Chung sống lâu dài với bệnh tâm lý

chung-song-lau-dai-voi-benh-tam-ly

Dĩ nhiên, chúng ta luôn mong muốn có thể xóa sổ hoàn toàn "thứ này" ra khỏi đời mình

Dĩ nhiên, chúng ta luôn mong muốn có thể xóa sổ hoàn toàn "thứ này" ra khỏi đời mình – và không ai ngoài trời cao mới biết ta đã cố gắng đến nhường nào. Ta tham gia các khóa học, đọc sách, thuê bác sĩ tâm thần, nhà trị liệu, uống thuốc... Ta đã lảo đảo giữa tuyệt vọng và hy vọng, ôm ấp giấc mơ rằng một ngày nào đó mình sẽ chiến thắng con quái vật này.

Nhưng càng đi qua những tháng năm, ta càng nhận ra một sự thật phũ phàng, không thể né tránh: "thứ này" sẽ ở lại mãi. Trong cuộc đời duy nhất mà ta có, đây chính là "ta". Nó không phải là một căn bệnh có thể chữa khỏi, mà là một tình trạng mãn tính.

Vậy làm sao để sống sót trước hiện thực tưởng như vô cùng u ám này? Dưới đây là vài suy nghĩ có thể giúp ta bước tiếp.

1. Một lối tư duy phù hợp

Trước tiên, ta cần một cách nhìn vừa kết hợp sự bi quan sâu sắc, vừa hài hước đen tối, lại đầy lòng trắc ẩn dịu dàng. Ta không hề yêu cầu điều này xảy ra, không làm gì sai trái để nhận lấy nó, và nó cũng chẳng phải dấu hiệu của một tâm hồn sa ngã.

Có thể ta sẽ mất hàng giờ để suy đoán nguồn gốc của nó: di truyền cảm xúc, rối loạn sinh học, hay kết quả từ những lựa chọn trong đời... Có lẽ đó là một sự pha trộn đặc trưng của tất cả những điều trên – nhưng suy cho cùng, nguồn gốc không còn quá quan trọng. Nhiệm vụ chính yếu của ta giờ đây là chấp nhận rằng đây chính là trận chiến lớn nhất đời mình.

Photo by Ron Lach, 2021, Pexels

2. Hân hoan trong những niềm vui nhỏ bé

Trước một bức tranh toàn cảnh u tối, ta cần học cách vẽ lại đường chân trời của mình, đặt kỳ vọng ở một tầm thấp hơn. Ta sẽ không bao giờ xử lý triệt để được vấn đề này, vì vậy hãy học cách ăn mừng mỗi khi mọi chuyện không quá tệ.

Một ngày trôi qua êm đềm chính là một chiến công lớn. Ta đã hiểu rằng những vấn đề luôn có xu hướng quay lại, nên niềm vui từ những khoảnh khắc bình yên dù ngắn ngủi cũng cần được nhân đôi.

Hãy trở thành kiểu người có thể thành thật mà nói: "Thứ Tư vừa rồi mọi thứ ổn cả, vậy là đã rất tuyệt rồi." Có người trèo núi, đua xe tốc độ cao để tìm cảm giác thách thức; còn "thể thao mạo hiểm" của ta chính là nghệ thuật sống sót mỗi ngày.

3. Những con người phù hợp

Không phải phán xét, nhưng phần lớn mọi người sẽ không thực sự giúp ích được gì cho ta. Họ có thể tử tế, thú vị, nhưng hoàn toàn không hiểu – và không cảm thấy cần phải hiểu – những gì đang diễn ra trong đầu ta.

Ta cần những người hoặc đã từng đi qua con đường giống mình, hoặc nhờ một ngã rẽ kỳ diệu nào đó trong tâm hồn, họ có thể đồng cảm mà không cần lời giải thích. Đó là những người có thể cùng ta tuyệt vọng, nhưng cũng biết cách khiến ta bật cười; những người không buộc tội ta là kẻ giả bệnh, hay phóng đại vấn đề.

Họ không nhìn ta với ánh mắt phán xét khi ta kể về những suy nghĩ điên rồ giữa đêm khuya, và sẵn sàng yêu thương khi ta cần. Ta cần tình yêu nhiều hơn người bình thường – và trớ trêu thay, ta lại là kẻ vụng về hơn cả khi tìm kiếm nó.

4. Sự cẩn trọng

Ta cần luôn luôn cảnh giác, bởi chính bản thân ta dễ rơi vào ảo tưởng rằng mình đã hoàn toàn ổn. Hãy nhận thức rõ rằng khả năng tái phát là rất cao.

Học cách lập kế hoạch nhưng không bám víu vào chúng. Nhận ra mối liên hệ giữa sự bận rộn và cơn hưng cảm, từ đó chọn lối sống chậm rãi, tỉnh táo. Tôn trọng sự khác biệt giữa mình và những người mạnh mẽ hơn – đó không phải là điều đáng xấu hổ, mà là sự thật đáng tự hào.

Nguồn: LIVING LONG TERM WITH MENTAL ILLNESS 

menu
menu