Sức mạnh của sự khiêm tốn

suc-manh-cua-su-khiem-ton

Trong xã hội cạnh tranh, thành tích được ưu tiên nhưng nhiều người ám ảnh thành công cá nhân nên đã phá vỡ quy tắc và không từ thủ đoạn để đạt được mục đích.

Trong xã hội cạnh tranh, thành tích được ưu tiên nhưng nhiều người ám ảnh thành công cá nhân nên đã phá vỡ quy tắc và không từ thủ đoạn để đạt được mục đích.

Theo bác sĩ tâm thần Dimitrios Tsatiris (Mỹ), môi trường văn hóa hiện tại khiến nhiều người khó tránh khỏi "cái bẫy thành công". Ông cho rằng chúng ta đang nhầm lẫn giữa giá trị bản thân với thành tích; lý tưởng hóa mọi người khi thành tích của họ mang tới danh tiếng và tài sản và coi họ như siêu nhân mà quên họ cũng có khuyết điểm như mình.

Tuy nhiên, khiêm tốn lành mạnh có thể giúp ta nhận ra thành công cá nhân phải xếp sau các yếu tố khác như tính chính trực, trung thực.

Khiêm tốn là chấp nhận bạn không tốt hơn hay tệ hơn bất kỳ ai. Bạn không xứng đáng thành công hơn bất kỳ ai. Bạn chỉ là phàm nhân, một trong số hơn 100 tỷ người từng bước đi trên hành tinh này. Chúng ta cũng sẽ chết và bị lãng quên.

Trong xã hội hiện đại, khiêm tốn là đức tính đang chết dần vì bị hiểu sai là yếu đuối, mong manh. Nó trái ngược với các lý tưởng văn hóa phương Tây về chủ nghĩa cá nhân. Sự sụp đổ của nó đáng tiếc bởi khiêm tốn đi kèm với nhiều lợi ích.

Ở cấp độ cá nhân, khiêm tốn có tác động tích cực đến sự tự nhận thức. Những người khiêm tốn chấp nhận rằng họ có những điểm yếu và tìm cách cải thiện. Họ cởi mở để nhận phản hồi từ người khác. Họ tránh cái bẫy của sự tự tin thái quá làm lu mờ khả năng phán đoán và ra quyết định.

Ảnh minh họa: Kyle Johnson/Unsplash

 

Tính khiêm tốn có thể giúp bạn giữ vững lập trường và tránh những dao động thất thường giữa lòng tự ái và sự xấu hổ. Không giống như những người ái kỷ (tự yêu mình), những người khiêm tốn không mang trong mình cảm giác có quyền hoặc coi mình hơn bất kỳ ai khác.

Ở cấp độ giữa các cá nhân, sự khiêm tốn củng cố các mối quan hệ xã hội. Những người khiêm tốn nhanh chóng nhận trách nhiệm và xin lỗi về lỗi lầm của mình. Lời xin lỗi chất lượng cao cực kỳ hiệu quả trong việc giảm xung đột và hàn gắn các mối quan hệ.

Dưới đây là bốn bước giúp bạn trau dồi đức tính này.

Mời phản hồi

Bước đầu tiên là chấp nhận bạn có thành kiến và điểm yếu. Mời mọi người phản biện lại quan điểm của bạn là cách để mở mang và nâng cao hiểu biết.

Dành chút thời gian để lắng nghe phản hồi bằng sự tò mò. Khi ai đó phản hồi, hãy tìm cách để hiểu thay vì bảo vệ quan điểm của mình theo phản xạ.

Học hỏi từ người khác

Bất kể trình độ học vấn hay trí thông minh của bạn, luôn có điều mới mẻ để học hỏi từ người khác. Các nguồn giúp bạn học tập tốt nhất là những người có nền tảng giáo dục, kinh tế xã hội và văn hóa khác nhau.

Là bác sĩ tâm thần Dimitrios Tsatiris cho biết, ông học được nhiều bài học quan trọng từ bệnh nhân của mình. Nguồn gốc đa dạng và những câu chuyện cuộc đời độc đáo của họ cung cấp vô số kiến thức và sự khôn ngoan mà bất kỳ chương trình y khoa hay sách giáo khoa nào có được.

Nhận ra sự giúp đỡ của người khác

Bạn sẽ không thành công nếu không được hỗ trợ của một người khác trong suốt chặng đường.

Bạn nên phát triển thói quen quan sát và nhận thức ra mức độ đóng góp của người khác cho mục đích chung. Đó có thể là thư ký văn phòng đang trả lời vô số cuộc điện thoại, một đồng nghiệp nỗ lực hết mình trong một dự án hoặc người gác cổng giữ cho cơ quan an toàn. Hãy thể hiện sự trân trọng của bạn cho những đóng góp của họ.

Theo đuổi thành công vì những lý do đúng đắn

Đừng bất chấp đeo đuổi danh vọng và tiền tài. Những biện pháp thành công hời hợt cuối cùng sẽ khiến bạn trống rỗng và theo đuổi không có hồi kết. Những người như vậy cũng gheo mầm ghen tị vào người khác, khiến họ bắt chước để đến một cái đích đáng thất vọng.

Hãy nghĩ đến thành tựu tạo ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của người khác mà không cần nhận lại bất cứ điều gì. Hãy nuôi dưỡng tinh thần phục vụ, vì đó là điều đúng đắn phải làm.

Tài liệu tham khảo:

https://www.psychologicalscience.org/observer/measuring-humility-and-its-positive-effects

Nhật Minh (Theo psychologytoday)

menu
menu