Sức bật trong nghịch cảnh
Nietzsche cho rằng ai ai cũng đi tìm quyền lực, dù ta có không nhận ra điều đó.
Nietzsche cho rằng ai ai cũng đi tìm quyền lực, dù ta có không nhận ra điều đó. Bạn cho ai vay tiền là bạn biết mình có gì hơn họ. Bố không được người đời coi trọng, nên về nhà lại càng gia trưởng hơn. "Chúng nó không nghe tôi, thì bà với con lại càng phải vâng lời".
Nhưng đây là điểm khác biệt then chốt. Kẻ yếu muốn thể hiện sức mạnh ở mọi nơi, trong khi kẻ mạnh biết rằng mình chỉ cần mạnh ở vài chỗ. Kẻ yếu muốn thắng mọi lúc, mọi nơi, kể cả cãi thắng bố mẹ, nói thắng người yêu, hay tranh cãi thắng một kẻ vô danh trên mạng. Khao khát "hơn người" khiến hắn tập trung sức mạnh vào cả những chuyện tầm thường, vô nghĩa, và vô giá trị.
Tôi biết rõ trong mình cũng có "ý chí quyền lực" đó. Bố nói ngang tai, tôi lập tức muốn cãi lại. Cô ấy nói vô lý, tôi lao vào cãi lý. Nhưng chỉ kẻ yếu mới muốn thắng mọi cuộc chiến, còn kẻ mạnh biết cần làm vua trong vài mặt trận. Với những chuyện không đâu, ta nhận thua, nhận sai, nhận ngốc cũng được, thay vì lại gồng lên đi chứng tỏ bản thân.
Và nhờ thế mà tôi cũng thấy mình dịu dàng hơn với thế giới. Tôi biết "phức cảm tự ti" hoạt động trong mình, nên mình bị 'động lực phải chiến thắng mọi thứ của kẻ yếu' điều khiển. Nhưng nếu muốn khôn ngoan hơn? Hãy chọn một vài nơi để mình thể hiện sức mạnh của mình là đủ.
Để tìm ra sức mạnh tâm lý của mình, mời bạn tham gia khóa học SỨC BẬT TRONG NGHỊCH CẢNH, thông tin chi tiết tại:
https://www.daihoctuhoc.com/suc-bat-trong-nghich-canh
Ảnh minh họa: @Brian Rea/Nytimes