Nếu tôi hoàn hảo, tôi sẽ quan trọng với người khác chứ?

neu-toi-hoan-hao-toi-se-quan-trong-voi-nguoi-khac-chu

Chúng ta đều cần cảm thấy được yêu thương, có ý nghĩa và có quan trọng.

Chúng ta đều cần cảm thấy được yêu thương, có ý nghĩa và có quan trọng. Cảm giác mình quan trọng là một nhu cầu chung của con người. Quan trọng đối với người khác là cảm giác được nhìn thấy, lắng nghe, thấu hiểu, và trân trọng với mỗi điều chúng ta làm hay nói. Quan trọng là cảm giác người khác chú ý đến, dựa vào, hứng thú với, để tâm đến điều ta nghĩ và làm, và quan tâm đến số phận của ta. Chúng ta đều có một ham muốn mạnh mẽ là được công nhận và trân trọng. Thực vậy, quan trọng với người khác là nền tảng để xây dựng lên một con người khoẻ mạnh và kiên cường, đồng thời có ý nghĩa quan trọng để chống lại thất bại và khó khăn. Và, có giá trị đối với người khác là điều kiện cần để có một cuộc sống có ý nghĩa.

Các nhà nghiên cứu cũng đã bắt đầu nghiên cứu suy nghĩ về cảm giác không quan trọng. Khác biệt cơ bản giữa không quan trọng với mức độ quan trọng thấp là nó bao gồm cảm giác không có ý nghĩa với người khác và bị họ cho “ra rìa.” Không quan trọng bao hàm cảm giác không có tầm quan trọng, vô hình và không liên quan. Cảm giác bản thân không quan trọng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm suy giảm lòng tự tôn và gia tăng nguy cơ mắc lo âu và trầm cảm. Ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là hoài nghi rằng sự tồn tại của bản thân có giá trị nào không.

Những người có chịu tác động mạnh bởi cảm giác không quan trọng sẽ dễ có khả năng hướng đến khái quát hoá quá mức và bi quan hóa những suy nghĩ của mình để cho rằng bản thân không hề quan trọng và cũng sẽ vẫn như vậy trong tương lai. Họ thậm chí có thể cho rằng mình không có giá trị đối với chính bản thân. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu đang ngày càng quan tâm đến việc xét các đặc điểm tính cách có thể ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về quan trọng và không quan trọng. Một đặc điểm trong đó chính là chủ nghĩa hoàn hảo.

Chủ nghĩa hoàn hảo bao gồm đặt ra những tiêu chuẩn không hợp lý và tự chỉ trích bản thân nặng nề. Lâu nay, chủ nghĩa hoàn hảo đã có liên hệ với những bệnh tâm lý như lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống, và ý nghĩ tự sát. Một lý do tại sao chủ nghĩa hoàn hảo có thể dẫn đến bệnh lý là do nhu cầu cảm thấy bản thân quan trọng không được thỏa mãn. Điều này là do bản chất của chủ nghĩa hoàn hảo là một mong muốn liên quan đến nhiều cá thể: được yêu thương, kết nối và ham muốn sâu sắc về cảm giác quan trọng.

Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo khao khát đạt được kỳ vọng của người khác vì tin rằng chỉ khi đáp ứng được điều đó, họ mới có giá trị và có ý nghĩa với những người quan trọng với họ. Nhưng, sự nhạy cảm và nỗi sợ cực độ về những đánh giá xã hội tiêu cực – đặc trưng của người theo chủ nghĩa hoàn hảo – thường khiến họ cảm thấy người khác không hài lòng và chỉ trích mình. Cũng như vậy, tiêu chuẩn của người khác được cho là không thể thực hiện được và khó nắm bắt. Kết quả là, những người cầu toàn có thể tự tạo ra cảm giác mình không quan trọng vì cho rằng không thể làm vừa lòng người khác. Khao khát được cảm thấy quan trọng có thể trở nên mạnh mẽ hơn khi không được đáp ứng, và cứ như thế, nhiều người sẽ tiếp tục cố gắng không ngừng nghỉ để bù đắp cho cảm giác tự ti. 

Khi người cầu toàn không có được sự ủng hộ và yêu quý từ người khác và nghĩ rằng mình thật kém cỏi trong mắt của những người khác, họ có khả năng sẽ nội tâm hoá cảm giác này thành một mặt khiếm khuyết của bản thân. Những suy nghĩ tiêu cực không dứt này gây ra cảm giác bất lực và vô vọng, điều này có thể sẽ bi quan hoá suy nghĩ của họ đến mức khiến họ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ quan trọng với ai, tạo ra một cách nhìn chán nản, ảm đạm và vô nghĩa về cuộc sống. Người cầu toàn sẽ cứ xoáy mãi vào niềm tin rằng mình không quan trọng và có thể cuối cùng sẽ phải chịu những hậu quả đáng buồn, bao gồm các dấu hiệu trầm cảm và ý định tự tử.

May mắn là có một số cách mà chúng ta có thể tạo nên cảm giác quan trọng cho người khác và cho cả bản thân:

  1. Tập trung vào điều quan trọng nhất, đặc biệt là nhóm người cầu toàn: họ nên cố gắng xây dựng những mối quan hệ có ý nghĩa và chân thành với người khác mà không phụ thuộc vào thành tựu và việc đạt được kỳ vọng của người khác. Chúng ta phải nhận ra rằng cuộc đời của chúng ta không được đánh giá bởi những gì mình đạt được mà là ảnh hưởng của bản thân lên người khác.
  2. Chủ động quan tâm, công nhận, lắng nghe và cho người khác thấy rằng họ có quan trọng. Cũng có thể họ sẽ đáp lại những hành động này và cho bạn thấy rằng bạn quan trọng.
  3. Tham gia vào cuộc sống của những người khác. Hãy giao tiếp, tỏ ra tốt bụng, và làm cho người khác cảm thấy họ có giá trị và được trân trọng. Bằng cách đó, chúng ta sẽ tạo ra một cuộc sống có ý nghĩa và chắc chắn là hoàn toàn đáng để sống.

Nguồn: If I Am Perfect, Will I Matter?

Dịch: Topaz -- Nguồn: Acrazymind.vn 

menu
menu