Hiệu ứng Benjamin Franklin
Một trích dẫn nổi tiếng của Kurt Vonnegut: “Chúng ta là những gì bản thân mình giả vờ thể hiện, vì thế chúng ta cần phải cẩn thận cách mình giả vờ.”
Một trích dẫn nổi tiếng của Kurt Vonnegut: “Chúng ta là những gì bản thân mình giả vờ thể hiện, vì thế chúng ta cần phải cẩn thận cách mình giả vờ.”
Nhưng làm sao biết được tâm trí chúng ta sẽ dẫn bản thân đi đến đâu, lỡ như bản thân không nhận ra khi nào mình giả vờ thì sao – lúc đó chúng ta là ai? Đó là điểm thú vị David McRaney đã khai phá trong You Are Now Less Dumb: How to Conquer Mob Mentality, How to Buy Happiness, and All the Other Ways to Outsmart Yourself (tạm dịch là “Bạn giờ đỡ ngu ngơ hơn rồi: Cách để thắng được tâm lí đám đông, tìm được hạnh phúc và đủ thứ phương pháp làm bạn lanh lợi hơn”) – đây là một cuốn sách nói về sự ảo tưởng sức mạnh, đồng thời nói về điểm tốt của nó,” một góc nhìn vừa hay ho vừa hơi khó chịu về chuyện tại sao ” ảo tưởng sức mạnh lại giống như một đặc tính đã ngấm vào con người của chúng ta,” và là nối tiếp của quyển “Bạn không thông minh lắm đâu” của McRaney, một trong những quyển sách tâm lý học hay nhất năm 2011. McRaney, nổi tiếng với những nghiên cứu về sự bất kính thông minh và sự thông minh bất kính, viết trong lời giới thiệu như sau:
Trí não con người hiển nhiên là vĩ đại và mạnh mẽ hơn bất kì loài động vật nào, và điều đó khiến cho bất cứ ai tinh thông lịch sử loài người cũng phải nể phục. Bạn có thể xem như đây là lần cuối mình đến sở thú hoặc xem một con chó tự cắn chân sau của nó. Giống loài của chúng ta dường như là tạo vật đỉnh cao thuần tuý nhất của quá trình tiến hoá, thậm chí là đỉnh cao và là kết quả đẹp đẽ cuối cùng mà vũ trụ tự nó sản sinh ra. Suy nghĩ này khá là hay ho để ấp ủ đó. Thậm chí trước khi chúng ta phát hiện ra trượt băng và Salvador Dali, mọi nhà thông thái đều thật sự muốn đắm mình vào cái ảo tưởng này. Tất nhiên, ngay khi chúng ta đã an vị, bạn sẽ vô tình gửi một email cho ông chủ vì bác sĩ yêu cầu bạn phải thế, hoặc bạn sẽ đọc được một mẩu tin về món pizza nhồi hotdog giờ hoá ra lại là món ăn hot nhất đất nước. Lúc nào cũng vậy, cứ hễ khi nào bạn nhìn vào con người bây giờ, bạn cũng sẽ thấy những thứ lố lăng, giúp đỡ hời hợt.
Khuynh hướng này được gọi là “chủ nghĩa hiện thực thuần phác” – quyết định nhìn thế giới một cách nông cạn theo những gì bạn thấy và theo ấn tượng của chúng ta về các sự việc xung quanh, khách quan của “sự thật” – một ý tưởng xuất phát từ triết học cổ điển và từ đó được bóc tẩy hoàn toàn bởi khoa học hiện đại. McRaney viết rằng:
100 năm nghiên cứu gần đây cho rằng bạn và tất cả mọi người vẫn tin vào chủ nghĩa hiện thực thuần phác. Bạn vẫn tin dù thông tin bạn nhận được có thể không được hoàn hảo, một khi bạn bắt đầu suy nghĩ và cảm nhận, những suy nghĩ và cảm nhận đó đều đáng tin cậy và có thể nói trước được. Giờ đây, chúng ta không biết hiện thực có khách quan hay không, hiện thực chủ quan có phải là một sự thêu dệt không, bởi chúng ta chưa bao giờ trải nghiệm thứ gì khác ngoài những gì tâm trí mình sản sinh ra. Mọi thứ từng xảy ra đều xảy ra vỏn vẹn trong cái hộp sọ.
