Nếu cảm thấy cô đơn và sợ hãi, hãy làm ấm bàn tay của bạn  

neu-cam-thay-co-don-va-so-hai-hay-lam-am-ban-tay-cua-ban  

Một nghiên cứu gần đây cho thấy sự ấm áp về thể chất có tác dụng ức chế việc học hỏi và phản ứng sợ hãi.

Nội dung chính

  • Sự hỗ trợ của xã hội thường làm giảm đi sợ hãi, có lẽ tại vì hỗ trợ xã hội là một “kích thích an toàn dự bị – prepared safety stimulus,” nghĩa là nó giúp tổ tiên chúng ta sống sót.
  • Cũng giống như sự hỗ trợ xã hội, cảm giác ấm áp về thể chất có xu hướng giảm bớt việc học hỏi và phản ứng sợ hãi và dường như là một kích thích an toàn dự bị.
  • Sự ấm áp về thể chất có thể được dùng để cải thiện những phương pháp điều trị hiện tại đối với các chứng rối loạn lo âu và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).

Source: nastya_gepp/Pixabay

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao người ta dễ dàng học được cách sợ hãi trước lũ nhện và rắn hơn là sợ hãi trước súng hoặc xe môtô chưa?

Theo lý thuyết “sẵn sàng sinh học–biological preparedness”, lịch sử tiến hóa của loài người có câu trả lời: Vì nhện và rắn độc là mối đe dọa lớn trong môi trường thời tổ tiên chúng ta, nên ai nhanh chóng học cách tránh xa những loài động vật nguy hiểm này thì có nhiều khả năng sống sót và sinh sản.

Do đó mà những hành vi như sợ nhện hoặc sợ rắn thì dễ học hơn là sợ súng, ổ cắm điện hay xe cộ (chẳng hạn).

Thứ có thể làm giảm việc học hỏi sợ hãi và phản ứng sợ hãi là sự hiện diện của kích thích an toàn dự bị, chẳng hạn như bố mẹ, bạn bè hoặc bất cứ ai mang lại sự hỗ trợ về mặt tinh thần và xã hội (tức là, sự an toàn, nguồn lực, sự an ủi).

Một lần nữa, lời giải thích về mặt tiến hóa đó là tổ tiên chúng ta có nhiều khả năng sống sót và sinh sản nếu họ nhận được sự quan tâm, tử tế và giúp đỡ từ những nhà công tác xã hội.

Trong bài báo gần đây được xuất bản trên tạp chí Emotion, Hornstein và cộng sự cho rằng, sự ấm áp thể chất có thể được coi là kích thích an toàn dự bị khác. Tại sao lại thế? Vì sự ấm áp thể chất không chỉ cần thiết để sinh tồn, mà nó còn gắn liền với cảm giác ấm áp giữa người với người—nghĩa là những phẩm chất như rộng lượng, hào phóng, quan tâm và tử tế, những điều mà nhiều nhà công tác xã hội sở hữu.

Nghiên cứu của Hornstein và các đồng nghiệp về sự ấm áp thể chất như một kích thích an toàn tiềm năng được mô tả dưới đây

Nghiên cứu về sự ấm áp thể chất như một kích thích an toàn

Nghiên cứu 1

Mục tiêu là điều tra về việc học cách sợ hãi trước những kiểu đối tượng khác nhau (ví dụ, mềm, ấm).  

Mẫu: 31 người (21 nữ); tuổi trung bình là 21; 42% là người da trắng.

Phương pháp: Sau khi xác định được mức độ sốc điện phù hợp cho tất cả những người tham gia (cú sốc điện được người tham gia trải nghiệm là "cực kỳ khó chịu", nhưng không gây đau đớn), phiên điều kiện hóa nỗi sợ hãi bắt đầu.

Các kích thích có điều kiện—một cái túi ấm, một khối gỗ, một quả bóng cao su và một trái bóng xù—lần lượt được đặt vào tay phải của người tham gia trong sáu giây. Trong bước đầu tiên (tức là, làm quen), việc này được lặp lại nhiều lần, cho phép các nhà nghiên cứu xác định được mức độ kích thích chuẩn.

Ở giai đoạn thứ hai (tức là, thu nhận), tất cả các đối tượng một lần nữa được hiện diện nhiều lần. Tuy nhiên, người tham gia phải chịu một cú sốc điện 200-ms sau khi họ nhận được quả bóng cao su, bóng xù, hoặc túi ấm—ngoại trừ khối gỗ, là đồ vật kiểm soát.

Tại thời điểm này, những người tham gia đã xem một đoạn clip dài 5 phút về máy bay. (Lưu ý, máy bay là chủ đề của tất cả các video được đề cập bên dưới.)

Trong giai đoạn thứ ba (tức là, đình chỉ), các đồ vật được cho hiện diện lại lần nữa, dù không có cú sốc điện.

Nghiên cứu 2

Mục đích là để xác định xem việc giữ một chiếc túi ấm có ngăn được phản ứng sợ hãi hay không.

Mẫu: 30 người (22 nữ); tuổi trung bình là 21; 47% là người da trắng.

