Nhà là nơi bao bọc vậy mà nhà cũng là nơi khiến đứa trẻ nội tâm của tôi bị tổn thương

nha-la-noi-bao-boc-vay-ma-nha-cung-la-noi-khien-dua-tre-noi-tam-cua-toi-bi-ton-thuong

Trẻ em như những trang giấy trắng và cha mẹ, người nuôi nấng là những người đầu tiên viết lên trang giấy đó. Việc thiếu hiểu biết trong cách nuôi dạy hay những sự kiện tiêu cực sẽ kìm hãm sự phát triển tự nhiên của “đứa trẻ” nội tâm và gây ra tổn thương

Trẻ em như những trang giấy trắng và cha mẹ, người nuôi nấng là những người đầu tiên viết lên trang giấy đó. Việc thiếu hiểu biết trong cách nuôi dạy hay những sự kiện tiêu cực sẽ kìm hãm sự phát triển tự nhiên của “đứa trẻ” nội tâm và gây ra tổn thương cho chúng.

Nếu bạn có cha mẹ chưa trưởng thành trong cảm xúc, có lẽ bạn luôn chịu kỳ vọng là phải ưu tiên họ hàng đầu, phải thuận theo sự kiểm soát và ý nguyện của họ. Việc nuôi dưỡng tâm hồn và thành thật với bản thân không phải những điều mà các bậc cha mẹ như vậy thường dạy con mình. 

Những tổn thương và méo mó trong một số cha mẹ khiến họ không thể dạy con cái cách nhận diện và tìm ra giải pháp đúng đắn cho chúng trong từng hoàn cảnh. Quá khứ họ đã từng đau đớn nhưng không hề nhận ra nguyên nhân và sau đó lặp lại điều đó với chính con mình.

Khi lớn lên trong một gia đình có cha mẹ chưa trưởng thành về cảm xúc, việc bạn có quan điểm khác với cha mẹ hoặc đặt ra giới hạn riêng thường bị coi là biểu hiện của tính ích kỷ. Bạn chỉ được dạy rằng sự hy sinh mới là minh chứng cho lòng thành và tình yêu, còn việc nghĩ cho bản thân đồng nghĩa với “bỏ rơi người khác”. Có lẽ bạn cũng được dạy rằng những thử thách trong đời là vô lý, bất công, nhiều khả năng sẽ đánh gục bạn và bạn nên sợ hãi trước những điều không thể kiểm soát. 

“Đứa trẻ” nội tâm chính là bản chất chân thực, tinh khôi của mỗi con người. 

Khi một người trải qua một tuổi thơ không mấy vui vẻ, những nỗi đau thuở bé sẽ giống như lớp vỏ trong cùng của củ hành. Lớp vỏ ấy bị trầy xước bởi những định kiến lâu đời của cộng đồng, những mô thức hành xử sai lệch của gia đình, xã hội hay những tổn thương giấu kín. Thời gian trôi đi, củ hành lớn lên và được bọc thêm nhiều lớp vỏ khác, nhưng vết thương cũ thì vẫn ở đó.

Bởi vì được che chắn qua nhiều “lớp áo” nên chúng ta thường không nhận thức được sự tồn tại của những nỗi đau thầm kín. Từ đó, ta vô tình “cưu mang” những nỗi đau ấy và tạo điều kiện cho chúng “ăn sâu” vào tâm hồn mình.

Nếu bạn luôn ưu tiên người khác trong quá trình trưởng thành, kết cục là bạn sinh ra chỉ để làm người khác hài lòng thay vì có thể thỏa nguyện những mong muốn chính đáng của bản thân. Bạn cần học cách trở thành người hùng và người bảo vệ của chính bạn, trân trọng và ủng hộ con người bên trong bạn. 

“Hãy ôm đứa bé vào lòng với tất cả sự trìu mến và hứa rằng từ nay trở đi sẽ không bao giờ phụ bạc, bỏ rơi bé nữa.” (Thiền sư Thích Nhất Hạnh)

Tác giả của “Chữa lành đứa trẻ nội tâm” là Lindsay Gibson. Bà là tiến sĩ tâm lý học, nhà tâm lý học lâm sàng hành nghề tư nhân với chuyên môn trị liệu tâm lý cá nhân cho con cái thành niên của cha mẹ chưa trưởng thành trong cảm xúc. Bà là tác giả của các sách “Những đứa con thành niên của cha mẹ chưa trưởng thành trong cảm xúc” và “Con người bạn muốn trở thành” đồng thời đảm nhận chuyên mục về sức khỏe cho tạp chí Tidewater Woman.

Bà sẽ hướng dẫn bạn tái tạo đứa trẻ nội tâm từng bị nuôi nấng sai cách một cách tỉ mỉ và tràn đầy yêu thương. Mong rằng tâm trí bạn sẽ lóe lên những nhận thức quý báu khi đọc từng mục trong đó và thầm nghĩ: “Ồ, hóa ra mình cũng như thế!”

“Chữa lành đứa trẻ nội tâm” sẽ truyền cảm hứng về niềm hy vọng và lòng dũng cảm tới bạn.

Với những chỉ dẫn từ cuốn sách này, hãy bắt đầu hành trình chữa lành bằng việc chăm sóc bản thân thật tốt để có thể nuôi dưỡng và đạt được sự tự tin. Mối quan hệ duy nhất, ở lại cho đến cuối đời chính là mối quan hệ bạn tự tạo ra với chính mình.

----

Chữa lành đứa trẻ nội tâm - Tự chăm sóc bản thân khi cha mẹ chưa làm được điều đó:

Thông tin cuốn sách: https://shope.ee/4fSbK1K1Fl

 

menu
menu