Nói chung, chúng ta rất giỏi trong việc tự dối lòng, và tệ hại trong việc nhận ra khi nào phải tách biệt nhận thức, thái độ, ấn tượng và ý kiến về thế giới bên ngoài. Một trong những biểu thị đáng chú nhất chính là hiệu ứng Benjamin Franklin mà McRaney nghiên cứu ở chương thứ 3. Sự tự dối lòng ở đây chính là chúng ta đối xử tốt với những người mình thích và với những người mình không thích, lại hành xử tồi tệ. Nhưng những gì tâm lý học cho thấy đằng sau hiệu ứng này lại khá tương phản, thái độ chúng ta thay đổi khiến chúng ta thích những người mà ta đối xử tốt và ghét những người chúng ta đối xử tồi tệ.
Hiệu ứng gây tò mò này được đặt tên theo một sự việc bất ngờ trong sự nghiệp chính trị của Founding Father (có thể hiểu như Khai quốc công thần vậy) – Benjamin Franklin. Franklin, sinh ra trong một gia đình nghèo 17 đứa con – mặc kệ quan niệm của gia đình và xã hội đối với những người anh chị em của mình – những cá nhân với khả năng rất thấp có thể trở thành một nhà khoa học, quý ông, học giả, nhà kinh doanh hoặc nhất là trở thành một người đàn ông nắm trong tay quyền lực chính trị tuyệt đối. Bù lại hoàn cảnh xui xẻo, cậu bé ấy nhanh chóng học hỏi những tuyệt kĩ của con người và trở thành “bậc thầy của trò chơi chính trị cá nhân.” McRaney viết:
Như nhiều nhân vật có đầy đủ tố chất và thông minh nhưng xui xẻo sinh ra trong hoàn cảnh khốn khó, Franklin nhanh chóng phát triển các kỹ năng và sức mạnh xã hội. Khả năng phân tích cũng đóng góp một phần hình thành thái độ, và Franklin trở nên khéo léo hơn trong quan hệ giữa người với người. Từ khi còn nhỏ, ông đã là một diễn giả và người lên kế hoạch,một người có đủ khôn khéo, mưu mô và nét lịch lãm đầy thuyết phục. Ông cất giấu nhiều vũ khí bí mật, một trong số đó là hiệu ứng Benjamin Franklin, một công cụ hữu dụng ở những năm 1730, với hiện tại và vẫn sẽ tiếp tục có tác dụng trong tương lai.
[…]
Năm 21 tuổi, ông lập nên một “câu lạc bộ tương trợ lẫn nhau” gọi là Junto. Cương lĩnh của hội chính là cùng nhau tiếp thu kiến thức. Ông mời những học giả thuộc tầng lớp lao động như mình để họ có cơ hội cùng nhau trao đổi sách và suy luận về những kiến thức cơ bản của thế giới. Họ viết lách và làm thơ, tổ chức những buổi hùng biện và lập kế hoạch làm giàu. Franklin dùng hội Junto như một hội đồng tư vấn riêng, một thùng chứa kiến thức, ông thảy ý tưởng cho những thành viên khác và thế là ông nhận được một bản chỉnh sửa tốt hơn. Sau đó, Franklin thành lập thư viện quyên góp đầu tiên ở Mỹ, viết rằng điều đó có thể giúp “những người nông dân và buôn bán bình thường cũng có thể thông minh như hầu hết các quý ông đến từ các nước khác,” không kể đến việc cho phép ông tiếp cận mọi quyển sách mình muốn.
Đây là lúc hiệu ứng mang tên ông bắt đầu nhập cuộc: Khi Franklin vận động cho nhiệm kì thứ 2 và một viên chức cùng tầng lớp mà ông bao giờ kể tên tới trong tự truyện của mình lại dành ra một bài diễn văn ứng cử dài đề chỉ trích và làm lu mờ danh tiếng của ông. Dù năm đó Franklin thắng, ông vẫn khá là cay cú với đối thủ của mình nhưng không phải là lo lắng về xích mích trong tương lai với người đó mà nhận thấy đây là “một quý ông đầy may mắn và có trình độ” – người mà một ngày nào đó có thể nắm giữ quyền lực tối cao trong bộ máy chính phủ.
Kẻ thù cần phải được thuần hoá, và thuần hoá một cách khôn ngoan. McRaney viết rằng:
Franklin tiến hành biến kẻ thù thành một người hâm mộ, nhưng ông không muốn làm bằng cách “hối lộ bất cứ của cải gì để nhận được sự tôn trọng.” Franklin nổi tiếng với gu thưởng thức thơ văn tinh tế, vì thế ông đã gửi cho người kia một lá thư hỏi rằng ông có thể mượn một tuyển tập sách từ thư viện của người đó không, “một quyển rất hiếm và hay.” Người đó cảm thấy hãnh diện và gửi ngay quyển sách ấy. Franklin gửi trả lại 1 tuần sau đó cùng với một lá thư cảm ơn. Nhiệm vụ hoàn tất. Lần kế tiếp là tại một cơ quan lập pháp, người đó tiếp cận và trò chuyện trực tiếp cùng Franklin lần đầu tiên. Franklin nói rằng người đó “biểu lộ sự sẵn sàng giúp đỡ tôi mọi lúc mọi nơi, thế là chúng tôi trở thành bạn tốt và tình bạn này tiếp diễn đến cuối đời ông ấy.”
