đủ động lực để chạy thật xa. Người yêu hiện tại dường như rất hài lòng về ta, họ tỏ ra tin tưởng và hoạch định tương lai với ta. Chúng ta sợ hai trường hợp xảy ra: rằng họ có thể sẽ gục ngã nếu không có chúng ta và rồi hạnh phúc không bao giờ đến với họ nữa. Hay lời chia ly của chúng ta sẽ làm cho họ trở nên phẫn nộ và thù hận. Ta cùng một lúc vừa quan ngại vừa lo sợ.
Như mọi khi, nỗi sợ chúng ta vượt ngoài phạm vi của những thứ thực tế đang diễn ra. Duyên đến rồi duyên tàn, mọi sự chỉ trong mảy may một sớm chiều. Điều rắc rối là tại sao chúng ta phải quá sợ hãi việc làm người khác buồn như vậy, ta khuếch đại sự yếu đuối của họ lên, nhưng sự thật thì không hoàn toàn là vậy.
Điều kìm chân chúng ta lại không phải là suy nghĩ họ không thể chịu đựng được, mà là cảm giác ta sẽ không thể chịu được việc khiến họ tức giận. Ta đã trở thành người phiền hà với những suy nghĩ phật lòng người khác (dù cho là với lý do tốt).
Như bao lần, ta nhìn vào tuổi thơ để tìm kiếm câu trả lời. Ta đã trải qua những khoảnh khắc người lớn quanh ta không thể đón nhận tin xấu, dù là từ ta hay từ những người khác trong cuộc sống. Họ đập cửa, la hét, dọa tự tử, ném đồ ném đạc về phía ta… Ta không có cơ hội giãi bày vấn đề của mình. Người cha người mẹ có vẻ kích động. ‘Con muốn ba/mẹ chết hay sao?’ có thể họ la lên như vậy khi thấy ta lấy trộm một quả bóng hay chảy máu mũi xuống thảm. Ta thì lại không bận tâm đến những chuyện này, cũng như rất nhiều chuyện khác tương tự. Có lẽ hiện thực không tồi tệ đến vậy trong mắt của một đứa trẻ năm tuổi, nhưng đó chính là vấn đề: trẻ con không thể cảm nhận được sự khác biệt giữa thảm họa và một-buổi-tối-buồn-bực-nhưng-rồi-sẽ-qua trong mắt của một người trưởng thành dễ kích động. Cả hai hợp lại với nhau và tạo nên một sự lẫn lộn giữa cảm giác không vui và sự đau khổ khiến ta muốn tự tử, điều này có thể kéo dài đến khi trưởng thành. Bắt gặp sự yếu đuối của bản thân khiến ta cảm thấy rằng mình nhận định không bao giờ được đón nhận tin xấu, bằng bất cứ giá nào. Ta cố gắng chiều lòng người khác, thế nhưng trong tình yêu, lịch sự như thế sẽ hủy hoại cuộc sống.
Thực ra những nỗi sợ lảng vảng từ thời thơ ấu nhiều khi chỉ là tưởng tượng. Chắc chắn sẽ có những bi kịch nhất thời. Tin ấy đích thực sẽ rất sốc. Sẽ rơi nước mắt. Có thể sẽ thét lên. Có khi có món đồ gì đấy bị ném vỡ. Nhưng con người ta có thể sống tốt sau một đêm khóc lóc hỗn loạn. Đó không phải là tận thế. Tiểu thuyết cuộc đời của người bị từ chối sau đêm chia tay sẽ trông như thể mọi chuyện đã kết thúc giữa một mớ khăn giấy thấm ướt nước mắt và lời thề sẽ không bao giờ yêu lần nữa, sau đấy câu chuyện tất nhiên sẽ tiếp diễn. Mặt trời sẽ lại mọc. Chương tiếp theo có thể sẽ như này: “Sau khi Nabil bảo mọi chuyện đã kết thúc, Mel khóc ròng suốt một tháng. Cô ấy không nhấc nổi người ra khỏi giường. Cô ấy hầu như không ăn gì cả. Cô nói với bạn bè rằng cuộc đời mình đã chấm dứt và cô sẽ không bao giờ có thể vượt qua được. Có lần cô gọi cho Nabil và cầu xin anh quay lại. Anh ta rất sẵn lòng giúp đỡ và xấu hổ - nhưng vẫn không quay lại với cô. Sau đó, mùa xuân đến, công việc bộn bề hơn và Mel bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Trung tuần tháng tư, cô cùng uống với Nick, bạn của một đồng nghiệp. Anh ấy rất dễ thương và mời cô đi xem phim vào cuối tuần sau đó…”
Ta cũng thường quên rằng có rất nhiều dạng tổn hại. Ta không chỉ tổn hại người khác bằng việc đối xử thô bạo, ta có thể dễ dàng tổn hại - thậm chí còn tổn hại sâu sắc - người khác bằng việc tử tế với họ, lãng phí nhiều năm của họ trong một mối quan hệ mà ta biết tỏng là mình không cảm thấy gần gũi. Một phần của sự trưởng thành là nhận biết được sự khác biệt giữa tỏ ra tử tế và thực sự tử tế - vế sau đòi hỏi ta phải làm những chuyện khiến người ấy giận dữ và tuyệt vọng trong một thời gian. Để có được sự tử tế đích thực, ta cần có dũng khi để cho phép bản thân bị ghét bỏ. Điều cần thiết để tử tế trong mắt người khác là ta chắc chắn sẽ tàn nhẫn một cách thầm lặng, khác thường. Ta phải khiến người ta không còn yêu giết chết mọi hy vọng và cho phép họ ghét bỏ ta, tự tin rằng ta có thể chịu đựng được cơn giận dữ của họ. Đó mới chính là sự tử tế đích thực.
