Quan điểm Satir và bốn kiểu người thường gặp trong các mối quan hệ hiện đại
Satir nói rằng những người có lòng tự trọng thấp thường giao tiếp theo cách giấu đi nỗi sợ những gì bản thân nói sẽ bị từ chối.
Virginia Satir - là một tác giả và nhà trị liệu tâm lý người Mỹ , được công nhận về phương pháp tiếp cận liệu pháp gia đình . Công việc tiên phong của bà trong lĩnh vực trị liệu tái thiết gia đình đã vinh danh bà với danh hiệu "Bà mẹ Trị liệu Gia đình". Khái niệm cốt lõi của Virginia Satir là “lòng tự trọng (self-esteem)” do cha đẻ của ngành tâm lý học ở Mỹ - William James đưa ra. Satir thấy rằng, để thoát khỏi các vấn đề trong mối quan hệ và giải quyết xung đột ấy, ta cần thay đổi lòng tự trọng.
Satir nói rằng những người có lòng tự trọng thấp thường giao tiếp theo cách giấu đi nỗi sợ những gì bản thân nói sẽ bị từ chối. Ba yếu tố quan trọng nhất lúc này là “bản thân (self)”, “người khác (other)”, và “bối cảnh (context)”.
(Tư liệu trích trong cuốn sách “Tâm Lý Học Mối Quan Hệ - Choi Kwang Hyun)
Trong đó, “Bản thân” là tính tự chủ và giá trị bản thân. “Người khác” là đồng nhất những điểm khác biệt hay tương đồng với tình huống khác. Còn “bối cảnh” là tìm hiểu bố mẹ và điều kiện, môi trường xung quanh. Satir giải thích rằng khi ta giao tiếp, lòng tự trọng được tác động bởi ba yếu tố là bản thân, bối cảnh và người khác. Và bà đã mô tả về loại hình được bộc lộ khi yếu tố nào đó trong ba yếu tố này bị vấy bẩn.
-
XOA DỊU (PLACATING)
Biểu hiện: Kiểu người này thường cầu xin sự tha thứ, nài nỉ, biện minh, phụ thuộc, vui vẻ hoặc tốt bụng quá mức.
Cơ chế: Hình thái này được sinh ra do phần “bản thân” bị vấy bẩn. Cảm xúc bị kiềm chế, sự bực bội bị đè nén và có rất nhiều tổn thương, lo lắng.
Hệ quả: Những người giao tiếp kiểu xoa dịu rất nhạy cảm và quan tâm đến người khác, nên điều này có thể trở thành nguồn lực tuyệt vời cho công việc.
-
ĐỔ LỖI (BLAMING)
Biểu hiện: Khi giao tiếp, kiểu này thường hay phê phán, chỉ trích, quát mắng hoặc tỏ vẻ giận dữ, hăm dọa, ra lệnh, muốn chi phối và hay tìm điểm yếu của đối phương.
Cơ chế: Hình thái được sinh ra do yếu tố “Người khác” trong ba yếu tố của lòng tự trọng bị vấy bẩn. Đổ lỗi sử dụng phương thức giao tiếp mang tính công kích và phá hoại.
Hệ quả: Kiểu giao tiếp này có nguồn lực là chính kiến cá nhân mạnh mẽ và năng lượng dồi dào. Vì vậy, những người kiểu này thường trở thành người lãnh đạo.
-
LÝ TRÍ (SUPER-REASONABLE)
Biểu hiện: Những người kiểu này lạnh lùng, có thái độ cứng nhắc, cộc cằn, thường trưng vẻ mặt nghiêm trọng, bề trên và hay thích đưa ra lời khuyên. Họ ăn nói logic, khách quan, nhưng hơi dài dòng và sử dụng những từ khó. Trong cuộc sống hằng ngày, họ bị ám ảnh bởi tư duy kiểu nguyên tắc, trừu tượng và không thể hiện cảm xúc cá nhân.
(Ảnh: Pinterest)
Cơ chế: Kiểu lý trí nhìn bề ngoài có vẻ cực kỳ lý trí, nhưng thực tế sâu bên trong, họ rất nhạy cảm. Quan sát lòng tự trọng của những người kiểu lý trí, chúng ta sẽ thấy phần bản thân của họ bị vấy bẩn.
Hệ quả: Kiểu người thuộc nhóm này thường cảm thấy cô đơn, cô độc và sợ bị mất kiểm soát. Tuy nhiên, những người giao tiếp kiểu lý trí như thế này cũng có nguồn lực. Đó là sự thông minh tuyệt vời. Hơn nữa, họ còn có khả năng tập trung cao độ và năng lực giải quyết vấn đề với sự lý trí điềm tĩnh.
-
KHÔNG THÍCH HỢP (IRRELEVANT)
(Ảnh: Pinterest)
Biểu hiện: Họ mới liên tục nói đùa và kể những câu chuyện vô nghĩa. Khi một điều nghiêm trọng nào đó xuất hiện, họ phân tán sự chú ý bằng cách chen ngang.
Cơ chế: Kiểu không thích hợp cũng gần như không thể hiện cảm xúc thực sự của bản thân, nhưng họ rất nhạy cảm. Sâu bên trong họ rất cô đơn và lạc loài. Họ luôn cảm thấy trống rỗng, cực kỳ lo lắng, bất an và lòng đầy sợ hãi. Thế nhưng bất ngờ là với lòng tự trọng của kiểu không thích hợp, cả ba yếu tố là bản thân, người khác, bối cảnh đều bị vấy bẩn.
Hệ quả: Những người này thường thiếu tập trung và tránh né, nhưng nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy họ không bao giờ bộc lộ cảm xúc của bản thân.
KẾT LUẬN
Bốn kiểu giao tiếp rối loạn chức năng tương ứng với bốn kiểu loại người được phân loại theo kiểu giao tiếp sử dụng khi rơi vào khủng hoảng, không phải là giao tiếp trong đời sống hằng ngày. Để nâng cao được lòng tự trọng của bản thân chúng ta cần nhìn rõ hình thái mà bản thân đang vướng mắc phải để từ đó xóa bỏ khuôn mẫu giao tiếp hiện tại và có sự giao tiếp lành mạnh hơn.
(Thông tin được trích dẫn từ cuốn sách “Tâm lý học mối quan hệ” – Tác giả Choi Kwanghyun)
TÌM HIỂU THÊM THÔNG TIN VỀ SÁCH TẠI: https://tinyurl.com/tamlyhocmoiquanhe-tiki