Sợ Hạnh Phúc - Hội Chứng Khiến Bạn Đánh Rơi Niềm Vui Mỗi Ngày

so-hanh-phuc-hoi-chung-khien-ban-danh-roi-niem-vui-moi-ngay

Bởi vì ai trong chúng ta cũng đều muốn được hạnh phúc, chúng ta cho rằng đón nhận những niềm vui của cuộc đời sẽ là một quá trình tự động, giản đơn và vô ưu.

Bởi vì ai trong chúng ta cũng đều muốn được hạnh phúc, chúng ta cho rằng đón nhận những niềm vui của cuộc đời sẽ là một quá trình tự động, giản đơn và vô ưu. Nhưng với rất nhiều người, dù có mong mỏi hạnh phúc đến nhường nào, cơ hội để thật sự yên vui cũng đồng nghĩa với nỗi lo sợ và sự bất ổn sâu sắc. Dường như chúng ta thường ưa chuộng phiền lo và buồn rầu, hơn là dấn thân vào mạo hiểm, nắm lấy những cơ hội mang đến tích cực cho bản thân. Có lẽ trong chúng ta, thật trái khuấy làm sao, chẳng là gì khác ngoài nỗi sợ hạnh phúc.

Như một quy luật của tự nhiên, nỗi sợ của chúng ta bắt nguồn từ thơ ấu, khi mà những chuyện dưới đây có lẽ đã xảy ra. Một người mà ta yêu mến, hoặc có lẽ ngưỡng mộ chẳng hạn, gặp phải bất hạnh. Nỗi đau của họ ảnh hưởng sâu sắc đến chúng ta và khiến ta xem hạnh phúc là một mối nguy hại, như một cách gợi nhớ đến họ. Để được hạnh phúc, theo cái cách mà khiến bản thân bị tổn thương, chính là đánh mất đi lòng chung thuỷ. Bề ngoài, họ có thể khuyến khích chúng ta lên đường phiêu lưu, chớp lấy hạnh phúc cho chính mình, nhưng một phần sâu thẳm trong chúng ta lại ước được ở lại cùng họ dưới mái nhà của sự đau khổ. Không hề nhận ra hành động của mình nên chúng ta luôn chắc chắn rằng mình có một công việc khiêm tốn, chúng ta không bao giờ có cơ hội tiến xa hơn, hay từ chối tình cảm của ai đó vì họ, người ta xem trọng khi bé cũng từng bị như thế. Hoặc có thể là, một người mà chúng ta thân thiết lại ghen ghét, hạ thấp những thành tựu của chúng ta chỉ để giấu đi lòng đố ky của họ. Ta học được rằng sự u ám đi với an toàn và hân hoan đồng nghĩa với hiểm nguy. Hơn thế nữa, ta cũng có thể lớn lên mà không có một hình mẫu rõ ràng của hạnh phúc. Ta lớn lên trong một môi trường mà ở đó, lo âu và hoảng sợ là thường xuyên, nơi mà thật dễ dàng để mường tượng ra một tai nạn máy bay, còi xe cảnh sát kêu vang, kinh tế sụp đổ và đốm tàn nhan vô hại di căn thành ung thư. Ta có thể có đủ nhận thức để xem xét tương lai theo một hướng khác, nhưng sự thư thái thật sự không hề quen thuộc ở nơi đây. Tới mức này, chúng ta lại thêm một vỏ bọc để bảo vệ mình: hạnh phúc là dành cho những kẻ ngây ngô, để thấu hiểu được thế giới này, ta phải nhìn nó dưới gọng kính của sự buồn bã.

Tất cả những điều trên biến thành một tiếng còi báo động ảm đạm, chói tai mỗi khi ta nghĩ đến hạnh phúc. Chúng ta rơi vào hoảng loạn trong khi tận hưởng kỳ nghỉ, được tự do tài chính hay bên cạnh bạn bè, bên người ta yêu. Các giác quan đã quá quen thuộc với chế độ sợ hãi đến mức, chúng không thể nào yên được ngay cả khi chuông báo động đã ngừng lên tiếng.

Để trở về trạng thái cân bằng hơn, chúng ta cho rằng mình có nghĩa vụ huỷ hoại những thứ tạo nên niềm vui. Chúng ta bắt đầu làm việc vào ngày nghỉ và mau chóng phát hiện ra những thứ đáng bận tâm nơi công sở. Hoặc chúng ta cố gắng hết sức để thuyết phục người yêu rằng ta không xứng đáng có được tình cảm ấy, nói thẳng thắn với họ hay (nếu họ thực sự không hiểu được) đi ngoại tình. Chúng ta vốn đã quen bị bỏ rơi.

Để thích nghi với niềm vui sướng ấy, chúng ta cần trở về quá khứ và bỏ qua cách mà ta đã từng sử dụng nỗi lo âu như một cơ chế phòng vệ, bảo vệ chúng ta trước những mối nguy mà khi đó chúng ta còn quá non nớt và dễ dàng bị hoảng loạn mà chẳng dám lên tiếng.