V) Thiếu tự tin để quyến rũ
Nhu cầu quyến rũ người yêu tiềm năng lên giường và bước vào cuộc sống của ta chứa đầy những mối nguy xấu hổ. Nhưng ta sợ sự xấu hổ đến mức nào còn tùy theo việc: ta gắn bó thế nào với phẩm giá của bản thân.
Có một loại thiếu tự tin khiến ta khổ sở trong việc quyến rũ khi ta luôn cố gắng không trở nên nực cười trong mắt người khác. Không thể nào quyến rũ một người mà không có rủi ro trở thành một trò cười: có thể họ đã có người yêu, có thể họ nghĩ bạn xấu tệ, có thể họ sẽ không xuất hiện ở nhà hàng, có thể họ sẽ nói “Đừng ngu ngốc như thế!” ngay khi hai người chạm tay nhau.
Vì quyết tâm không để mình trông ngu ngốc, chúng ta chẳng dám làm gì nhiều; vì thế mà chúng ta, ít nhất cũng đã đôi ba lần, bỏ lỡ những cơ hội tuyệt vời nhất trong đời.
Sự tự ti trong chuyện quyến rũ bắt nguồn từ bức tranh sai lệch về những phẩm chất mà một người bình thường nên có. Chúng ta cho rằng đến một độ tuổi nhất định chúng ta có thể được tôn trọng và không còn sự nhạo báng. Chúng ta cho rằng lựa chọn này sẽ giúp ta có một cuộc sống tốt đẹp mà không thường xuyên biến mình thành kẻ ngốc. Thực tế thì không.
Con đường để trở nên tự tin hơn không phải là dùng nhân cách tốt đẹp của mình để trấn an mình, mà là phát triển hài hòa, chấp nhận sự ngốc nghếch theo đúng bản chất. Ta hiện tại là kẻ ngốc, trong quá khứ đã từng là kẻ ngốc, và tương lai cũng sẽ là những kẻ ngốc – điều này hoàn toàn bình thường. Loài người chẳng còn sự lựa chọn nào khác.
Một khi mà chúng ta đã học cách nhìn nhận bản thân mình là những người ngu ngốc theo đúng bản chất, kể cả nếu chúng ta có làm những chuyện ngu ngốc hơn thì cũng không thành vấn đề. Người mà ta muốn hôn có thể nghĩ ta thật ngớ ngẩn. Nếu họ làm thế cũng chẳng có gì lạ; họ chỉ đang khẳng định một điều mà chúng ta đã ghi sâu vào trái tim mình từ rất lâu rồi: chúng ta, giống như họ – và mọi người khác trên trái đất – đều là những kẻ ngốc. Nỗi lo việc chấp nhận thử thách và thất bại có thể gây ra đau đớn cũng được loại bỏ đáng kể. Nỗi sợ bị bẽ mặt không còn bám theo ta trong tiềm thức nữa. Bằng cách chấp nhận thất bại là chuyện thường tình, chúng ta có thể tự do thử làm mọi thứ. Và cứ thế, bất chấp vô số thảm họa mà ta đã kể ra ngay từ đầu, ta cũng thu được kết quả: ta sẽ có một nụ hôn, ta sẽ có bạn bè, ta sẽ kết hôn...
