Liệu bạn có phải một người "độc hại" nơi công sở?

lieu-ban-co-phai-mot-nguoi-doc-hai-noi-cong-so

Bạn có bao giờ tò mò liệu mình có phải một người “độc hại” nơi công sở?

Bạn có bao giờ tò mò liệu mình có phải một người “độc hại” nơi công sở? Nếu bạn cảm thấy các mối quan hệ với đồng nghiệp, từ thân đến sơ cứ phai nhạt dần và kết thúc; hay tất cả mọi người đều muốn né tránh bạn, không có ai muốn trò chuyện hay giúp đỡ bạn thì bạn hãy thử xem các dấu hiệu sau đây xem nhé, vì biết đâu bạn đã thể hiện ra các hành ti “độc hại” với mọi người.

1. MỌI NGƯỜI DẦN LẢNG TRÁNH BẠN HOẶC CHẤM DỨT MỐI QUAN HỆ VỚI BẠN

Khi mới bắt đầu đi làm quen tại một môi trường mới, chúng ta thường sẽ nhận được nhiều sự quan tâm và cũng sẽ chủ động xây dựng các mối quan hệ với đồng nghiệp. Tuy nhiên, nếu những mối quan hệ đó kết thúc đột ngột, có thể là do bạn đã làm tổn thương họ theo một cách nào đó.Bạn cần suy nghĩ kỹ, xem lý do cho sự chấm dứt này nằm ở phía nào nhé!

2. BẠN THƯỜNG PHÁN XÉT VÀ HIẾU CHIẾN VỚI NGƯỜI KHÁC

Bạn có hay phán xét người khác không? Và khi bạn nhận xét người khác, bạn có ám chỉ rằng thực ra bạn mới là người tốt hơn họ không? Ngay cả trong môi trường công sở, tất cả mọi người cũng cần có sự tự do để đưa ra các lựa chọn mà không bị phán xét. Thế nên việc phán xét và luôn hiếu thắng như vậy sẽ đẩy bạn và các đông nghiệp của mình ra xa đấy.\

3. BẠN LUÔN KIỂM SOÁT MỌI THỨ

Bạn có luôn cố gắng khiến các đồng nghiệp làm theo những gì bạn nghĩ họ nên làm không? Nếu bạn cố tình áp đặt lên người khác, bạn sẽ trở nên kiểm soát. Bạn không cho phép người khác là chính họ, bạn luôn áp đặt họ tuy nhiên không ai muốn bị thay đổi cả.

4. BẠN KHÔNG XIN LỖI

Nếu bạn chọn không bao giờ xin lỗi, ngay cả khi điều đó rõ ràng là bạn có lỗi, thì bạn sẽ không có cơ hội để xây dựng một mối quan hệ thân thiết với bất cứ ai. Bạn có thể không nhận ra đây là những gì bạn đang làm, nhưng nếu bạn không bao giờ thốt ra câu “Tôi xin lỗi”, thì bạn là người như hầu hết mọi người không muốn kết thân.

5. BẠN KHÔNG BAO GIỜ CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO BẤT CỨ ĐIỀU GÌ

Nếu bạn luôn cho rằng mình là nạn nhân, thì có lẽ đó là suy nghĩ của bạn chứ không phải thực tế, đó thực sự có thể là vấn đề. Ví dụ, khi bạn cho rằng sếp bạn chẳng bao giờ để bạn yên mà luôn nhắm vào bạn, luôn bực với bạn thì hãy xem xem có thực sự là sếp đang không công bằng không, hay họ chỉ đang muốn tốt cho bạn.

6. BẠN LÀ MỘT NGƯỜI CÓ XU HƯỚNG MUỐN NHẬN LẠI THAY VÌ CHO ĐI

Chúng ta có thể luôn luôn tập trung vào những gì chúng ta có thể nhận được từ những người khác. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải bắt đầu học cách giúp đỡ người khác. Đặc biệt ở nơi công sở, sẽ không ai muốn giúp đỡ mãi một người mà họ biết sẽ chẳng bao giờ nhận lời được sự giúp đỡ ngược lại đâu, đúng không nào?

7. BẠN ĐỀ CAO BẢN THÂN QUÁ MỨC

Có thể đồng nghiệp của bạn đang gặp khó khăn, và cô ấy yêu cầu có một không gian riêng. Tuy nhiên, bạn lại không đồng ý điều ấy và cho rằng họ đang giận bạn, đang không muốn chia sẻ với bạn. Tất nhiên, không phải tất cả mọi chuyện là do bạn, nhưng khi bạn hành động theo cách đó, chắc chắn rằng người khác sẽ không muốn liên quan gì tới bạn nữa.

8. BẠN LUÔN CHO RẰNG THẾ GIỚI NÀY THẬT BẤT CÔNG

Nếu bạn nghĩ là mình luôn thiếu thốn, nên bạn không vui nếu mọi người có thứ gì đó, ngay cả khi bạn biết rằng họ xứng đáng với điều đó; thì hãy nhớ rằng, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân đều cần thể hiện sự ủng hộ lẫn nhau, và sẽ thật gượng ép nếu như bạn không thật sự muốn chúc mừng những điều tốt đẹp.

9. BẠN KHÔNG THỂ GIỮ BÍ MẬT

Giao tiếp cởi mở và trung thực là điều cần thiết để xây dựng các mối quan hệ lành mạnh. Việc tiết lộ những bí mật mà mọi người chia sẻ với bạn là một hình thức làm tổn thương mối quan hệ, cho dù đó có là bạn bè, người thân, đồng nghiệp hay ngay cả những bí mật của công ty.

10. BẠN ĐƯA RA NHỮNG BÌNH LUẬN GÂY HẤN VỚI NGƯỜI KHÁC

Mối quan hệ lành mạnh bắt đầu tại giao điểm của niềm tin và sự an toàn. Chúng ta có thể xây dựng cả niềm tin và sự an toàn bằng cách trao đổi thẳng thắn. Tuy nhiên, việc đưa ra những lời nói gây hấn trái ngược hoàn toàn với mục đích của việc nói chuyện thẳng thắn với nhau. Những lời nói thô lỗ khiến mọi chuyện trở nên phức tạp hơn. Điều đó thường xảy ra khi chúng ta đang tổn thương và tức giận và rồi chúng ta chọn cách trực tiếp “xả” lên người khác.

Vậy làm thế nào để khắc phục những điều này? Quan trọng nhất, bạn cần làm việc lại với bản thân. Bạn cần tìm ra lý do tại sao mình lại hành xử như vậy, nó có liên quan đến tổn thương nào đó bên trong mình không?

Bên cạnh đó, có một câu nói rằng, "Chốn công sở giống như một vở kịch, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng diễn xuất". Điều này không hẳn mang nghĩ tiêu cực. Tại chốn công sở, chúng ta nên biết cách nâng cao EQ, tận dụng những phẩm chất tốt đẹp của mình và thể hiện chúng qua những chiếc "mặt nạ cảm xúc", Tận dụng tốt những ưu điểm, tránh được các nhược điểm của những tấm mặt nạ này sẽ giúp bạn đạt được nhiều thành công hơn, đồng thời cũng trở thành một nhân viên ưu tú, một đồng nghiệp đáng tin cậy trong lòng mọi người.

------

Cùng phá bẫy tâm lý, nâng cao EQ chốn công sở với cuốn sách Mặt nạ cảm xúc. Sách có tại shopee: 

https://shope.ee/20Ph7OcjJ3

menu
menu