Ngừng lại một chút: Làm thế quái nào mà có thể khiến một người từ kẻ thù lại trở thành bạn bè một cách vi diệu như vậy? Hoá ra đây chỉ là một phương pháp tâm lý cơ bản cho thấy tại sao nghệ thuật xin phép cho lại là nghệ thuật nuôi dưỡng cộng đồng – McRaney giải thích, nó liên quan nhiều đến tâm lý học về thái độ, về một đống chỉ trích và ấn tượng của con người hoặc một tình huống:
Đối với nhiều việc, thái độ của chúng ta đến từ hành động, sau đó dẫn đến quan sát và đến giải thích, và tin tưởng. Những hành động của bạn có khuynh hướng mài dũa viên ngọc bản ngã của bạn, tạc lên nó những điều mà bản thân bạn trải nghiệm từ ngày này sang ngày khác. Dù nó có vẻ không phải như vậy. Với những trải nghiệm lúc tỉnh táo, nó cảm giác như thể bạn là người cầm chiếc đục, được thúc đẩy bằng những suy nghĩ và niềm tin. Cảm giác như thể một cơ thể đang mặc quần của bạn, thực hiện những hành động phù hợp với tính cách mà bạn thiết lập, nhưng ở đó vẫn còn nhiều bỏ ngỏ. Những điều bạn thường làm tạo nên những gì bạn tin tưởng.
Thật vậy, đây là điều Gandhi đã đúc kết ra khi ông quan sát cách suy nghĩ của con người biến thành lời nói của chính họ, lời nói lại trở thành hành động, hành động trở thành tính cách, và tính cách quyết định số phận, nó cũng là nền tảng của Liệu pháp nhận thức hành vi, nhắm vào việc thay đổi cách chúng ta suy nghĩ bằng cách thay đổi hành động của chúng ta, cho đến khi bản thân tự đặt nên một niềm tin về những hành động định nghĩa con người mình. McRaney giải thích điều này như sau:
Ở mức thấp nhất, cách cư xử làm nên thái độ – bắt đầu với thuyết điều khiển ấn tượng – nói rằng bạn thể hiện với những người xung quanh con người mà bạn mong muốn trở thành. Bạn tiến hành một thứ mà các nhà kinh tế gọi là truyền tín hiệu bằng cách mua và thể hiện với mọi người những thứ khiến bạn cảm thấy mình như trung tâm… Dù là những thứ dễ đạt được nhất, những ý tưởng điên rồ nhất mà bạn khao khát thực hiện trở thành những thứ bạn sở hữu, như là phát tín hiệu quảng bá với thế giới rằng bạn ở trong một nhóm, hay tổ chức nào đó. Những điều này sau đó sẽ ảnh hưởng bạn, khiến bạn trở thành con người có thể đạt được điều mình nói.
[…]
Sự lo sợ bị tẩy chay, hoặc khai trừ khiến hành vi của bạn tiến xa ra khỏi giới hạn ban đầu của nó. Thuyết điều khiền ấn tượng nói rằng bạn luôn nghĩ về cách mình xuất hiện trước người khác, dù cho khi không có ai xung quanh. Dù không có người xem, sâu trong tâm trí bạn vẫn có một chiếc gương phản ánh những gì bạn làm, và khi bạn nhìn thấy một người hành xử theo cách mà bạn nghĩ có thể đưa bạn thăng tiến, nỗi lo sợ sẽ khiến bạn tự cải tổ lại bản thân.
Điều này đưa chúng ta đến câu hỏi gà hay trứng có trước. Theo thuyết tự nhận thức, chúng ta vừa là người quan sát, vừa là người kể chuyện trong những trải nghiệm của chính mình – chúng ta thấy mình làm thứ gì đó, không thể ngăn chặn được, nên chúng ta tự dàn dựng nên một câu chuyện có vẻ hợp lí để khiến hành động của mình trở nên có ý nghĩa. Sau đó chúng ta tạo dựng niềm tin vào bản thân dựa trên việc quan sát hoạt động của bản thân, và được dẫn chuyện bằng câu chuyện đó, tất nhiên là dựa vào niềm tin sẵn có ngay từ đầu của bản thân. Đây là những gì xảy ra với đối thủ của Franklin: người đó tự quan sát hành động của bản thân khi thể hiện sự quý trọng đến Franklin, điều mà ông tự giải thích cho bản thân bằng cách dệt nên một câu chuyện khả thi nhất có thể – rằng ông hành động hoàn toàn tự nguyện, rằng sau tất cả, ông quý trọng Franklin.