Và, để tự tin thì ta cần nhớ một điều, nếu ta đã hôn, làm bạn, và kết hôn, ta chắc chắn có rất nhiều khoảng thời gian không vui với con người này. Những suy nghĩ bất an trước một người tình tiềm năng xuất phát từ cảm giác khuếch đại lo ngại ta được mất những gì. Ta do dự khi hỏi số điện thoại hay hẹn ăn tối vì ta lo sợ đối phương sẽ không chia sẻ bất kỳ sự yếu đuối nào và họ điều khiển sự hài lòng của buổi hẹn trong tay. Chẳng ngạc nhiên khi ta quá nhút nhát để nói ra hay có nói cũng lắp ba lắp bắp. Lời đáp trả khôn ngoan hơn là hãy nhớ rằng hình mẫu sắc đẹp và hoàn hảo trước mắt bạn theo thời gian sẽ trở nên phức tạp hơn vẻ bề ngoài và đến một thời điểm có thể khiến bạn phát điên và thất vọng đến đau lòng. Kiến thức u tối này có thể giúp ta bình tĩnh khi ta khó mở lời với họ: thật ra ta không phải đối mặt với một thánh nhân cân bằng định mệnh của ta bằng đôi bàn tay tuyệt mỹ của họ. Họ chỉ là một sinh vật bình thường bị bủa vậy bởi những căng thẳng, thỏa hiệp và điểm mù mà chỉ có bản thân mới biết. Ta có thể tiếp cận cuộc hẹn này với sự tự tin thiết thực của một con người hay gây rắc rối đang tìm đến một người khác để bắt đầu một mối quan hệ có thể sẽ trở thành một sai lầm to lớn. Trong giai đoạn quyến rũ ta có thể thêm vào một chút sự vô ơn (theo cách thư thái hữu dụng) mà ta thường có khi mối quan hệ đã bắt đầu - và dùng nó để tình yêu phát triển.
Con đường đến sự tự tin trong chuyện quyến rũ bắt đầu bằng nghi thức trang trọng mỗi buổi sáng, trước khi bắt đầu một ngày mới: tự nhủ với chính mình ta là một người ngu ngốc, ngớ ngẩn, ngờ nghệch. Và thế là một vài hành động điên rồ thêm nữa cũng chẳng có vấn đề gì cả.
vi. Mất kiên nhẫn
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong việc chọn người yêu là không hề cảm thấy vội vã đưa ra lựa chọn. Thoả mãn với tình trạng độc thân là điều kiện tiên quyết cho một mối quan hệ mãn nguyện. Một người sẽ không bao giờ có tâm trạng tốt để mà chọn bạn đời một cách minh mẫn khi vẫn còn coi độc thân là không chịu đựng nổi. Phải hoàn toàn yên bình với viễn cảnh sẽ cô đơn trong nhiều năm thì mới có cơ xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp. Còn không, ta sẽ yêu cái sự không độc thân hơn là yêu chính kẻ phối ngẫu đã cứu ta khỏi độc thân.
Thật xui, sau một độ tuổi nhất định, xã hội thường khiến việc sống độc thân thành khó chịu đến nguy hiểm. Cuộc sống cộng đồng bắt đầu teo tóp, những kẻ có đôi có cặp thì quá sợ tính độc lập của bọn độc thân đến nỗi không mời chúng đến chơi thường xuyên nữa.
Tình bạn và tình dục là, bất kể tất cả những điều nhỏ nhặt khác, đặc biệt khó để đạt được. Chẳng có gì phải ngạc nhiên khi một ai đó khá tử tế, dù không thật là vậy, xuất hiện, ta lại thấy quyến luyến với họ, dù cho cuối cùng cái giá mà ta phải trả có là gì đi nữa.
Khi tình dục là thứ chỉ có sẵn trong khuôn khổ hôn nhân, thiên hạ nhận thấy rằng điều này từng khiến lắm kẻ cưới nhau sai mục đích: để đạt được cái thứ mà toàn xã hội hồi ấy đã ngăn cấm một cách thiếu tự nhiên. Giờ đây khi đã tự do để đưa ra những chọn lựa tốt hơn nhiều về đối tượng mình muốn cưới, người ta không còn đáp ứng một cách thô sơ trước một ham muốn tuyệt vọng về tình dục.
