Hiện tượng chuyển di

hien-tuong-chuyen-di

Tổn thương thời thơ ấu thường được chúng ta phóng chiếu lên người khác khi trưởng thành, và hiện tượng này được gọi là hiện tượng chuyển di.

Tổn thương thời thơ ấu thường được chúng ta phóng chiếu lên người khác khi trưởng thành, và hiện tượng này được gọi là hiện tượng chuyển di. Hiện tượng chuyển di - do Freud (là một bác sĩ về thần kinh và là nhà tâm lý học người Áo, người đặt nền móng và phát triển học thuyết phân tâm học) đặt tên là hiện tượng những trải nghiệm trong quá khứ tác động tiêu cực đến các mối quan hệ trong hiện tại, khiến chúng ta hiểu lầm và nhầm tưởng về đối phương.

Sự thiên vị 

Hiện tượng chuyển di xuất hiện trong mọi mối quan hệ nhân sinh, kể cả là quan hệ bố mẹ - con cái hay quan hệ vợ chồng. Sự thiên vị khi đối xử với con cái của bố mẹ đa phần là do hiện tượng chuyển di. Mọi người thường nói “con nào chẳng là con”, dù là con cả, con thứ, hay con út, bố mẹ đều thương yêu như nhau. Thế nhưng, sau khi tham vấn cho rất nhiều người, tôi thấy đó chỉ là “lời Khổng Tử” có sự sai khác với thực tế. Những người có con đều nói rằng có những đứa họ thương hơn, có những đứa họ thấy chững chạc và đáng tin cậy hơn anh chị em khác. Vì những trải nghiệm thời thơ ấu của bản thân, trong vô thức, bố mẹ đối xử thiên vị hơn với đứa này, nghiêm khắc hơn với đứa kia.

Tìm một người thay thế bố/mẹ cho tuổi thơ đầy thiếu sót của mình

Hiện tượng chuyển di đặc biệt tác động tiêu cực đến hôn nhân. Với một trái tim bị tổn thương lúc còn nhỏ và muốn được bù đắp, chúng ta rất dễ đưa ra đòi hỏi quá đáng với bạn đời của mình. 

Min Young là một cô gái sắp bước sang tuổi ba mươi. Cô than vãn rằng mình ngày càng kiệt sức vì sự ích kỷ và vô tâm của chồng. Vì quá thất vọng về người chồng không bao giờ hiểu cảm xúc của bản thân, nên cô đã tìm tới phòng tham vấn.

Sau khi trò chuyện với Min Young, tôi đã hiểu lý do tại sao cô ấy lại thất vọng cực độ về chồng mình. Bố Min Young qua đời khi cô lên sáu tuổi. Cô rất yêu bố và lúc nào cũng quấn quýt lấy bố, nên sự ra đi của bố đã để lại vết thương lớn trong lòng cô. Khi chưa kết hôn, Min Young rất được phái mạnh yêu thích. Nhiều chàng trai ngỏ lời, nhưng cô không hề mở lòng. Phải đến khi gặp một người đàn ông ấm áp, giàu tình cảm như bố mình, trái tim cô mới lạc nhịp. Và chàng trai ấy chính là chồng cô hiện tại.

Hiện tượng chuyển di đã xuất hiện trong mối quan hệ của Min Young và chồng. Cô mong muốn chồng mình khỏa lấp tình yêu thương mà bố đã không thể cho cô vì ra đi quá sớm. Thế nhưng, trong hôn nhân, chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ và vai trò của một người chồng thôi đã là điều cực kỳ tuyệt vời. Chồng là chồng, bố là bố. Min Young đã kỳ vọng sự yêu thương giống như của bố từ chồng để rồi thất vọng và đẩy cuộc hôn nhân tới bờ vực khủng hoảng.

Đa phần những người dễ chuyển di cảm xúc, thường bị tổn thương sâu sắc khi còn nhỏ. Đứa trẻ nội tâm bị tổn thương thời thơ ấu đang tác động đến cuộc sống hiện tại. Khi cuộc sống mệt mỏi và đau đớn vì gặp tổn thương khi còn nhỏ, hiện tượng chuyển di xuất hiện dưới hình thức đổ lỗi cho đối phương. Chúng ta hợp lý hóa hay công kích rằng cuộc sống hôn nhân lâm vào khủng hoảng là do sự thiếu sót và khuyết điểm của đối phương. Vậy nên chúng ta sẽ rất đau đớn khi nhận ra những đau khổ và phiền muộn đến từ cuộc sống hôn nhân là vì hiện tượng chuyển di. Tuy nhiên, nếu chúng ta không quan tâm đứa trẻ bị tổn thương bên trong mình, không chú ý đến hiện tượng chuyển di, mọi chuyện cứ thế tiếp diễn và những mối quan hệ đau khổ không thể chấm dứt. Để giải quyết lành mạnh hiện tượng chuyển di, chúng ta cần thời gian. Và khi nhìn vào nội tâm trong thời gian dài, có thể chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn. Vì ở đó là nỗi đau và tổn thương chúng ta cố trốn chạy hay che giấu.

Trích Sách: Hai Mặt của gia đình - Choi Kwang Hyun

----

HAI MẶT CỦA GIA ĐÌNH

Cuốn sách chữa lành tổn thương dành cho những "đứa trẻ" trưởng thành.

Thông tin về sách: 

Shopee: https://shope.ee/3pu5kMcUSl

Lazada: https://shorten.asia/vK7KEbQw

menu
menu