Và như chúng ta thấy trước cách chúng ta hợp lý hoá sự không trung thực của mình, là một ví dụ của xung đột nhận thức, một sự mâu thuẫn về mặt tâm lí xảy ra khi chúng ta vướng mắc trong việc điều hoà những suy nghĩ mâu thuẫn trong mình. McRaney hướng đến một bằng chứng rõ ràng:
Bạn có thể thấy được trong kết quả quét MRI của một người thể hiện rằng quan niệm chính trị của một người mâu thuẫn với chính bản thân cô ta. Bản quét não của một người cho thấy tại vùng cao nhất ở vỏ não, phần chịu trách nhiệm cung cấp suy nghĩ lí trí nhận ít máu hơn cho đến khi có một điều gì đó xuất hiện và khẳng định lại niềm tin của người đó. Nhận thức của bạn sẽ bắt đầu sụp đổ một khi bạn cảm nhận được thế giới quan của mình bị đe doạ.
Một trong những ví dụ sinh động nhất của quá trình này được thể hiện trong một nghiên cứu ở Stanford:
Các học sinh phải đăng ký vào một thực nghiệm kéo dài 2 giờ tên là “Đo lường thành quả” như một phần bắt buộc để được qua môn. Các nhà thực nghiệm chia họ thành hai nhóm. Một nhóm được thông báo rằng họ sẽ nhận 1$ (tương đương với 8$ hiện nay). Nhóm khác được thông báo rằng họ sẽ nhận 20$ (khoảng 150$ hiện nay). Các nhà khoa học sau đó giải thích rằng những học sinh này sẽ giúp cải thiện khoa nghiên cứu bằng cách viết bài đánh giá một thí nghiệm mới. Họ được dẫn vào một căn phòng, nơi họ phải dùng một tay đặt các thanh gỗ vào khay và đổi chỗ chúng hết lần này đến lần khác. Sau nửa giờ, nhiệm vụ đổi chỗ các khối gỗ trên bàn một góc 90 độ theo chiều kim đồng hồ cứ mỗi 30p trôi qua. Sau một lúc, các nhà thực nghiệm quan sát và ghi chép. Đó là một giờ đồng hồ dày vò đầy nhạt nhẽo với một gã ngồi xem và ghi chép. Sau 1h, các nhà nghiên cứu hỏi học sinh nếu anh ta có thể đóng góp cho trường bằng cách nói với những học sinh sắp sửa tham gia thực nghiệm đang ngồi đợi ngoài kia rằng thực nghiệm này khá vui và thú vị. Cuối cùng, sau khi nói dối, những người ở cả hai nhóm điền vào bản khảo sát, hỏi rằng họ thực sự nghĩ gì về công việc nghiên cứu này.
Một chuyện phi thường và ngược đời xảy ra: Những học sinh được trả 20$ nói dối người khác nhưng vẫn ghi trong bản khảo sát, như dự kiến, họ đã chịu đựng 2h đồng hồ hại não chán ngắt. Nhưng những người được trả 1$ hoàn toàn tiếp thu yêu cầu và báo cáo trong khảo sát rằng họ thấy nhiệm vụ đưa ra khá thiết thực. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng nhóm đầu tiên có thể bao biện rằng với sự tẻ nhạt và lời nói dối, với số tiền họ được nhận thì là làm vậy cũng không sao; nhưng đối với nhóm thứ hai, được trả cũng như không, họ không có bất kì bao biện nào và thay vào đó phải làm dịu sự không thoải mái về mặt tinh thần bằng cách thuyết phục bản thân rằng những việc này bõ công. McRaney mở rộng góc nhìn tới vấn đề rộng hơn của việc làm tình nguyện:
Đây là lí do tại sao đi tình nguyện lại khiến người ta cảm thấy tốt và những thực tập sinh không lương lại làm việc chăm chỉ đến vậy. Khi không có một phần thưởng rõ ràng nào từ bên ngoài, bạn tự tạo cho mình một phần thưởng tin thần. Đó là vòng tuần hoàn của xung đột nhận thức, một mâu thuẫn đầy đau đớn về cách bạn hài lòng bằng cách buộc mình nhìn thế giới dưới lăng kính hường phấn.