Nhưng ta vẫn còn thiếu sót ở những lĩnh vực khác. Khi phải thành cặp rồi thì mới “có bầu có bạn”, thiên hạ sẽ kết đôi chỉ để không phải cô đơn. Đã đến lúc giải phóng “tình bầu bí” khỏi xiềng xích của vợ chồng, và giúp có được nó dễ dàng lẫn rộng rãi như những nhà giải phóng tình dục từng mong muốn tình dục được như thế.
Nhưng quá trình chỉ mới hoàn thành một nửa. Chỉ khi nào chúng ta đảm bảo rằng việc sống độc thân cũng bình an và hạnh phúc như đang trong một mối quan hệ thì khi đó ta mới biết mình chọn yêu ai đó vì những lý do đúng đắn.
Trong khi đó, chúng ta nên nỗ lực để hoàn toàn yên bình với viễn cảnh sẽ cô đơn trong nhiều năm.
VI: Kết luận: Chủ nghĩa hiện thực
Khó khăn và tưởng tượng
Ta thường tự nhủ rằng mình không gặp ai hợp để hẹn hò cả. Dù ta có thể đang sống trong một thành phố triệu dân và có thể tiếp cận được cả tỷ người với các thiết bị số, ta vẫn chắc chắn tình cảnh của mình: không có ai hợp với mình cả.
Chúng tôi đưa ra một giả thuyết khác. Ngoài kia có rất nhiều người hợp với ta, ta đã gặp một loạt ứng viên hoàn toàn phù hợp với mình, chỉ là ta không thể thấy được cơ hội. Cụ thể hơn, ta tin rằng - một niềm tin khá sai lầm - không có ai là “đủ tốt” đối với mình. Ta cảm thấy mình có thể làm tốt hơn, thế nhưng ta lại chẳng bao giờ làm được như thế. Để thoát khỏi giả định tự mãn và vô dụng ấy, có hai bước ta có thể làm.
Đầu tiên, ta nên có cái nhìn chân thật về bản thân và tự hỏi liệu ta có thật sự là một người đặc biệt và xứng đáng với những điều tốt đẹp hơn. Suy nghĩ bản thân là một món quà giá trị thường dựa trên vẻ ngoài hào nhoáng của địa vị. Đúng là có thể ta có rất nhiều điều để tự hào. Nhưng một dạng khiêm tốn hữu ích - từ đó sinh ra lòng biết ơn và hào phóng đối với những cuộc hẹn hò - xuất phát từ việc nhìn nhận tính cách của mình. Từ đây sẽ có khoảng lặng xung quanh những mặt khó khăn trong ta. Người khác chẳng có hứng thú cho ta biết ta là người kỳ quặc như thế nào. Bố mẹ ta quá tốt bụng, bạn bè thiếu khích lệ và người yêu cũ rời bỏ ta với một lý do vui vẻ như là họ cần thêm “không gian” hay họ sắp đi Ấn Độ, thay vì giải thích ta tồi tệ như thế nào. Do đó ta tiếp tục hiên ngang tự tin với khả năng đóng góp rất nhiều vào bất kỳ mối quan hệ nào và mong đợi nhận được thật nhiều sự biết ơn từ người khác. Ta không thể biết được rằng ở bên cạnh ta chính là một rắc rối đối với họ, theo nhiều cách khác nhau.
Ta có thể khó ưa theo nhiều cách: ta không thích làm điều khác biệt, ta không thích nhân nhượng, khi đã quyết định, ta không thèm nghe lời người khác, ta không biết chia sẻ trách nhiệm, ta hay đòi hỏi, nhưng lại không giỏi giải thích vì sao một số lại quan trọng với ta đến vậy, ta làm việc quá lâu, ta hay la rầy, thay vì chỉ bảo nhẹ nhàng, ta phấn khích vì những việc người khác không quan tâm (nhưng lại không nhận ra sự chán chưởng của họ).
Ghét bản thân quá mức là kẻ thù của các mối quan hệ nhưng yêu bản thân quá mức cũng vậy. Chỉ khi nhận ra mình không hoàn hảo trong những lĩnh-vực-khó-nhìn-thấy thì ta mới giải phóng bản thân để đến với một người không hoàn hảo - là kiểu người duy nhất mà ta có thể gặp.
Chủ nghĩa hiện thực đối với bản thân dẫn đến tương tác thực tế hơn với người khác. Nó giúp ta hạ thấp một cách phù hợp suy nghĩ về người đủ tốt cho mình. Tất nhiên, ta xứng đáng được hưởng rất nhiều. Nhưng ta cần biết chấp nhận vì ta là một người rất khó cho người khác ở bên. Ta sẽ là một thách thức đối với bất cứ ai.