Phương pháp: Sau khi hiệu chỉnh cú sốc điện (như mô tả trước đó), người tham gia phải trải qua một phiên điều kiện hóa nỗi sợ. Chúng có mặt cùng với các kích thích điều kiện hóa sau đây: những hình ảnh của một chiếc đồng hồ, một cái ly và một cái ghế đẩu.

Trong bước thu nhận, xảy ra sau giai đoạn làm quen và đánh giá mức độ kích thích chuẩn, các bức ảnh của các kích thích được hiển thị nhiều lần. Những hình ảnh về đồng hồ và ghế đầu thì luôn luôn—còn cái ly thì không bao giờ—được kết hợp với một cú sốc điện.

Sau đó xem một đoạn video dài 3 phút.

Sau đó, trong suốt giai đoạn tổng kết, bất cứ khi nào người tham gia được xem hình ảnh đồng hồ và ghế đẩu thì một trong hai đồ vật (cái túi ấm, quả bóng cao su) được đặt vào tay người đó trong 10 giây. Hình ảnh của cái ly được ghép cặp với khối gỗ.

Sau đó theo dõi một video dài 3 phút khác.

Trong giai đoạn kiểm tra, từng kích thích điều kiện hóa được hiển thị nhiều lần trước người tham gia.

Sự ấm áp thể chất có thể giảm bớt lo âu  

Phân tích dữ liệu cho thấy, “sự ấm áp thể chất chống lại sự gắn kết với một phản ứng sợ hãi (Nghiên cứu 1) và ức chế phản ứng sợ hãi (Nghiên cứu 2), chứng minh rằng độ ấm thể chất vượt qua cả bài kiểm tra chậm trễ–thu nhận và bài kiểm tra tổng kết mà không cần bất kỳ buổi huấn luyện an toàn nào trước đó.”

Nói cách khác, sự ấm áp thể chất có tác dụng lâu dài tương tự như sự hiện diện của một nhà công tác xã hội và có thể được xem là một kích thích an toàn dự bị.

Điều này là có lý vì dường như cả hai đều chia sẻ các đường dẫn sinh học–thần kinh giống nhau, những đường dẫn đã “được tiến hóa để đảm bảo tiếp cận với sự ấm áp thể chất và các mối quan hệ xã hội bằng cách thúc đẩy sinh vật tìm kiếm những trải nghiệm như vậy và củng cố chúng khi chúng xảy ra.”

Ví dụ, “các quá trình opioid được chứng minh là đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự ấm áp thể chất,” “duy trì mối liên kết xã hội,” “và hỗ trợ cảm giác ấm áp do các mối quan hệ xã hội mang đến.” Hệ thống opioid cũng tham gia vào quá trình điều kiện hóa nỗi sợ hãi.

Source: Up-Free/Pixabay

Sự ấm áp về thể chất và các phương pháp điều trị PTSD và các chứng rối loạn lo âu  

Nghiên cứu phát hiện thấy sự ấm áp thể chất là một kiểu kích thích an toàn dự bị, và do đó hỗ trợ cho việc giảm bớt sợ hãi về lâu dài.

Điều này chẳng có gì bất ngờ, bởi lẽ đối với một người, hơi ấm là thứ cần thiết cho sự sinh tồn. Để minh họa, trẻ sơ sinh (đặc biệt là trẻ sinh non) nếu được giữ ấm thì có nhiều khả năng sống sót. Và thứ hai, sự ấm áp thể chất thường gắn liền với sự ấm áp giữa người với người và sự hỗ trợ xã hội.  

Các phát hiện này hỗ trợ việc dùng hơi ấm thể chất như một kích thích an toàn, có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp đỡ những bệnh nhân bị rối loạn lo âu và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD)—những tình trạng liên quan đến sự thiếu hụt trong việc học hỏi an toàn hoặc không kìm chế được các phản ứng sợ hãi trước sự hiện diện của những tín hiệu an toàn.

Chẳng hạn, một điểm hạn chế của nhiều phương pháp điều trị, như liệu pháp tiếp xúc (exposure therapy)—liên quan đến việc phải đối mặt với kích thích gây sợ hãi hoặc né tránh—có tỷ lệ tái phát tương đối cao. Nói cách khác, sợ hãi và lo âu thường quay lại sau khi người đó đạt được tiến bộ ban đầu.

Vì các kích thích an toàn dự bị có tác dụng ức chế lâu dài nên chúng có thể khắc phục được những hạn chế này của liệu pháp tiếp xúc và các phương pháp điều trị tâm lý khác đối với chứng rối loạn lo âu và PTSD.

Dĩ nhiên, cảm giác dễ chịu của sự ấm áp cũng làm cho việc điều trị và tiếp xúc với những đối tượng và tình huống gây sợ hãi trở nên bớt khó chịu hơn.

Tác giả: Arash Emamzadeh theo học Đại học British Columbia ở Canada, nơi anh nghiên cứu về di truyền học và tâm lý học. Anh cũng tốt nghiệp ngành tâm lý học lâm sàng và tâm lý học thần kinh tại Mỹ. Arash có một blog cá nhân về tâm lý học và một blog chuyên viết về nỗi sợ và lo âu.  

Nguồn

https://www.psychologytoday.com/us/blog/finding-new-home/202204/if-you-feel-alone-and-afraid-warm-your-hands

menu
menu