Động lực này cũng làm điều ngược lại – như Thí nghiệm Nhà tù Stanford, đã cho thấy nhưng hành vi xấu tính khiến chúng ta phát triển thái độ xấu. Trở lại với người bạn của Franklin:
Khi bạn cảm thấy lo lắng về hành động của mình, bạn sẽ tìm kiếm giải pháp làm giảm nỗi sợ hãi bằng cách tạo ra một thế giới ảo tưởng, nơi đó lo lắng của bạn không thể tồn tại, sau đó bạn bắt đầu tin những ảo tưởng đó là sự thật, như cách mà người bạn của Benjamin Franklin đã làm. Ông ấy không thể cho một gã ông không ưng mượn một quyển sách hiếm nên ông buộc phải ưa hắn. Vấn đề được giải quyết.
[…]
Hiệu ứng Benjamin Franklin là kết quả nhận thức của cá nhân khi bị ảnh hưởng. Mọi người đều có một bản ngã, và bản ngã đó là bất biến vì những sự không kiên định trong câu chuyện của chính bạn được viết lại, biên tập lại. Nếu bạn thuộc số đông, bạn có lòng tự trọng cao và có xu hướng tin rằng mình luôn ở mức trên trung bình ở nhiều phương diện. Nếu bạn tiếp tục giữ đầu mình trên mực nước, khi một phần nào đó của bạn khiến bạn hành động kì lạ, bạn sẽ tự tạo nên một câu chuyện, phác hoạ bản thân mình dưới ánh sáng tích cực. Nếu bạn thuộc phần còn lại, mức tự tôn không cao, thường thấy mình không xứng đáng hoặc dưới tầm, bạn sẽ viết ra một con người u ám – là kết quả của việc kiên quyết giữ thái độ theo đúng bản ngã của một con người bất tài, dị thường hoặc bất cứ loại thất bại nào bạn có thể nghĩ ra. Thành công sẽ khiến bạn khó chịu, thế nên bạn lờ nó đi. Nếu mọi người tốt với bạn, bạn sẽ cho rằng họ có toan tính hoặc nhầm lẫn gì đó. Dù bạn yêu hay ghét bản ngã của mình, bạn bảo vệ nó theo cách bạn cảm thấy dễ chịu nhất. Khi bạn quan sát hành vi của chính mình, hoặc cảm nhận cái nhìn của người ngoài, bạn thao túng sự thật để chúng phù hợp với mong muốn của mình.
Thật ra, Franklin có viết trong tự truyện của mình rằng: “Người đó một khi đã làm cho bạn một việc tốt, ông ta sẽ sẵn lòng làm thêm một việc nữa, và vượt ra ngoài mong đợi của bạn.” McRaney để lại cho chúng ta một số những lời khuyên hữu ích:
Chú ý khi cỗ xe đi trước con ngựa. Chú ý khi một sự khởi đầu đầy đau đớn dẫn đến một niềm tin phi lý hoặc khi một công việc không suôn sẻ lại tự dưng trở nên đáng giá. Tự nhắc nhở mình phải cam kết vì những lời hứa có sức mạnh. Nhớ rằng khi không có bất kì phần thưởng nào từ bên ngoài, bạn sẽ tự mình tạo ra một phần thưởng tinh thần. Ghi nhớ rằng bạn càng trả giá cao cho quyết định của mình, bạn sẽ càng trân trọng chúng hơn. Sự mâu thuẫn trong tư tưởng qua thời gian sẽ ngày càng rõ ràng. Cảm giác thờ ơ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi bạn tham gia vào một nhóm đông người hoặc một tổ chức. Khiến con người mình đa dạng hơn bởi vì bạn sẽ trở thành con người khác nếu chỉ hành động theo một hướng suy nghĩ. Trên hết, hãy nhớ rằng bạn càng gây ra nhiều nguy hại, bạn sẽ càng căm ghét nhiều hơn. Bạn càng thể hiện nhiều lòng tốt, bạn sẽ càng yêu thương những người mình giúp hơn.
Vì thế Milton Glaser đúng khi ông nói rằng “Nếu bạn nói dối rằng vũ trụ là một vũ trụ phong phú, nó sẽ trở thành đúng như vậy. Nếu bạn nghĩ vũ trụ là một nơi nghèo túng, nó sẽ trở thành đúng như vậy.”
Khương Minh Tú dịch
Tác giả: Maria Popova
Nguồn: https://www.brainpickings.org/2014/02/20/the-benjamin-franklin-effect-mcraney/