Nhận ra khiếm khuyết của bản thân không phải cách duy nhất để mở ra sự lựa chọn, ta có thể chọn cách thứ hai, có cái nhìn giàu tưởng tượng hơn về những đối tượng thiếu hoàn hảo mà ta thường nhanh chóng bỏ qua không thương tiếc. Ta cần tìm lại vai trò của tri tưởng tượng trong khởi nguồn của tình yêu. Khi không có trí tưởng tượng, ta đánh giá người khác dựa trên những điều rất hiển nhiên về họ. Ta gặp một người khá tử tế. Nhưng mũi to quá. Không. Nhưng họ là một kỹ sư - kỹ sư chẳng tinh tế gì cả. Không luôn. Có thể họ giàu - và người giàu thì hay trịch thượng. Cũng không luôn. Có khi tóc họ thưa quá và mình không thích nguòi hói. Không. Hay cổ tay họ bị gồ lên, không. Khi ta trong trạng thái không tưởng tượng, ta nhanh chóng gạch tên rất nhiều người ra khỏi danh sách tiềm năng. Trong bộ khung tâm trí này, ta có một danh sách những điều khiến ta thích thú (hoặc ghét bỏ). Ta cảm giác chỉ cần một hai giây là có thể tập hợp người ta lại - và đẩy họ ra xa.
Nhưng trí tưởng tượng ở đây là nhạy cảm với những yếu tố ít hiển nhiên hơn. Ta lướt sơ qua bề mặt và nghĩ xem người này còn ẩn chứa điều gì khác. Họ có vẻ ngoài thông thường và có hơi trang trọng - nhưng biết đâu họ cũng có mặt tinh nghịch và hoang dại, nhìn họ giống con chuột - nhưng có thể họ rất lém lỉnh xung quanh người thân thiết, mũi họ hơi khoằm nhưng đôi mắt rất dịu dạng và làn môi gợi cảm bấ ngờ, công việc của họ không ấn tượng mấy - nhưng sở thích thì rất rộng và đây có thể là người lý tưởng để cùng dạo quanh chợ đồ cổ. Với trí tưởng tượng, ta bắt đầu chạm đến những phẩm chất trầm lặng hơn mà ta không thể thấy nếu chỉ nhìn trực diện. Phát huy trí tưởng tượng là chìa khóa dẫn đến tình yêu. Người khác phải tưởng tượng trong suy nghĩ về ta thì mới khoan dung và tha thứ cho ta trong thời gian dài. Với suy nghĩ tưởng tượng, ta không đi ngược với tham vọng đích thực của tình yêu, ta tìm thấy những tinh túy liên quan đến tình yêu.
‘Đủ tốt’
Một trong những yếu tố kìm hãm ta gắn kết với một đối tượng là cảm giác không bình thường khi có những rắc rồi và thỏa hiệp. Ta phủ nhận một tình huống từ một ấn tượng rằng người ta bảo (nhất là trong nghệ thuật) tình yêu tốt đẹp hơn thế này. Lý tưởng nghiền nát thực tế. Nhưng có khi thứ ta đang bắt gặp không phải là một mối quan hệ tồi tệ, mà là một mối quan hệ bình thường.
Giữa thế kỷ 20, nhà tâm lý học người Anh Donald Winnicott đặt ra một cụm từ giúp các bậc phụ huynh mặc dù luôn nỗ lực hết sức nhưng hay lo lắng liệu họ có phải là những cha mẹ hoàn hảo không. Winnicott cho rằng , mục tiêu thực sự không cần phải trở nên hoàn hảo lý tưởng mọi lúc mọi nơi, mà chỉ cần 'đủ tốt'. Một đứa trẻ không cần một ông bố bà mẹ hoàn hảo. Chúng cần một bố mẹ bình thường, có thiện chí đôi khi cũng sẽ mắc sai lầm, có những nuối tiếc, lo lắng, rồi sau đó xin lỗi; họ vẫn có những nhu cầu khác trong cuộc sống của họ mà đôi lúc sẽ phải dành ưu tiên cho chúng, nhưng họ vẫn luôn yêu thương, tử tế và đáp ứng những nhu cầu của con họ. Họ sẽ là những phụ huynh 'đủ tốt'.