Những kẻ cuồng lo âu chỉ biết âu lo, lo về “tất cả mọi thứ” bởi vì họ không thể quan tâm một cách thích hợp, và mãi níu kéo những điều đã thuộc về quá khứ. Nỗi sợ thuộc về một thời điểm xa thật xa, được chia nhỏ ra qua hàng trăm sự kiện của hiện tại (từ việc làm đến danh tiếng, tiền bạc đến nhà cửa), bởi vì nguồn gốc thật sự của nó là thế nào, ta không thể nào biết được.

Chúng ta sử dụng những vụn vặt âu lo thường nhật như một tấm vé thông hành cho nỗi ám ảnh lặng im: nhục nhã, tủi hổ, cho rằng mình không quan trọng, bị bỏ rơi hoặc bạo hành. Chúng ta không nên mỉa mai, cười cợt rằng những kẻ lo âu nên “đi mà lo chuyện khác đi”, mà nên nhận ra rằng nỗi kinh sợ mà họ chôn giấu sâu trong tiềm thức đang dẫn đến sự khiếp đảm tiếp diễn trong hiện tại mong manh của họ.

Điều những kẻ lo âu chúng ta cần không phải là sự chế giễu mà chính là một người đồng hành tinh tế để hỗ trợ ta, cho ta dũng khí mà mình cần để dám đối mặt với quá khứ. Nỗi kinh hoàng kia chính là biểu hiện của một nỗi buồn xưa cũ, cái mà chúng ta cứ bám lấy mà chẳng gì từ bên ngoài có thể giải đáp sự khiếp sợ trong thâm tâm.

Ta cũng cần phải nói thêm rằng, hiện tại vẫn có những thứ đáng bận tâm, nhưng nó không nhiều như những kẻ cuồng lo âu nghĩ. Ngoài ra, ta có thể làm quen với những điều đáng lo với tính kiên cường, sử dụng cảm tính của đứa trẻ trong mỗi chúng ta để có thêm sức mạnh và khả năng sống sót. Những kẻ cuồng lo âu nên học cách chia sẻ cảm xúc tiêu cực của mình với một người biết thấu hiểu và bỏ lại một quá khứ bị lãng quên đầy đau buồn của mình.

Hạnh phúc, không có gì tham lam hay ngờ nghệch về nó cả. Thoả mãn với những điều tốt đẹp mình có được chính là một thành tựu to lớn về mặt tâm lý: nó cho ta thấy một sự trưởng thành sâu sắc để mỉm cười khúc khích, để đùa vui với một đứa bé, tận hưởng quả ngọt, tắm nắng, thi thoảng kết thúc công việc sớm hơn mọi ngày để nhấm nháp một que kem và ngắm nhìn thiên nhiên. Đau buồn là điều hiển nhiên; luôn có hàng ngàn lý do để thất vọng. Sợ hãi cũng là một thứ giữ cho ta an toàn; nếu nắm chặt thanh kiếm, có lẽ ta sẽ giành được lợi thế đầy tính sống còn trong tay mình. Nhưng nếu là một người anh hùng thực sự, ta sẽ đặt vũ khí xuống, thả lỏng mình cho cơn bão sắp đến, chống chọi lại nỗi kinh hoàng ăn sâu vào thân thể năm này qua tháng nọ và với sự ngạc nhiên, tin rằng, vào lần đầu tiên, không có gì đáng phải lo lắng cả.

Hạnh phúc, không có gì tham lam hay ngờ nghệch về nó cả. Thoả mãn với những điều tốt đẹp mình có được chính là một thành tựu to lớn về mặt tâm lý: nó cho ta thấy một sự trưởng thành sâu sắc để mỉm cười khúc khích, để đùa vui với một đứa bé, tận hưởng quả ngọt, tắm nắng, thi thoảng kết thúc công việc sớm hơn mọi ngày để nhấm nháp một que kem và ngắm nhìn thiên nhiên. Đau buồn là điều hiển nhiên; luôn có hàng ngàn lý do để thất vọng. Sợ hãi cũng là một thứ giữ cho ta an toàn; nếu nắm chặt thanh kiếm, có lẽ ta sẽ giành được lợi thế đầy tính sống còn trong tay mình. Nhưng nếu là một người anh hùng thực sự, ta sẽ đặt vũ khí xuống, thả lỏng mình cho cơn bão sắp đến, chống chọi lại nỗi kinh hoàng ăn sâu vào thân thể năm này qua tháng nọ và với sự ngạc nhiên, tin rằng, vào lần đầu tiên, không có gì đáng phải lo lắng cả.

Dịch: Mai Nhi

Biên tập: Hương

Nguồn: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/the-fear-of-happiness/

Nguồn: A Crazy Mind - Ybox.vn

menu
menu