Kỹ thuật đọc vị người khác của bác sĩ tâm lý
Khi đọc vị người khác, cần chú ý: Họ có đang mặc một bộ vest quyền lực và giày da sáng bóng, ăn diện để thành công, ám chỉ một người đầy tham vọng?
KỸ THUẬT THỨ NHẤT
Nghiên cứu chỉ ra rằng từ ngữ chỉ hình thành 7% cách chúng ta giao tiếp trong khi ngôn ngữ cơ thể chiếm 55% và tông giọng chiếm 30%. Hãy cứ thư giãn và mềm mỏng. Thoải mái ngồi xuống và đơn thuần quan sát thôi.
1. Tập trung vào vẻ ngoài
Khi đọc vị người khác, cần chú ý: Họ có đang mặc một bộ vest quyền lực và giày da sáng bóng, ăn diện để thành công, ám chỉ một người đầy tham vọng? Hay họ mặc áo phông và quần jeans, ám chỉ họ thoải mái với phong cách thường ngày? Áo trên ôm sát cơ thể lộ khe ngực, một lựa chọn đầy sức hấp dẫn? Một mặt dây chuyền có hình thánh giá hay tượng Phật cho thấy điều gì là giá trị tinh thần của riêng họ?
2. Chú ý tới tư thế
Khi đọc vị tư thế của người khác, hãy tự hỏi chính mình: Họ có nâng đầu cao lên, thể hiện sự tự tin không? Hay dáng đi của họ trông có vẻ dè dặt, khép nép, một dấu hiệu của tự trọng thấp? Họ có vênh vang ưỡn ngực, dấu hiệu của cái tôi quá lớn?
3. Quan sát những chuyển động cơ thể
- Cách họ nghiêng người và giữ khoảng cách – Quan sát nơi mà họ tựa người vào. Nói chung, chúng ta thường nghiêng người về phía có những gì chúng ta thích và cách xa nơi chúng ta không thích
- Khoanh tay và vắt chân – Tư thế này thể hiện sự phòng thủ, giận dữ hoặc tự vệ. Khi mọi người vắt chân lên nhau, họ có xu hướng hướng các ngón của chân bên trên về phía người mà họ thấy thoải mái nhất
- Giấu bàn tay đi – Khi mọi người đặt tay lên đùi, đút tay vào ví hay giấu tay sau lưng, họ đang giấu giếm điều gì đó.
- Cắn môi hoặc nhay phần da chết trên môi – Khi mọi người cắn, liếm môi hoặc nhay phần biểu bì trên môi, họ đang cố xoa dịu và bình ổn bản thân trước áp lực hoặc trong một tình huống xấu hổ nào đó
4. Đọc vị biểu cảm gương mặt
Cảm xúc có thể in hằn lên gương mặt của chúng ta. Đôi mày chau lại thể hiện sự lo lắng hoặc suy nghĩ nhiều. Khóe mắt là vết tích của những nụ cười vui. Môi mím lại báo hiệu sự tức tối, khinh bỉ hay chua xót. Hàm căng chặt và nghiến răng là các dấu hiệu của sự căng thẳng.
KỸ THUẬT THỨ HAI: Lắng nghe trực giác của bạn
Bạn có thể cảm nhận được ai đó dựa vào ngôn ngữ cơ thể và lời nói của họ. Trực giác là những gì trong lòng bạn cảm thấy, không phải những thông điệp từ trong não bộ. Đó là những tin tức phi ngôn ngữ bạn nhận được dưới dạng hình ảnh và ý nghĩ chợt lóe lên. Nếu bạn muốn hiểu ai đó, yếu tố quan trọng nhất chính là người đó là ai, chứ không phải những thứ hào nhoáng bề ngoài của họ,
Danh sách những gợi ý thuộc về trực giác
1. Tôn trọng những linh cảm
Nghe xem trong lòng bạn cảm thấy thế nào, đặc biệt là những lần gặp gỡ đầu tiên, một phản ứng bản năng sẽ xảy ra trước khi bạn có cơ hội suy nghĩ. Nó sẽ phát tín hiệu đến bạn bất kể bạn có thoải mái hay không. Những linh cảm diễn ra rất nhanh chóng và là một phản ứng nguyên thủy. Chúng là thước đo sự thật nội tâm, cho thấy liệu bạn có thể tin tưởng những người đó hay không.