Winnicott trấn an các bậc phụ huynh bị hành hạ bởi những lý tưởng không thể đạt đến rằng: con người ta đánh giá khắc nghiệt cuộc sống và bản thân dựa trên những tiêu chuẩn mà họ không bao giờ có thể với tới được. Éo le là điều này khiến ta trở thành người cha người mẹ lạnh nhạt và bất bình thường vì ta luôn lo lắng mình không hoàn hảo. Winnicott nói rằng mối quan hệ giữa con người có khi trông khá tệ nhưng ta vẫn đang làm ổn, theo tiêu chí bình thường. Đó là một thái độ tốt ta có thể mang lại cho những người ta yêu thương, vì họ cũng không hoàn hảo. Nhưng họ lại tốt hơn những gì ta thường thấy, “đủ tốt” trong phạm vi chấp nhận được.
Có một phiên bản u tối hơn từ nhà triết học người Đan Mạch thế kỷ 19 Soren Kierkegaard. Kierkegaard đặc biệt hứng thú với những sự lựa chọn mà con người liên tục phải đưa ra và những tê liệt kéo theo. Ta phải quyết định đến với một người, có thể là trong năm mươi năm tới? Ta làm thế nào để quyết định và bước đi? Với Kierkegaard, ta có thể không chọn được vì một lý do: ta qua hy vọng mình sẽ chọn đúng. Ta tin rằng có một sự lựa chọn rất đúng đắn và rất nhiều sự lựa chọn tồi tệ. Đó là lý do ta cẩn thận, kén chọn, và lo lắng như thế. Thật ra, Kierkegaard cho rằng ta đang phóng đại sự khác biệt. Ta sẽ không bắt gặp khoảnh khắc quyết định giữa một con đường tuyệt vời và một ngõ ngách u tối, vì tất cả những gì ta lựa chọn thực hất đều tồi tệ theo cách nhất định, vì cuộc sống luôn cần những điều tồi tệ. Ta sẽ luôn chỉ đối mặt với những sự lựa chọn tệ - tại một thời điểm nào đó nó rất bi tráng và đẹp đẽ. Ta không cần quá khắt khe trong việc lựa chọn.
Nỗi tuyệt vọng của Kierkegaard đã được đưa vào trong tuyệt tác của ông, cuốn Either/Or (Có hay Không):
“Kết hôn và ngươi sẽ hối hận, không kết hôn, ngươi cũng sẽ hối hận, dù có kết hôn hay không thì ngươi cũng đều hối hận. Cười vào sự ngu dốt của loài người, ngươi sẽ hối hận, than khóc vi nó, ngươi cũng sẽ hối hận; dù khóc hay cười thì ngươi đều hối hận. Tin một người phụ nữ, ngươi sẽ hối hận; không tin cô ấy, ngươi cũng sẽ hối hận… Treo cổ tự sát, ngươi sẽ hối hận; không tự sát, ngươi cũng sẽ hối hận; dù có treo cổ hay không thì ngươi đều hối hận. Đây, thưa các quý ông, chính là điều cốt lõi của triết học.”
Dù ta có chọn gì thì nó cũng sẽ sai sai một tí - vì thế ta không nên đau khổ quá nhiều vì một sự lựa chọn nào đó. Kỹ năng đích thực không phải là luôn cố gắng đưa ra sự lựa chọn tốt hơn, mà là biết cách tạo ra bình yên với những lựa chọn tệ. Ta cứ đinh ninh cuộc sống sẽ tươi đẹp chỉ khi ta bằng cách nào đó có một sự lựa chọn lý tưởng. Nhưng Kierkegaard quả quyết phản đối nhận định ngây thơ này. Ta nên vui vẻ chấp nhận rằng ta không bao giờ có sự lựa chọn lý tưởng. Đó không phải là một lời nguyền. Mọi người đều cần phải đối diện với sự thật khó nhai này.
Cả Winnicott và Kierkegaard đều cho rằng sẽ luôn có vấn đề phát sinh trong mối quan hệ. Nghe có vẻ là một thông điệp đáng buồn. Nhưng hiệu quả của nó thì ngược lại. Nếu sự việc có hơi tệ, rất có thể vì ta đang làm đúng. Chúng đẩy lùi ta ra hỏi lý tưởng vô dụng. Chúng mời gọi ta khiêm tốn hơn khi mong đợi từ một mối quan hệ, không phải để khiến ta không vui, mà là để giúp ta tìm thấy bình yên với thứ duy nhất ta có thể nhận được: một tình yêu không hoàn hảo nhưng chân thành đối với một người có những khuyết điểm và một cuộc sống chứa đựng những rắc rối những vẫn quý giá mà ta cùng chia sẻ với người đó.
Người dịch: TLHTP
Nguồn: http://www.thebookoflife.org/mate-selection/