Tại sao các nạn nhân bị cưỡng hiếp lại dễ mang thai?

tai-sao-cac-nan-nhan-bi-cuong-hiep-lai-de-mang-thai

Không giống như gà, người phụ nữ không có cơ chế bảo vệ trước tinh trùng của kẻ cưỡng hiếp.

Người đại diện Todd Akin của Missouri đã phạm phải hai lỗi khi anh nói về kết quả mang thai sau cưỡng hiếp gần đây…“Với những gì tôi hiểu được từ các bác sĩ, việc này rất hiếm gặp. Nếu là một vụ cưỡng hiếp chính thống, cơ thể người phụ nữ sẽ có những cách để ngăn chặn điều đó.”

Lỗi đầu tiên của anh ta là về phương diện ngôn ngữ. Cụm “cưỡng hiếp chính thống” là một phép nghịch hợp. “Cưỡng hiếp chính thống” không hề tồn tại. Hết chuyện.

Lỗi thứ hai là anh ta đã tin những “bác sĩ” đã gieo rắc cho anh ta cái ý nghĩ cơ thể người phụ nữ có thể “ngăn chặn sự việc”. (Theo như L. A. Times, người “bác sĩ” là Jack C. Wilke, một bác sĩ xuất chúng chống lại việc nạo phá thai và là cựu chủ tịch của Ủy ban Quốc gia về Quyền sống – National Right To Life Committee.)

Nhưng có chứng cứ để ủng hộ nhận định này không? Dù sao thì ở một vài loài, giống cái thực sự có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi tinh trùng không mong muốn. Ví dụ như gà. Các nhà nghiên cứu của Đại học Sheffield nghiên cứu hiện tượng này trên một đàn gà thả rong. Các nhà khoa học nhận ra rằng đa số quá trình giao hợp của gà trống và gà mái đều là ép buộc. (Tôi không lấy làm ngạc nhiên; tôi đã từng nuôi gà.) Thế nhưng tôi lại ngạc nhiên khi biết khả năng tống khứ tinh trùng khỏi đường sinh sản. Hơn thế nữa, gà mái lại rất kén cá chọn canh trong việc này. Các nhà nghiên cứu cho thấy gà mái thường tống khứ tinh trùng của những “kẻ cưỡng ép giao hợp” cấp thấp hơn là những kẻ cưỡng bức cấp cao trong hệ thống cấp bậc xã hội của gà, những con được cho là có gene tốt hơn. Với loài nhện, việc này được gọi là “vứt bỏ tinh trùng”.

Vậy một cơ chế sinh học chống thụ thai tồn tại trong gà và nhện có thể can thiệp trong khi giao hợp. Có dấu vết nào cho thấy cũng có một cơ chế tương tự hiện diện trong cơ thể người phụ nữ? Ý kiến của Đại diện Akin và tiến sĩ Wilke liệu có đúng?

Không. Trên thực tế, có những dấu vết cho thấy người phụ nữ lại dễ mang thai khi bị cưỡng hiếp hơn là khi làm tình tình nguyện.

Cưỡng Hiếp Dẫn Đến Thụ Thai: Bằng chứng

Bằng chứng cho thấy phụ nữ dễ mang thai hơn khi bị cưỡng hiếp được mô tả ở bài báo này trên tạp chí Human Nature bởi Jonathan và Tiffani Gottschall. Giữa tháng 5 năm 1995 và tháng 5 năm 1996, Viện Tư pháp Quốc gia (National Institute of Justice), Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Xâm hại Quốc gia (National Center for Injury Prevention and Control) và các Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (Centers for Disease Control) cùng nhau tiến hành một cuộc khảo sát qua điện thoại trên 8,000 phụ nữ Mỹ ngẫu nhiên. Một số câu hỏi liên quan đến cưỡng hiếp và việc mang thai sau đó. Bốn trăm lẻ năm người phụ nữ nói rằng họ đã từng bị cưỡng hiếp chính xác một lần. Anh em nhà Gottschall sử dụng dữ liệu này để so sánh với khả năng mang thai thông qua cưỡng hiếp với quan hệ tình dục tình nguyện.

Kết quả

Hai mươi sáu phụ nữ từng bị cưỡng hiếp đã mang thai – tỉ lệ mang thai là 6.42%, rồi tăng lên 8% khi điều chỉnh cho những phương pháp ngừa thai.

Nếu bạn nghĩ tỉ lệ này là thấp, bạn đã sai lầm. Trái ngược với những gì đa số mọi người nghĩ, con người nằm trong số những loài cằn cỗi nhất. Bài báo thường được trích dẫn nhất về chủ đề này là một nghiên cứu mối quan hệ giữa việc mang thai và thời gian giao hợp trong số các phụ nữ đang cố gắng thụ thai và không sử dụng bất kỳ phương pháp ngừa thai nào. Theo lẽ tự nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tỷ lệ mang thai của họ thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Trống số các “chu kỳ thông thường”, khả năng thụ thai của người phụ nữ dao động từ 9% nếu họ quan hệ tình dục vào ngày 13 trong chu kỳ của mình đến 0% khi họ đang hành kinh. Tuy nhiên trong toàn chu kỳ, khả năng một người phụ nữ mang thai sau một lần giao hợp chỉ là 3.1%. Điều này phù hợp với những nghiên cứu khác về khả năng sinh sản của con người.

Nói cho ngắn gọn, phụ nữ dễ thụ thai hơn ít nhất là gấp hai lần sau khi bị cưỡng hiếp hơn là quan hệ tình dục tình nguyện.

Tại Sao Việc Mang Thai Lại Thường Gặp Khi Bị Cưỡng Hiếp?

Tại sao cưỡng hiếp lại dẫn đến khả năng mang thai cao hơn? Điều này là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Anh em nhà Gottschall loại đi một số khả năng. Những khả năng này bao gồm ý kiến cưỡng hiếp gây ra rụng trứng, (giao hợp thực chất có kích thích rụng trứng ở một số loài), kẻ cưỡng hiếp có tinh trùng cường dương hơn, và những kẻ cưỡng hiếp có khả năng đặc biệt có thể nhận ra phụ nữ đang rụng trứng. Họ cũng đưa ra một số phỏng đoán mà họ cho là hợp lý. Đầu tiên là những kẻ cưỡng hiếp nhắm đến những phụ nữ có khả năng sinh sản tốt dựa trên những nhân tố như sắc đẹp và tuổi tác. Thứ hai là phụ nữ trong vô thức đã “đưa ra những dấu hiệu về thời kỳ rụng trứng mà đàn ông có khả năng nhận ra và hiểu được”. Những dấu hiệu giả định này có thể thuộc sinh lý (ví dụ như mùi cơ thể, những thay đổi nhỏ về sắc độ của màu da) hoặc hành vi. Tuy nhiên, hai tác giả cũng thừa nhận là rất ít hoặc không hề có bằng chứng hỗ trợ cho phỏng đoán của họ.

Vậy nên, xin lỗi Đại diện Akin…không có bằng chứng cho rằng cơ thể người phụ nữ có cơ chế phòng ngừa thụ thai khi bị cưỡng hiếp. Nếu có thì có vẻ như phụ nữ bị xâm hại tình dục thường DỄ chứ không phải khó thụ thai hơn.

Có lẽ anh nên chuyển sang gặp một bác sĩ khác.

 

Hồng Phương dịch

Nguồn: PsychologyToday

menu
menu