2. Cảm nhận sự nổi da gà
Nổi da gà là kích thích bản năng kỳ diệu thể hiện rằng chúng ta cộng hưởng với những người tác động hoặc truyền cảm hứng đến chúng ta, hoặc đang nói một điều gì đó khuấy động cảm xúc của chúng ta. Nổi da gà cũng xảy ra khi bạn trải nghiệm hiện tượng deja-vu, một kiểu trải nghiệm trong đó bạn nhận thấy mình đã quen biết ai đó từ trước dù chưa bao giờ thực sự gặp gỡ họ.
3. Chú ý đến những tia thấu hiểu thoáng qua
Trong các cuộc đối thoại, có lẽ bạn sẽ ngỡ ngàng nhận ra điều gì thoáng qua về ai đó. Hãy cảnh giác nếu không bạn sẽ bỏ lỡ nó. Chúng ta có xu hướng chuyển tiếp sang ý nghĩ tiếp theo quá nhanh khiến cho những thứ đó tan biến đi mất.
4. Tập quan sát lòng trắc ẩn bản năng
Đôi khi bạn có thể cảm nhận được các triệu chứng thể chất và cảm xúc bên trong cơ thể bạn, đó là hình dạng mạnh mẽ của lòng trắc ẩn. VÌ thế, khi đọc vị người khác, hãy chú ý xem: “Lưng tôi có đau không dù trước đó không như thế? Tôi có thất vọng hay bối rối sau một cuộc gặp gỡ không vui không?” Để quyết định xem đây có phải lòng trắc ẩn không, hãy nhận hồi đáp từ người khác.
KỸ THUẬT THỨ BA
Cảm xúc là những biểu hiện tuyệt vời của nguồn năng lượng trong chúng ta, sự rung cảm, “vibe” mà chúng ta tỏa ra xung quanh. Chúng ta biểu lộ chúng ra bằng trực giác. Vài người khiến ta thoải mái khi ở cạnh; họ giúp cải thiện tâm trạng và sức sống của chúng ta. Những người khác tiêu tốn năng lượng của ta; theo bản năng, chúng muốn tránh xa họ. “Trường năng lượng tinh tế” có thể được cảm nhận từ cách cơ thể hàng cm hay dm, dù nó vô hình. Trong Y học Trung Hoa, nó được gọi là “chi”, nguồn sống vô cùng cần thiết cho sức khỏe.
Chiến lược đọc năng lượng cảm xúc
1. Cảm nhận sự hiện hữu của người khác
Hiện hữu là năng lượng tổng thể mà chúng ta phát ra, không nhất thiết phải phù hợp với lời nói hoặc hành vi. Đó là bầu không khí thuộc về cảm xúc, bao quanh chúng ta như đám mây hoặc mặt trời. Khi đọc vị người khác, hãy chú ý đến: Sự hiện hữu của họ có thân thiện đủ để thu hút bạn không? Hay nó khiến bạn cảm thấy hốt hoảng bồn chồn, khiến bạn muốn rời khỏi?
2. Quan sát đôi mắt của người khác
Đôi mắt của chúng ta phát ra năng lượng mạnh mẽ. Tương tự như việc não bộ sở hữu tín hiệu điện từ vượt ra ngoài cơ thể, nghiên cứu chỉ ra rằng đôi mắt cũng phát ra những thứ kiểu vậy. Hãy dành thời gian quan sát đôi mắt người khác. Chúng có đang quan tâm? Quyến rũ? Tĩnh mịch? Nhỏ nhen? Giận dữ? Trong mắt họ liệu có bóng hình ai đó? Hay đôi mắt bị che giấu đi?
3. Chú ý đến sự đụng chạm khi bắt tay, ôm và chạm vào nhau
Cách chúng ta chia sẻ nguồn năng lượng cảm xúc thông qua tiếp xúc về mặt thể xác rất giống với một dòng điện. Hãy tự hỏi chính mình, cái ôm hay cái bắt tay đó có ấm áp, thoải mái, tự tin không? Hay nó khó chịu đến mức bạn chỉ muốn rút tay ra? Lòng bàn tay người đó có nhớp nháp, ám chỉ sự lo âu không? Hay nó mềm oặt thiếu sức sống, dấu hiệu của sự rụt rè e ngại?
4. Lắng nghe âm sắc của giọng nói và tiếng cười
Âm sắc và âm lượng của giọng nói có thể thể hiện rất nhiều về cảm xúc. Tần số âm thanh tạo ra độ rung. Khi đọc vị người khác, để ý xem âm sắc và âm lượng của giọng nói của họ ảnh hưởng thế nào lên bạn. Tự hỏi chính mình: Giọng nói của họ có êm tai? Hay nó sắc nhọn, cộc cằn, the thé?
________________________________
Tác giả: Judith Orloff M.D. Psychology Today
Người dịch: Tâm lý học mỗi ngày